1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Trung tâm văn hóa - Du lịch của cả nước

20 462 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 693 KB

Nội dung

Trung tâm Văn hoáDu lịch của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam . Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử – không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta. Có thể nói, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Đó là những như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá hàng năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.Trên từng con đường, góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liền với những danh nhân văn hoá - lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật… Trẻ trung và hiện đại, nhưng Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên , là nơi ra báo đầu tiên của cả nước. Sự ra đời và phát triển phong phú của sách, báo, trường đào tạo chuyên ngành, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn hoá, văn học, nghệ thuật… đã tạo cho thành phố này từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hoá. * Để giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn và đầy đủ hơn về văn hoá thành phố chúng tôi, xin mời bạn đến với địa chỉ website: www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn. Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùa mưa nắng, cùng với lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã từng có tiếng vang trên thế giới, và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ. Là cửa ngõ của Đất phương Nam, ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo sông Sài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố còn là cửa ngõ đưa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam như: vùng nước nóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa, vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều loại đặc sản quý hiếm . Kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35% doanh thu du lịch của cả nước. Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố ngập tràn ánh nắng, chói chang trên khắp phố phường, lung linh trên những dòng sông uốn lượn, với những nụ cười và ánh mắt thân thiện của người dân Sài Gòn – thành Phố Hồ Chí Minh, những con người đã làm nên truyền thống vẻ vang của mình với vẻ đẹp của “cốt cách văn hoá phương Nam” : yêu nước, thương nòi; đoàn kết thống nhất, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; coi trọng nhân nghĩa; biết hội nhập văn hoá để phát triển… đã trở thành "Ðiểm đến của thiên niên kỷ mới", thu hút du khách ở khắp mọi miền của Tổ quốc và trên thế giới. * Vào địa chỉ website: www.tourism.hochiminhcity.gov.vn, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thành phố xinh đẹp của chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ lựa chọn được cho mình những chương trình du lịch vừa ý nhất. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2007 17/01/2008 Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2006. Tháng 12 năm 2007 (Lượt người) Cả năm 2007 (Lượt người) So với tháng trước (%) Năm 2007 so với năm 2006 (%) Tổng số 354.000 4.171.564 104,0 116,0 Theo phương tiện Đường không 279.047 3.261.941 105,0 120,7 Đường biển 17.227 224.389 93,3 100,1 Đường bộ 57.726 685.234 103,2 104,3 Theo mục đích Du lịch, nghỉ ngơi 221.991 2.569.150 106,1 124,1 Đi công việc 51.407 643.611 97,4 111,7 Thăm thân nhân 50.857 603.847 103,2 107,6 Các mục đích khác 29.744 354.956 102,6 93,9 Theo thị trường Trung Quốc 43.290 558.719 94,3 108,2 Hồng Kông (TQ) 445 5.864 92,1 139,6 Đài Loan (TQ) 24.364 314.026 94,4 114,3 Nhật Bản 36.367 411.557 108,8 107,2 Hàn Quốc 43.462 475.535 112,9 112,7 Campuchia 11.906 150.655 96,3 97,2 Indonesia 1.898 22.941 101,2 107,63 Lào 2.195 31.374 84,4 92,33 Malaysia 11.953 145.535 100,4 137,8 Philippin 2.488 31.820 95,2 116,3 Singapo 10.160 127.040 97,6 121,0 Thái Lan 13.120 160.747 99,7 129,8 Mỹ 37.462 412.301 112,2 106,9 Canada 8.672 89.084 121,0 120,8 Pháp 14.289 182.501 95,3 137,9 Anh 8.883 105.918 102,7 125,7 Đức 8.704 95.740 112,2 124,7 Thụy Sỹ 1.869 20.683 111,5 123,9 Italy 1.953 21.933 109,7 139,2 Hà Lan 3.094 36.622 103,6 137,9 Thụy Điển 2.559 22.409 144,7 119,1 Đan Mạch 1.841 21.130 107,1 117,0 Phần Lan 904 6.262 189,4 117,2 Bỉ 1.478 18.706 96,3 126,6 Na Uy 1.019 11.573 108,3 91,2 Nga 5.291 44.554 151,3 154,8 Tây Ban Nha 1.680 27.224 73,8 123,0 Úc 24.046 227.300 132,8 131,7 Niudilân 1.794 20.173 109,6 142,4 Các thị trường khác 26.814 371.638 86,5 127,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê ) Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2008 07/03/2008 Trong tháng 2/2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 441.000 lượt. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm lượng khách quốc tế ước đạt 861.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2007. Tháng 2/2008 (Lượt người) 2 tháng năm 2008 (Lượt người) Tháng 2/2008 so với tháng trước (%) 2 tháng 2008 so với cùng kỳ 2007 (%) Tổng số 441.000 861.000 105,0 115,0 Theo phương tiện Đường không 324.460 636.493 104,0 104,4 Đường biển 17.950 36.035 99,3 116,2 Đường bộ 98.590 188.472 109,7 174,1 Theo mục đích Du lịch, nghỉ ngơi 258.194 516.961 99,8 113,5 Đi công việc 80.245 159.155 101,7 157,4 Thăm thân nhân 77.431 133.113 139,1 104,9 Các mục đích khác 25.130 51.771 94,3 78,9 Theo thị trường Trung Quốc 76.131 145.195 110,2 152,2 Hồng Kông (TQ) 526 1.110 89,9 130,3 Đài Loan (TQ) 27.580 53.905 104,8 103,6 Nhật Bản 37.796 73.051 107,2 91,3 Hàn Quốc 47.485 94.694 100,6 101,6 Campuchia 13.192 26.109 102,1 93,6 Indonesia 2.046 4.090 100,1 97,8 Lào 3.250 6.401 103,1 118,7 Malaysia 11.844 27.254 76,9 117,5 Philippin 2.918 5.757 102,8 109,4 Singapo 10.190 24.645 70,5 117,1 Thái Lan 17.972 35.180 104,4 134,2 Mỹ 48.325 89.062 118,6 108,0 Canada 8.947 18.445 94,2 102,5 Pháp 14.269 27.051 111,6 97,9 Anh 9.644 20.316 90,4 112,5 Đức 10.133 20.244 100,2 113,8 Thụy Sỹ 1.960 4.065 93,1 106,1 Italy 1.951 3.849 102,8 101,4 Hà Lan 2.865 5.871 95,3 97,6 Thụy Điển 3.910 8.599 83,4 160,8 Đan Mạch 2.404 4.256 129,8 109,7 Phần Lan 1.710 2.774 160,7 146,2 Bỉ 1.398 2.714 106,2 90,8 Na Uy 1.435 2.825 103,2 115,7 Nga 4.708 9.008 109,5 88,9 Tây Ban Nha 1.223 2.289 114,7 66,7 Úc 24.969 53.541 87,4 110,9 Niudilân 1.644 3.601 84,0 104,3 Các thị trường khác 48.579 85.102 133,5 157,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê ) Khí hậu Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C). Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1979mm. số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa). Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiễt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông. Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (trong dịp lễ Noel, Tết dương lịch và tế cổ truyền Việt Nam) là những tháng trời đẹp. Vị trí địa lý Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10 độ 22’33" - 11 độ 22’17" vĩ độ bắc và 106 độ 01’25" - 107 độ 01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59km đường chim bay. Thành phố có 12km bờ biển cách thủ đô Hà Nội 1730km (đường bộ) về phía Nam. Diện tích toàn Thành phố là 2056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5m, ngoại thành là 16m. Sông ngòi: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có đến hàng trăm sông ngòi, kênh rạch, nhưng sông lớn không nhiều. Chỉ có sông Sài Gòn đi qua Thành phố dài 106km. Ngoài ra, còn có sông Đồng Nai, kênh Tham Lương, kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, rạch Lò Gốm . Hệ thống đường sông từ Thành phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Campuchia đều thuận lợi. Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử gần 3 thế kỷ. Từ rất sớm nơi đây trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp và là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ. Với việc tiếp xúc sớm với nước ngoài, đây là nơi tiếp xúc sớm nhất kỹ thuật của Châu Âu. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh - đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định xưa - đã trở thành một trung tâm công nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong 3 thành phố lớn của cả nước. Bản thân thành phố là một hải cảng quan trọng. Sông Sài Gòn với độ sâu có thể tiếp nhận các tàu biển trọng tải trên 30.000 tấn, một ưu thế hiếm có trên thế giới đối với một thành phố lớn ở sâu trong nội địa. Cảng Sài Gòn được thành lập từ năm 1862. Tết Trung Nguyên Đó là vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Theo đạo Phật, ngày này Diêm Vương cho các âm hồn được lên trần hưởng lộc. Các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt mã cho vong hồn dùng. Ngoài ra còn có những lễ vật cúng cho các cô hồn lang thang, không người hương khói. Lễ vật này thường là những món ăn thông thường cốt no lòng như cháo, bỏng gạo, bánh đa, hoa quả . Các gia đình có người mới mất cũng đốt vàng mã làm cỗ chay vào ngày này. Nhiều người còn đổ cháo vào các lá đa khoanh hình phễu gài vào một cái que cắm ở các bụi cây, góc vườn. Vì họ quan niệm làm như vậy cho các vong hồn cô đơn, già yếu không thể tranh cướp nổi cũng cũng được hưởng. Những vật sau khi cúng xong chia cho trẻ nhỏ để lấy phước. Lễ Giáng sinh Hằng năm, lễ hội Thiên chúa giáo lớn nhất tại nhà thờ Đức Bà và đêm 24 rạng sáng 25/12 dương lịch. Có rất đông giáo dân và đồng bào người Việt Nam cùng tham dự lễ này. Trong dịp lễ Giáng sinh nhà thờ trang hoàng rất đẹp mắt, ngay từ tối 24, bên trong nhà thờ diễn ra các nghi lễ Tôn giáo kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời, do các cha xứ và tín đồ cử hành trong bầu không khí trang nghiêm Lễ hội miếu ông địa Miếu Ông Địa (125 Lê Lợi, Gò Vấp) hình thành những năm đầu thế kỷ 19 và từng được Vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Miếu thờ Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân khác. Hằng năm diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch, là ngày vía Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần. Đây là ngày lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở TP. HCM và Nam bộ. Mở đầu là nghi thức giống trống "khai tràng" thông báo và lễ. Tiếp theo là phần "Chầu mời" liên tục bằng điện bát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ. Chiều có trình diễn tuồng hài "Địa Nàng" với 2 nhân vật Ông Địa và Nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Sau đó là nghi thức múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi. Kết thúc lễ hội là nghi thức phát lộc. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ Tục thờ và rước voi là một tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của ngư dân ven biển từ miền Trung đến mũi Mau. Lễ hội ngư dân ở TP. HCM được tổ chức quy mô ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ vào ngày 16/8 âm lịch, các ngư dân đều nghỉ ra khơi để tham gia cuộc lễ. Từ lăng thờ, bến bến tàu, ghe được trang hoàng lộng lẫy. Cuộc lễ được chia làm 3 giai đoạn. Lễ Nghinh Ông được bắt đầu từ 9 - 13giờ, lễ cúng tiền hiếu, hậu hiếu để tưởng nhớ công lao những người đến đây lập nghiệp đầu tiên, lễ cúng thánh tế. Đồ cúng thường không dùng sản vật biển, có heo quay, xôi, các màu rượu và trà. Trong lễ hội còn tổ chức những trò vui dân gian miền biển như: kéo dây, đi kheo, hát bội . Lễ hội Người Hoa Đa số người Hoa ở TP. HCM đều theo tín ngưỡng dân gian Hoa Nam, thờ phụng nhiều vị thần thánh, mỗi vị đều có những ngày vía riêng. Vào những ngày này người Hoa đều đến lễ bái ở các đền, miếu thờ những vị thần thánh đó, tạo thành một lễ hội. Tuy nhiên, lễ hội lớn nhất trong một năm đối với người Hoa là lễ hội Nguyên tiêu vào ngày rằm tháng giêng âm lịch. Trong những ngày này, tất cả các người Hoa đều tập trung đến lễ ở các miếu của cộng đồng mình để tạ ơn thần thánh đã phù hộ công việc làm ăn trong năm cũ, cầu nguyện thần thánh để phù hộ công việc làm ăn trong năm mới được tốt hơn. Các [...]... 8225423 - Nhà Văn hoá Phụ Nữ 192 – 194 Lý Chính Thắng, Q3 ĐT: 9316447 - Cung Văn hoá Lao động 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 ĐT: 8225778 - Sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần 5B Võ Văn Tần, Q3 ĐT: 8242465 - Sân khấu kịch IDECAF 28 Lê Thánh Tôn, Q1 ĐT: 8239966 - Sân khấu kịch Phú Nhuận 70 – 72 Nguyễn Văn Trỗi, Q Phú Nhuận ĐT: 8443950 - Sân khấu kịch Sài Gòn 59 Pasteur, Q1 Du lịch. .. Minh là trung tâm du lịch của cả nước Sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch Thành phố đã có những chuyển biến rõ rệt Phóng viên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Đổng Thị Kim Vui, Giám đốc Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này P/V: Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động như thế nào tới sự phát triển của du lịch... kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn… Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi Kể cả thực đơn của các... VÙNG PHỤ CẬN Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm điểm của khu vực phía Nam, nằm trên giao điểm của những quốc lộ trọng yếu nối những vùng du lịch hấp dẫn, mỗi nơi một vẻ độc đáo riêng Đồng bằng sông Cửu Long nằm về phía tây nam, với những đặc trưng thú vị của miền sông nước mênh mang, kênh rạch chằng chịt Tây Ninh, ở phía tây bắc, với cảnh rừng núi hữu tình, văn hóa đặc sắc và bề dày truyền thống cách... Điểm Tết của dân tộc Khmer Tại thành phố Hồ Chí Minh , Chôl Chnam Thmây tham quan thiên nhiên Nam Bộ diễn ra sôi nổi rất sôi nổi ở nhà số 164/235 Trần [1] Thảo Quốc phường 7 quận 3 Mỗi ngày có từ 300 đến 500 phật tử đến cúng lễThủ hàng Vườn cò và đức ngàn người đến xem chương trình văn nghệ của BanGolf -trợ vănChí Minh bảo TP.Hồ hóa dân tộc Khmer (thuộc Hội Văn hóa các dân tộc TP Hồ Chí Khu Du Lịch Đầm... hội du lịch thành phố cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; xây dựng môi trường du lịch ngày càng văn minh thân thiện ẨM THỰC SÀI GÒN Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nướccửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả. .. Khu đô thị mới Thủ Thiêm Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp Sở Du lịch giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kể cả về nghiệp vụ khách sạn lẫn ngoại ngữ, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp, bảo đảm đúng yêu cầu và tiêu chuẩn của từng cấp hạng sao Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch khách sạn vừa có tính cấp bách,... BanGolf -trợ vănChí Minh bảo TP.Hồ hóa dân tộc Khmer (thuộc Hội Văn hóa các dân tộc TP Hồ Chí Khu Du Lịch Đầm Sen Minh) Làng Du Lịch Bình Quới Saigon Water Park Saigon Wonderland Sài Gòn - Hoa - Cảnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn Khu du lịch Suối Tiên Điểm tham quan văn hóa - kiến trúc [1] Nhà thờ Đức Bà Ủy ban Nhân dân Thành phố Nhà hát TPHCM Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh Chợ Bến Thành Chùa Nam... nay, du lịch thành phố chọn hướng đi nào để phát huy lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm phía nam? Bà Đổng Thị Kim Vui: Phát huy kết quả đạt được của năm 2007, năm 2008 du lịch thành phố tiếp tục khai thác lợi thế so sánh để tập trung phát triển và đa dạng hoá các loại sản phẩm du lịch vốn là thế mạnh (du lịch mua sắm, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch... Nhà hát, nhà văn hoá - Nhà hát Thành phố 7 Lam Sơn, Q1 ĐT: 8299976 - Nhà hát Bến Thành 6 Mạc Đỉnh Chi, Q1 ĐT: 8231652 – 8293623 Website: www.benthanhtheatre.com.vn - Nhà hát Hoà Bình 14 đường 3/2, Q10 ĐT: 8653353 - Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen 108 – 110 Hai Bà Trưng, Q1 ĐT: 8237186 - Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch 212 Nguyễn Trãi, Q1 ĐT: 8322009 - Nhà Văn hoá Thanh . đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công. lại đây, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35% doanh thu du lịch của cả nước. Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách

Ngày đăng: 23/10/2013, 04:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w