1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cach lam cu the mot de tai nghien cuu khoa hoc kinh te

19 26,5K 497
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Đây là một bài viết đầy đủ về các bước cũng như phương pháp tổng quất để tiếp cận với 1 đề tài khoa hoc nghiên cứu bậc thạc sỹ.

Trang 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Với bất cứ một quốc gia nào, bất cứ một nền kinh tế nào thì vốn luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế Tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những hình thức sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2008 đến nay thì vấn đề cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít những khó khăn và tồn đọng như: sự an toàn, chất lượng, hiệu quả…

Câu chuyện dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp hiện đang rất nóng Doanh nghiệp

ta than về ngân hàng, bởi vì lãi suất cho vay bị đẩy lên cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp Nhưng ngân hàng lại cũng có cái lý lẽ của ngân hàng Đầu tiên, là việc chính sách tiền tệ thắt chặt, dòng vốn huy động khó khăn nên ngân hàng buộc phải huy động lãi suất cao để hút vốn Huy động lãi suất cao thì phải cho vay với lãi suất cao là đương nhiên Tiếp đến là rủi ro nợ xấu luôn

có khả năng xảy ra, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang gặp khủng hoảng như hiện nay Từ đây dẫn đến hệ lụy là từ đầu năm 2011 đến nay, đã có hơn 50.000 doanh nghiệp bị phá sản, ngừng hoạt động

Vốn có lẽ là bài toán khó nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có đến 91% là nhỏ và siêu nhỏ Theo khảo sát chỉ có 20% số doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng Một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam là Vietcombank cũng chỉ dành 8-10% vốn tín dụng của mình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việt Nam có những nghịch lý rất đặc thù Đó là, các ngân hàng nông thôn sau khi nâng cấp trở thành ngân hàng đô thị thì lại ít chú trọng phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ nông dân Trong khi 80% trong tổng số 3.000 ngân hàng ở Mỹ, chỉ phục vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khát vốn nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn cho vay của các ngân hàng, điều này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung Vậy những khó khăn mà doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt khi vay vốn từ ngân hàng nằm ở đâu? Và chúng ta có những giải pháp gì cho những khó khăn đó? Đây chính là những

băn khoăn và lý do để nhóm đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam và giải pháp” Hy vọng, bài nghiên cứu này phần nào giải đáp được bài toán về

Trang 2

vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

- Xây dựng mô hình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng tiếp cận dễ hơn nguồn vốn vay từ ngân hàng

- Dựa trên mô hình vừa xây dựng được giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đo lường, đánh giá chính xác khả năng tiếp cận vốn vay của mình, từ đó có những điều chỉnh hợp lý để đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng, cân bằng lợi ích giữa hai bên

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tập trung phân tích vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2008-2012 tại Việt Nam

- Phân tích chi tiết những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực này

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những khó khăn gì trong việc tiếp cận nguồn vốn vay

từ phía các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2012?

- Những giải pháp nào nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình nền kinh tế như hiện nay?

4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh

- Thời gian: Giai đoạn 2008-2012

- Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngân hàng thương mại tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh

- Vấn đề nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn vay của những doanh nghiệp vừa và nhỏ

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về vốn vay và các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu đề nghị thu thập những thông tin liên quan Sau

đó sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: tài liệu, phỏng vấn, điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp Dựa trên số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu

và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2008-2012 tại Việt Nam Cuối cùng xác định mô hình hoàn chỉnh sau khi thực hiện kiểm định

6 Kết quả mong đợi

Tìm ra đúng rào cản, đúng nút thắt đang làm hạn chế khả năng tiếp cận dòng vốn vay tại ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, khủng hoảng như hiện nay Qua đó đưa ra được các giải pháp phù hợp, ứng với mỗi mặt khó khăn trên Có như thế mới phần nào giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm ra được đáp án đúng về bài toán vòng xoay vốn đang ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

7 Ý nghĩa của bài nghiên cứu

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể dựa vào kết quả đạt được của bài nghiên cứu nhằm tham khảo, xem xét các chiến lược kinh doanh cho phù hợp, rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và doanh nghiệp

- Bài nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu kế tiếp để hoàn thiện hơn những mặt còn thiếu sót

- Bài nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu cho sinh viên, học viên cao học, giáo viên trong việc học tập và giảng dạy

8 Kết cấu của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu được chia thành 5 chương, cụ thể:

Mở đầu: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương I:Cơ sở lý thuyết

Chương II: Thực trạng tình hình tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2008-2012 ở Việt Nam

Chương III: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Chương IV: Kết quả nghiên cứu

Chương V: Một số đề xuất và kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tìm hiểu các khái niệm

 Vốn: vốn được hiểu là của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính Theo học thuyết Kinh tế cổ điển và phái cổ điển mới, vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tiền…), vốn

là các sản phẩm được sản xuất ra để phục vụ cho sản xuất (máy móc, thiết bị…), Theo quan điểm của các nhà Kinh tế học hiện đại thì vốn là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt

 Vay vốn ngân hàng là hình thức phát sinh giao dịch bằng tài sản giữa một bên là các ngân hàng gọi là bên cho vay và một bên là các cá thể, doanh nghiệp gọi là bên vay Bên cho vay

sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay cả vốn lẫn lãi khi đến hạn phải thanh toán đã thỏa thuận

 Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật

 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững

 Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường

 Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả của doanh nghiệp về các mục tiêu kinh doanh, các chiến lược và chiến thuật để đạt được các mục tiêu kinh doanh đó Kế hoạch kinh doanh cũng đưa ra những phân tích thuyết phục về các mục tiêu kinh doanh cũng như các kế hoạch bộ phận cần tiển khai để đạt được mục tiêu đó như kế hoạch marketing, tài chính và nhân sự, sản xuất…

 Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự đối với bên nhận bảo đảm

Trang 5

 Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu

Trang 6

2.2 Lược khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

 Bài nghiên cứu: “Tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển” Tác giả: Trần Quang Tuyến , Khoa kinh tế chính trị- ĐH kinh tế- ĐH Quốc gia

Hà Nội Đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế Kinh doanh số 25 ngày 15/9/2008

Nội dung của bài nghiên cứu:

Bài viết tập trung vào phân tích vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng nguồn vốn cho khu vực kinh tế tư nhân So với các nguồn vốn khác mà khu vực tư nhân có thể tiếp cận, vốn ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển bởi những ưu thế riêng vốn có của hệ thống ngân hàng Đồng thời miêu tả những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay này và đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển

Các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

 Hệ thống tài chính ở mỗi quốc gia đều cơ bản dựa trên nền tảng bao gồm các tổ chức trung gian tài chính Tuy nhiên tại mỗi nước lại có cấu trúc tài chính khác nhau và hiện nay

có thể chia làm hai mẫu hình cấu trúc tài chính cơ bản là: hệ thống tài chính dựa vào thị trường (chứng khoán) (market- based or security- diminated financial system) và hệ thống tài chính dựa vào hệ thống ngân hàng (bank-based or bank-dominated financial system) [1] Một số nghiên cứu khẳng định rằng hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng hỗ trợ cho tăng trưởng hiệu quả hơn hệ thống tài chính dựa vào thị trường, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và đang phát triển So với các hình thức tổ chức trung gian tài chính khác, những ngân hàng đã thiết lập hiệu quả thường hình thành được mối liên kết chặt chẽ với khu vực tư nhân và điều đó cho phép các ngân hàng có sự hiểu biết tốt hơn về các công ty và thuyết phục họ trả các khoản nợ theo đúng thời gian quy định Các ngân hàng cũng là nhà đầu tư quan trọng trong việc xóa bỏ rủi ro thanh khoản, và điều này khiến họ gia tăng các khoản đầu tư vào lĩnh vực có lợi tức cao, tài sản có tính lỏng thấp và thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế [2]

 So với các nước phát triển thì các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong việc vay mượn vốn ngân hàng Xét về quy mô thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn trong mối quan hệ vay vốn ngân hàng vì nhiều lý do:

 Do đa phần các doanh nghiệp thiếu vốn, năng lực tài chính yếu kém và thiếu tài sản thế chấp

 Quy mô khoản vay nhỏ, phân tán dẫn đến tăng chi phí giao dịch khi vay vốn

Trang 7

 Các doanh nghiệp thường thiếu khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn

và bền vững, điều này dẫn tới khó hình thành mối quan hệ lâu dài trong vay mượn vốn ngân hàng

 Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực tư nhân gặp nhiều bất bình đẳng so với doanh nghiệp nhà nước trong vay vốn ngân hàng

 Do sự thiếu vắng hệ thống cung cấp thông tin tài chính nói chung, thông tin trong giao dịch giữa ngân hàng và các doanh nghiệp nói riêng ở các nước đang phát triển

 Hệ thống ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển hoạt động thiếu tính cạnh tranh và năng lực yếu kém

 Để mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng phải cần đến các giải pháp đồng bộ,

từ việc cải cách chính khu vực ngân hàng, cải cách khu vực kinh tế Nhà nước và một số cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực liên quan khác như đất đai, kiểm toán, phát triển các tổ chức đăng

ký tín dụng…Hơn nữa, các chính sách nhằm hướng đến việc xử lý vấn đề thông tin và tài sản thế chấp trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng, đây là điểm mấu chốt để xử lý vấn

đề khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng bộc lộ 1 số nhược điểm sau đây:

 Bài viết phân tích những rào cản trong việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển Tuy nhiên đây đều là những khó khăn thuộc về môi trường chính sách, môi trường tín dụng và một phần khó khăn xuất phát từ phía các doanh nghiệp mà chưa đề cập về phía các ngân hàng Những khó khăn trong huy động và cho vay cũng dẫn đến việc khó đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp, với trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn cho vay Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Do vậy, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải đứng trên nhiều phương diện để nhìn nhận những khó khăn và tìm ra được những giải pháp đúng đắn và phù hợp

Trang 8

2 Bài nghiên cứu “Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - Góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng” ( TS Nguyễn

Minh Huệ và Ths Tăng Thị Thanh Phúc)

Nội dung của bài nghiên cứu:

Bài viết cho người đọc cái nhìn chung về vị trí, vai trò của các doanh nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế, đề cập đến thực trạng việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp trong năm 2011, đồng thời tìm ra những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thông qua bản khảo sát thực tế trên địa bàn Đằ Nẵng, và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng

tiếp cận nguồn vốn vay này nhưng chưa phân tích cụ thể, tất cả các số liệu thu thập là năm 2011, điều

Các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

 Trong khuôn khổ bài viết này, để đánh giá đầy đủ hơn những vướng mắc của các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong giai đoạn suy thoái như hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua việc lấy phiếu điều tra trong phạm vi 150 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại trên địa bàn Đằ Nẵng Đã cho chúng ta kết quả như sau:

Bảng 1: Những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

- Chứng minh mục đích sử dụng vốn vay 40,1

- Tỷ lệ cho vay/TS đảm bảo thấp 29,7

- Vướng mắc về thủ tục vay vốn 23,7

 Trong những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì khó khăn do lãi suất vay cao chiếm tỷ lệ đáng kể 73,8% Các doanh nghiệp hoạt động phải có lãi trên 20% mới đủ trả lãi vay cho ngân hàng đã là một vấn đề hết sức khó khăn chưa kể đến phần lợi nhuận đủ để trang trải cho các chi phí khác của doanh nghiệp

Trang 9

 Theo tính toán, hàng năm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang trả lãi cho ngân hàng khoảng 221.000 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế của họ chỉ khoảng 75.000 tỷ đồng, tức

là tiền lãi ngân hàng gấp 3 lần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

 Để giải quyết được khó khăn chúng ta phải đứng trên hai quan điểm: doanh nghiệp

và ngân hàng

 Ở Việt Nam, chúng ta cũng có Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhýng có rất ít doanh nghiệp biết ðến Quỹ này Vấn ðề của Việt Nam là cái gì thế giới có, Việt Nam cũng có Tuy nhiên, chúng ta thiếu sự đầu tư chiều sâu để các định chế, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp thực sự hữu ích và đạt được hiệu quả cao nhất

 Trong khi chờ đợi nền kinh tế và đặc biệt là hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc, các tổ chức, định chế Nhà Nước hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động thực chất và hiệu quả thiết thực hơn, thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không ngồi yên Địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm đến vẫn sẽ là ngân hàng Để có thể vay vốn được, doanh nghiệp cần tự hoàn thiện chính mình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, minh bạch các hoạt động kinh doanh và sổ sách kế toán, để xác lập các căn

cứ đáng tin cậy cho ngân hàng thẩm định và cho vay

 Bên cạnh đó, việc huy động vốn từ các cổ đông, nhân viên, đối tác cũng cần được xem xét Đây có lẽ là một kênh huy động vốn khả thi nhất cho doanh nghiệp hiện nay Bên cạnh

đó, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong thời gian sắp tới, có thể sẽ ra đời Quỹ hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng Số tiền này không lớn nhưng cũng là xuất phát ban đầu cần thiết cho chính sách hỗ trợ dài hơi hơn cho doanh nghiệp trong thời gian sắp tới

Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng bộc lộ 1 số nhược điểm sau đây:

 Bài nghiên cứu chưa dựa trên một cơ sở lý thuyết hay một mô hình tính toán nào để đưa ra kết quả chính xác cho nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay, bài nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham luận

 Bài viết phân tích chưa sâu các nguyên nhân phát sinh từ phía doanh nghiệp cũng như những khó khăn đến từ phía các ngân hàng ngân hàng dẫn đến việc các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng

 Tác giả đưa ra các giải pháp quá chung chung không xoáy sâu vào một luận điểm hay một điểm yếu mà các ngân hàng hay các doanh nghiệp cần khắc phục trong thời gian sắp tới

để hoàn thiện hơn

Trang 10

Bài nghiên cứu: “Financing constraints of SMEs in Developing countries: Edivence, Determinants and Solutions” ( Thorsten Beck, First draft: April 2007, May 2007)

Nội dung của bài nghiên cứu:

 So với các doanh nghiệp lớn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng đặc biệt là ở các nước đang phát triển

 Phân tích và làm rõ những khó khăn trong việc quản lý rủi ro, chi phí giao dịch ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các tổ chức tài chính trong đó có ngân hàng

 Nhấn mạnh vai trò của chính phủ, khu vực nhà nước trong việc hỗ trợ năng lực tiếp cận vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như việc khai thông nguồn vốn nhàn rỗi trong

hệ thống ngân hàng nói riêng, qua đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế nói chung

Các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

 Bài toán khó nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vốn, việc tiếp cận nguồn vốn hay chi phí tài chính được đánh giá là trở ngại chính, chiếm 35 %, đây được xem là một trở ngại lớn nhất cho sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay

 Để “bắt” được vốn dài hạn, doanh nghiệp thực sự phải có được niềm tin của ngân hàng Đây là một trong những kỹ năng mà hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đang thiếu Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều nên ngân hàng thận trọng trong nguồn vốn vay cũng là điều dễ hiểu Để tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thiết thực, bảo vệ được dự án của mình với ngân hàng Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh khá tốt nhưng việc biến ý tưởng đó thành kế hoạch,

dự án cụ thể lại rất hạn chế Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản l ý tài chính vừa chủ động tìm kiếm cơ hội, hiện thực hoá cơ hội, đồng thời củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần minh bạch hoá trong vấn đề tài chính Điều này theo các chuyên gia kinh tế một mặt có thể giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro; mặt khác khi ngân hàng tiếp cận những thông tin tài chính minh bạch, tiên liệu được những thay đổi về chính sách, họ có động lực đầu tư lớn và lâu dài vào doanh nghiệp đó

Ngày đăng: 20/03/2013, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w