XÂY DỰNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI PGS. TS. VŨ TRỌNG TÍCH Bộ môn Cơ sở kinh tế và quản lý Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo tiến hành phân tích tâm lý của hành khách và các chủ hàng từ đó xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do doanh nghiệp vận tải cung ứng trên thị trường. Summary: The article presents the criteria for evaluating competitive competence of transportation services provided by transport enterprise, basing on analyzing the attitude of passengers and owners. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển là một trong các yếu tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp vận tải trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do một doanh nghiệp cụ thể nào đó cung ứng trên thị trường là vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. VTKT Trong phạm vi bài báo xin được trình bày cách tiếp cận từ góc độ khách hàng để đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển được một doanh nghiệp cụ thể cung ứng. II. NỘI DUNG Khi đề cập tới sự cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp là nói tới sự ganh đua của dịch vụ vận chuyển đó với dịch vụ vận chuyển cùng loại do các doanh nghiệp khác cung cấp trên thị trường, nghĩa là ganh đua để hướng tới sự lựa chọn của người sử dụng dịch vụ. Do vậy, có thể hiểu rằng, năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do một doanh nghiệp cung ứng trên thị trường là một đại lượng tổng hợp các đặc tính của dịch vụ thể hiện mức độ đáp ứng các đòi hỏi của khách hàng đối với loại dịch vụ đó. Điều này cũng có nghĩa rằng dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp nào đó được khách hàng lựa chọn nhiều hơn thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do doanh nghiệp đó cung ứng trên thị trường sẽ cao hơn. Từ cách hiểu trên chỉ ra rằng để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do một doanh nghiệp cung ứng cần phải nghiên cứu diễn biến tâm lý của hành khách trong quá trình lựa chọn và quyết định mua dịch vụ của doanh nghiệp đó. 1. Mô hình hành vi lựa chọn dịch vụ vận chuyển của hành khách (chủ hàng) Hành vi lựa chọn dịch vụ của hành khách (chủ hàng) là một bộ phận cấu thành hành vi của con người và được mô tả thông qua mô hình sau: Kích thích của các nhân t ố bên ngoài Quá trình hoạt động tâm lý của hành khách (chủ hàng) Hành vi lựa chọn dịch vụ vận chuyển cụ thể Mô hình trên cho thấy rằng sự lựa chọn của hành khách (chủ hàng) bắt nguồn từ những kích thích, những kích thích này xuất phát từ môi trường bên ngoài, như: Các đặc tính của dịch vụ (giá cả, chất lượng), quảng cáo, …, đồng thời cũng xuất phát từ các nhân tố sinh lý, tâm lý… Chịu tác động của các nhân tố kích thích ấy, hoạt động tâm lý của con người thôi thúc hành khách (chủ hàng) lựa chọn một dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp cụ thể để thoả mãn nhu cầu đi lại hoặc vận chuyển của mình. Mô hình chung về hành vi lựa chọn của hành khách (chủ hàng) là căn cứ để các doanh nghiệp vận tải có kế hoạch sản xuất, cung ứng dịch vụ cho chỉnh sửa và cũng là cơ sở giúp các doanh nghiệp vận tải nghiên cứu nắm bắt nội tâm, nhận biết quy luật khi lựa chọn dịch vụ của khách hàng. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp mình để tác động vào hành khách (chủ hàng) một cách hợp lý nhằm thúc đẩy họ lựa chọn dịch vụ do mình cung cấp. 2. Các trạng thái tâm lý của hành khách (chủ hàng) khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển Tâm lý của hành khách (chủ hàng) xuất hiện trên cơ sở những yếu tố chủ quan như: nhu cầu, động cơ, hứng thú, thị hiếu, cá tính, kinh nghiệm về rủi ro Dưới góc độ thoả mãn nhu cầu vận chuyển thì tâm lý có tính chất chung của hành khách (chủ hàng) là khái niệm dùng để chỉ trạng thái tâm lý của họ qua các giai đoạn của một quá trình bắt đầu từ khi một người có nhu cầu đi lại (đối với hành khách) hoặc nhu cầu vận chuyển (đối với chủ hàng) cho đến khi người đó (hoặc hàng hoá đó) đến được nơi cần đến. Các trạng thái tâm lý này diễn ra trong quá trình vận chuyển nhưng nó thể hiện đầy đủ ngay ở giai đoạn cân nhắc, lựa chọn dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp cụ thể. Các trạng thái tâm lý này bao gồm: VTKT - Tâm lý an toàn: An toàn ở đây được hiểu là không xảy ra bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ảnh hưởng xấu tới hành lý của hành khách hoặc gây ảnh hưởng xấu tới hàng hoá của chủ hàng. Đây là nhu cầu cơ bản của hành khách (chủ hàng) và để đảm bảo an toàn cho mình khách hàng thường khảo sát các yếu tố có liên quan đến an toàn trước khi quyết định lựa chọn dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp nào đó. - Tâm lý nhanh chóng: Tính nhanh chóng là nhu cầu quan trọng trong lựa chọn dịch vụ vì nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian hành trình và giảm bớt được sự mệt nhọc do hành trình mang lại cho hành khách hoặc giảm bớt được lượng hàng hoá nằm trên đường đối với chủ hàng. - Tâm lý tiện lợi: Thể hiện ở đòi hỏi ở tính thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ vận chuyển, trong quá trình vận chuyển và kết thúc vận chuyển. - Tâm lý thoải mái (chủ yếu đối với vận chuyển hành khách): Thể hiện đòi hỏi về sự dễ chịu của hành khách khi sử dụng dịch vụ. - Tâm lý kinh tế: Để phục vụ các quá trình di chuyển của mình khách hàng có xu hướng lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp nào đảm bảo yếu tố chi phí càng nhỏ càng tốt. 3. Các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình lựa chọn dịch vụ vận chuyển Các yếu tố bên ngoài tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp này hay một doanh nghiệp khác cung cấp chính là các đặc tính mà dịch vụ đó có tương ứng với các trạng thái tâm lý của khách hàng. Đó là các đặc tính cụ thể sau: - Mức độ an toàn trong vận chuyển; - Tốc độ vận chuyển; - Mức độ tiện lợi trong vận chuyển; - Mức độ thoải mái trong vận chuyển; - Cước vận chuyển 4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của doanh nghiệp. Với phần phân tích ở mục 2 và mục 3 có thể thấy các chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do một doanh nghiệp cung ứng bao gồm: - Chỉ tiêu về tính an toàn: T a; - Chỉ tiêu về tốc độ: T v ; - Chi tiêu về tính tiện lợi:T tl ; - Chỉ tiêu về tính thoải mái: T tm ; - Chỉ tiêu về cước vận chuyển: T c ; - Để nhận biết những ưu thế của một dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó cung cấp, khách hàng có thể thực hiện thông qua một trong hai cách: Bản thân hành khách (chủ hàng) đã sử dụng dịch vụ vận chuyển đó hoặc trong trường hợp chưa sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đó thì họ có thể nhận biết thông qua cá nguồn thông tin từ bạn bè, người thân và các hoạt động quảng cáo của bản thân doanh nghiệp. Từ đây đề xuất sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp: T qc. Với các chỉ tiêu đề xuất ở trên có thể đưa ra chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp bằng công thức sau: N = T a . A + T v . B + T tl . C + T tm . D + T c . E + T qc . F VTKT Trong đó: T a , T v , T tl , T tm , mức độ đạt được về tính an toàn, tốc độ vận chuyển, tính tiện lợi, tính thoải mái trong dịch vụ được doanh nghiệp cung ứng T c : Điểm đánh giá về mức cước vận chuyển T qc : Hiệu quả của hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp A,B, C, D, E, F: Điểm trọng số xác định mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu tương ứng. III. KẾT LUẬN Với nội dung trình bày ở trên bài báo đã được một số kết quả sau: - Phân tích tính lôgíc trong tâm lý của hành khách (chủ hàng) với các đặc tính phải có ở các dịch vụ vận chuyển do các doanh nghiệp vận tải cung cấp. - Xác định các chỉ tiêu riêng lẻ và đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của một doanh nghiệp vận tải. Hi vọng rằng bài báo sẽ là tài liệu tham khảo đối với các doanh nghiệp vận tải trong công tác đánh giá vị trí của mình trên thị trường để từ đó có các biện pháp cần thiết thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. Mã Nghĩa Hiệp. Tâm lý học tiêu dùng. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [2]. Belov.I.V. Ekonomika Transport. ( Bản tiếng Nga). Moscow-1986♦ . ở các dịch vụ vận chuyển do các doanh nghiệp vận tải cung cấp. - Xác định các chỉ tiêu riêng lẻ và đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của một doanh. mái trong vận chuyển; - Cước vận chuyển 4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển của doanh nghiệp. Với phần phân tích ở mục 2 và mục 3 có thể thấy các chỉ tiêu có. thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển do doanh nghiệp đó cung ứng trên thị trường sẽ cao hơn. Từ cách hiểu trên chỉ ra rằng để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch