Báo cáo khoa học: "tăng trưởng và quản lý tăng tr-ởng trong doanh nghiệp" pptx

7 252 0
Báo cáo khoa học: "tăng trưởng và quản lý tăng tr-ởng trong doanh nghiệp" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tăng trởng v quản lý tăng trởng trong doanh nghiệp ThS. Nguyễn quỳnh sang Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Báo cáo lm rõ tăng trởng trong doanh nghiệp v đa ra một số giải pháp khi doanh nghiệp tăng trởng quá nhanh v quá thấp. Summary: This report explains basic questions on the growth of enterprises and provides some solutions for the too much growth and the too little growth of enterprises. i. mở đầu KT-ML Tăng trởng và quản lý tăng trởng ngày nay là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạch định tài chính, một phần bởi vì, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xem tăng trởng giống nh là tối đa hoá lợi nhuận. Họ viện lý do đơn giản rằng khi gia tăng tốc độ tăng trởng, gia tăng thị phần thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tài chính, tăng trởng không phải luôn là điều tốt đẹp một cách tuyệt đối. Nói rộng hơn, tăng trởng có thể đặt các nguồn lực của một doanh nghiệp trong một trạng thái căng thẳng mà có thể dễ dàng nhìn thấy đợc. Trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông nói chung hiện nay doanh thu năm sau bao giờ cũng tăng hơn năm trớc nhng đi kèm theo đó là các khoản nợ phải trả cũng tăng nhất nhanh. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không nhận thức đợc sự ảnh hởng này và tạo các bớc đi cần thiết để kiểm soát chúng, tăng trởng có thể dẫn đến phá sản. Một doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu tăng trởng quá nhanh hoặc quá chậm. ii. tăng trởng l gì Định nghĩa đơn giản nhất về tăng trởng là sự tăng lên của sản lợng hng hoá v dịch vụ m sự tăng trởng ny đợc duy trì trong một thời gian di (Pramit Chaudhuri, Economic theory of Growth. 1989). Nh vậy, tăng trởng của một doanh nghiệp là sự tăng lên của doanh số tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định nào đó. Hay, tăng trởng có thể đợc hiểu l mức độ phát triển cả về lợng v về chất của doanh nghiệp sau từng giai đoạn nhất định. Do việc tính mức độ tăng trởng dựa vào giá trị gia tăng thêm của sản lợng, doanh số, cho nên cần làm rõ một số khái niệm: Thứ nhất, tăng trởng cần xem xét theo quan điểm động, bởi vì những nguồn lực tạo ra tăng trởng là thay đổi theo thời gian và nó làm cho tăng trởng về sản lợng kéo dài liên tục. Do đó, những yếu tố tạo ra sự thay đổi rời rạc về sản lợng từ mức thấp lên mức cao không phải là tăng trởng theo quan niệm trình bày ở đây. Thứ hai, đó là phân biệt rõ sản lợng và sản lợng tiềm năng. Phần lớn các lý thuyết tăng trởng nghiên cứu đến quá trình tăng lên của lực lợng lao động và mức tăng lên của vốn, có liên quan đến sự thay đổi sản lợng tiềm năng. Trong khi đó những thay đổi thực tế của sản lợng qua thời gian lại chịu sự chi phối bởi khả năng của doanh nghiệp, hiệu quả của việc sử dụng lực lợng lao động và vốn. Nói khác đi, khi tính toán sản lợng thực tế cần thiết phải xét tới khả năng tận dụng các nguồn lực, các cơ hội hiện có của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Thứ ba, trong khi tỷ lệ tăng trởng có thể tính toán đợc, dựa vào phần tăng lên của sản lợng thì sai lầm của chúng ta là thờng bỏ qua, hoặc tối thiểu hoá vai trò của chất lợng tăng trởng. Mặt chất cũng là cấu thành quan trọng của tăng trởng vì nó tác động tới thị trờng hàng hoá và thị trờng các yếu tố đầu vào. Đối với thị trờng hàng hoá, tăng trởng không đơn giản chỉ nhìn thấy số lợng hàng hoá tăng, mà còn thể hiện ở chất lợng của các hàng hoá đợc nâng cao, đa dạng hoá các loại sản phẩm và giành đợc thị phần xứng đáng. Đối với thị trờng các yếu tố đầu vào, tăng trởng có tác dụng cải thiện điều kiện lao động, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động. Tăng trởng quá nhanh KT-ML Đây là vấn đề then chốt của tăng trởng bền vững đối với các doanh nghiệp phát triển quá nhanh. Do việc gia tăng hiệu quả hoạt động không phải lúc nào cũng khả thi và việc thay đổi chính sách tài chính không phải lúc nào cũng là hành động khôn ngoan, hoàn toàn hợp lý khi cho rằng một doanh nghiệp phát triển quá nhanh là điều tốt cho doanh nghiệp. Đây là điều đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp nhỏ vì không có điều kiện thực thi kế hoạch tài chính đầy đủ. Các doanh nghiệp này cho rằng tăng trởng doanh thu là việc cần đợc tối đa hoá và ít khi nghĩ tới các hệ quả tài chính của vấn đề. Họ không nhận thức đợc rằng tăng trởng nhanh cũng có những khó khăn riêng của nó; doanh nghiệp cng phát triển nhanh thì cng cần nhiều tiền, ngay cả khi doanh nghiệp đang kinh doanh rất có lãi. Doanh nghiệp có thể đáp ứng trớc mắt nhu cầu này bằng việc gia tăng đòn bẩy tài chính (tức gia tăng đòn cân nợ), nhng một khi doanh nghiệp đã đạt tới giới hạn của nợ vay, các chủ nợ sẽ từ chối cho vay thêm và doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu tiền để thanh toán. Tất cả các điều trên có thể tránh đợc nếu các doanh nghiệp nhận thức đợc rằng tăng trởng quá mức tỷ lệ tăng trởng bền vững sẽ gây ra các khó khăn về tài chính. Cần đợc tiên liệu trớc và đề ra hớng giải quyết thích hợp. III. thực trạng tăng trởng trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Thực tế hiện nay tốc độ tăng trởng ở hầu hết các doanh nghiệp xây dựng giao thông năm sau cao hơn năm trớc cả về lao động, doanh thu, tổng vốn Có thể thây rõ qua báo cáo của một số Tổng công ty xây dựng giao thông sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh thu Tốc độ tăng (%) Lao động Tốc độ tăng (%) Tên TCT 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 1999 2000 2001 00/99 01/00 TCT thăng long 712.235 945456 1047879 33 11 6468 7301 9073 13 24 TCTXDCTGT 1 1114221 1341167 1500000 20 12 7706 8015 8663 4 8 TCTXDCTGT 4 876696 1395805 1438650 59 3 6137 6318 6636 3 5 TCTXDCTGT 5 571074 739420 1206942 29 63 7864 9408 14399 20 53 TCTXDCTGT 6 915477 966324 1143616 6 18 5352 5685 6242 6 10 TCTXDCTGT 8 698309 1687189 1316010 142 -22 7523 8027 8566 7 7 TCTXDCT thuỷ 550235 579060 701272 5 21 5071 5145 5493 1 7 Cộng 5438247 7654430 8354369 41 9 46121 49899 59072 8 18 Nhìn vào số liệu bảng trên cho thấy các chỉ tiêu doanh thu, lao động tăng bình quân của các tổng công ty xây dựng giao thông năm 2001 so với năm 2000 là 9%, còn năm 2000 so với năm 1999 lên tới 41%. Cá biệt có có một số doanh nghiệp tỷ lệ tăng rất cao nh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 về doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 29%, năm 2001 so với 2000 lên tới 63%, về lao động cũng vậy tốc độ tăng rất cao. Tuy nhiên, do tốc độ tăng về doanh thu đi kèm theo đó là các khoản nợ phải trả cũng tăng lên rất nhanh. Có thể thấy rõ qua số liệu cụ thể ở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh thu 1.114.221 1.341.167 1.500.000 1.904.208 2.384.805 Tốc độ tăng trởng liên hoàn (%) 120 112 127 125 Tốc độ tăng trởng định gốc(%) 100 120 135 171 214 Nợ phải trả 1.123.622 1.603.214 1.665.900 2.620.287 3.599.121 Tốc độ tăng trởng liên hoàn(%) 143 104 157 137 Tốc độ tăng trởng định gốc(%) 100 143 148 233 320 KT-ML Qua số liệu ở bảng trên cho thấy tốc độ tăng trởng về doanh thu là cao nhng nếu so với tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả còn cao hơn nhiều. Chẳng hạn nh tốc độ tăng trởng của các năm so với năm 1999, doanh thu tăng 20%, thì nợ phải trả tăng 43%, cá biệt nh năm 2003 doanh thu tăng đợc 114% thì nợ phải trả tăng tới 220%. Từ đó, vấn đề đặt ra cho Tổng công ty XDCTGT 1 nói riêng và các doanh nghiệp XDGT nói chung là phải có những giải pháp sao cho vừa đảm bảo đợc tốc độ tăng trởng, vừa kiểm soát đợc các khoản nợ phải trả. Dới đây tác giả xin đa ra một số giải pháp quản lý tăng trởng, mang tính chất chung cho các loại hình doanh nghiệp. iv. một số giải pháp khi tăng trởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng trởng bền vững Bớc đầu tiên là xem tình hình này sẽ kéo dài bao lâu. Nếu tốc độ tăng trởng này của doanh nghiệp có thể giảm xuống trong tơng lai gần do doanh nghiệp đã đạt mức bão hoà, thì vấn đề này chỉ xảy ra tạm thời, đo đó có thể giải quyết bằng việc đi vay mợn thêm. Theo đó, trong tơng lai, khi tốc độ tăng trởng thực tế giảm xuống nhỏ hơn tăng trởng bền vững, doanh nghiệp sẽ chuyển từ kẻ tiêu tiền sang ngời tạo ra tiền và có thể trả đợc nợ vay. Đối với vấn đề tăng trởng bền vững dài hạn, cần có một vài sự phối hợp một số giải pháp sau: 1. Huy động vốn cổ đông mới Nếu một doanh nghiệp có ý định và có khả năng huy động vốn cổ đông mới bằng cách bán thêm các cổ phiếu phổ thông, thì các vấn đề về tăng trởng bền vững của doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại. Khi vốn cổ đông tăng lên, cộng với số tiền có thể vay thêm, sẽ là các nguồn tiền nhằm trợ giúp cho sự tăng trởng hơn nữa. Vấn đề khó khăn đối với giải pháp này là không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đợc. Nhất là đối với nớc ta, thị trờng cổ phiếu rất kém phát triển. Vì vậy, để bán đợc cổ phiếu, các doanh nghiệp phải làm các công việc vô cùng khó khăn và tốn kém để tìm ra từng nhà đầu t một, có thiện ý mua các cổ phiếu mới. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn do không có thị trờng chứng khoán hoạt động để giao dịch cổ phiếu, các nhà đầu t mới sẽ chỉ là những ngời thiểu số sở hữu các cổ phiếu không thể mua bán đợc. Do đó, các nhà đầu t này chỉ quan tâm mua lại các cổ phiếu mới do bà con và bạn bè đang sở hữu. 2. Gia tăng các đòn bẩy Nếu việc phát hành ra các cổ phiếu mới không phải là giải pháp cho vấn đề tăng trởng bền vững của doanh nghiệp, thì hai phơng thức tài chính còn lại có thể chấp nhận đợc. Phơng thức thứ nhất l giảm tỷ lệ lợi nhuận chia cho các cổ đông (giảm hoặc không chia cổ tức) và phơng thức thứ hai l gia tăng đòn bẩy ti chính (tăng nợ vay). Việc cắt giảm tỷ lệ chia cổ tức để duy trì tăng trởng bền vững sẽ làm gia tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp, trong khi gia tăng đòn bẩy tài chính bằng cách vay nợ thêm cũng sẽ góp phần vào sự gia tăng trong lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính cũng có giới hạn nếu không doanh nghiệp sẽ luôn bị áp lực của các chủ nợ cho vay về khối lợng nợ vay. Ngoài ra, một khi đòn bẩy tài chính gia tăng, những rủi ro mà các cổ đông và chủ nợ phải gánh chịu cũng sẽ gia tăng, từ đó các chi phí phát sinh từ việc vay nợ cũng sẽ tăng theo. KT-ML 3. Giảm tỷ lệ chia cổ tức Cũng giống nh đòn bẩy tài chính, tỷ lệ lợi nhuận chia cho các cổ đông cũng có giới hạn. Nói chung, mối quan tâm của các cổ đông về tỷ lệ cổ tức đợc chia có quan hệ nghịch biến với quan niệm của họ về cơ hội đầu t của doanh nghiệp. Nếu các cổ đông cho rằng lợi nhuận giữ lại có thể sử dụng hiệu quả để tạo ra suất sinh lời hấp dẫn hơn, họ sẵn sàng gác qua lợi nhuận đợc chia hôm nay để có thể nhận đợc suất sinh lợi cao hơn trong tơng lai. Trái lại, nếu các cơ hội đầu t của doanh nghiệp là không mấy sáng sủa, việc cắt giảm cổ tức sẽ làm các cổ đông giận dữ, các cổ đông sẽ bán đi cổ phiếu và khi đó giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ giảm ngay lập tức. Thêm vào đó, điều mà các lãnh đạo doanh nghiệp phải quan tâm là tác động của việc chia cổ tức lên các nghĩa vụ thuế và thu nhập của các cổ đông. 4. Giảm bớt để sinh lợi Ngoài việc điều chỉnh các chính sách tài chính, một doanh nghiệp có thể thực hiện các thay đổi về hoạt động kinh doanh để kiểm soát việc tăng trởng quá nhanh. Một giải pháp đợc gọi là "giảm bớt để sinh lợi". Giảm bớt để sinh lợi sẽ làm giảm các nhợc điểm của tăng trởng bền vững theo hai cách: Nó trực tiếp tạo ra nguồn tiền cho doanh nghiệp thông qua việc bán bớt các cơ sở có suất sinh lợi thấp, và nó làm giảm sự gia tăng doanh số thực tế do việc bỏ bớt một số nguồn làm tăng doanh thu. Giảm bớt để sinh lợi cũng có thể áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ có một sản phẩm duy nhất. ý tởng ở đây là giảm bớt các khách hàng thanh toán dây da kéo dài, hoặc giảm bớt hàng tồn kho luân chuyển chậm. Điều này sẽ giải quyết các khó khăn trong tăng trởng bền vững theo ba cách: nó giải phóng nguồn tiền bị chiếm dụng để đa vào hoạt động tạo điều kiện cho sự phát triển tăng trởng mới, nó làm tăng việc luân chuyển tài sản, và nó làm giảm doanh thu do thắt chặt các điều khoản bán chịu và giảm hàng tồn kho sẽ làm mất đi một số khách hàng. 5. Sử dụng ngoại lực (thuê ngoài) Thuê ngoài liên quan tới quyết định liệu có nên thực hiện hoạt động sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp hoặc mua nó từ những cơ sở bên ngoài. Một doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ lệ tăng trởng bền vững của mình bằng việc thực hiện thuê ngoài nhiều hơn và giảm việc thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện chiến lợc thuê ngoài, nó sẽ giải phóng một số tài sản gắn liền với các hoạt động này, và nó sẽ làm tăng việc luân chuyển tài sản của doanh nghiệp. Cả hai tác dụng này sẽ làm giảm bớt các khó khăn trong vấn đề tăng trởng. 6. Giá cả Tồn tại mối quan hệ tơng hỗ rõ ràng giữa giá bán và lợi nhuận. Khi doanh thu tăng quá cao làm ảnh hởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp thì cần thiết phải tăng giá bán để làm giảm sự gia tăng của doanh thu. Nói việc tăng giá làm hệ số lợi nhuận ròng tăng thì cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tỷ lệ tăng trởng bền vững. 7. Sáp nhập có phải là một giải pháp? Khi mọi giải pháp đều thất bại, thì điều cần thiết là cần phải tìm một doanh nghiệp có két sắt không đáy. Có hai loại doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu tiền nếu trên. Thứ nhất đó là các doanh nghiệp ổn định, hoạt động ít rủi ro, các doanh nghiệp có nguồn tiền mặt dồi dào và đang muốn tìm kiếm các cơ hội đầu t có tỷ lệ sinh lời cao để tiêu thụ bớt tiền d. Loại doanh nghiệp thứ hai là các doanh nghiệp có chính sách tài chính bảo thủ. Mua một công ty khác hoặc sáp nhập vào một công ty khác là một giải pháp cứng rắn nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong tăng trởng. KT-ML V. Một số giải pháp khi tốc độ tăng trởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trởng bền vững Bớc đầu tiên là quyết định xem liệu tình trạng này là tạm thời hay lâu dài. Nếu là tạm thời, thì đơn giản là đa các nguồn lực tích trữ ra để phục vụ nhu cầu tăng trởng đợc dự kiến trong tơng lai. Nếu tình trạng này mà kéo dài, thì cần xem xét việc tăng trởng thấp là vấn đề chung của cả ngành kinh doanh - kết quả tất yếu khi thị trờng bão hoà - hay chỉ là vấn đề đơn độc của doanh nghiệp. Nếu là vấn đề riêng của doanh nghiệp, các lý do của tăng trởng thấp và các nguồn lực dự kiến phục vụ cho tăng trởng mới cần phải đợc tìm kiếm trong nội bộ doanh nghiệp. Trong trờng hợp này doanh nghiệp cần xem xét kỹ tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các ràng buộc bên trong gây cản trở sự tăng trởng của doanh nghiệp, có thể phải cải tổ cơ cấu tổ chức cũng nh gia tăng việc chi tiêu. Khi một doanh nghiệp không thể đạt đợc tốc độ tăng trởng cần thiết, thì thờng có ba giải pháp để lựa chọn: - Bỏ qua vấn đề này - Hoàn vốn lại cho các cổ đông - Đi tìm mua sự tăng trởng. 1. Bỏ qua vấn đề Điều này đợc thực hiện theo hai hình thức. - Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu t vào ngành nghề nh trớc mặc cho suất sinh lợi không còn hấp dẫn, hoặc - Cứ ngồi yên vị, mặc cho đống tài sản sử dụng không có hiệu quả ngày một to thêm. Khó khăn đối với phơng án này là các tài sản bỏ không sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều ngời. Các nguồn lực sử dụng không hiệu quả sẽ làm giá cổ phiếu của doanh nghiệp và làm cho các cổ phiếu dễ dàng đợc mua bán trên thị trờng và tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh chiếm quyền lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh gom đủ số cổ phiếu cần thiết, họ có thể bố trí lại nguồn lực doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả hơn và kiếm đợc số lợi nhuận cần thiết. Và họ sẽ thực hiện tái bố trí lại các nguồn lực và nh vậy các đối thủ cạnh tranh đã trở thành ban quản lý doanh nghiệp. KT-ML 2. Hoàn trả lại vốn cho cổ đông Giải pháp này đợc thực hiện bằng cách tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức hoặc mua vo các cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình. Giải pháp này không đợc một số doanh nghiệp lựa chọn vì: thứ nhất đây không phải là thông lệ ở nhiều nớc, luật thuế ở một số nớc khuyến khích giữ lại lợi nhuận doanh nghiệp để tái đầu t bằng việc đánh thuế thu nhập hai lần, một lần ở mức thu nhập doanh nghiệp và một lần nữa ở mức thu nhập cá nhân, do đó thậm chí mức sinh lợi đầu t của doanh nghiệp có thấp đi nữa thì đôi khi nó vẫn hấp dẫn các cổ đông hơn là tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức. Thứ hai, quan trọng hơn là, rất nhiều nhà quản lý thờng có khuynh hớng thích sự tăng trởng, dù cho sự tăng trởng này rất nhỏ. Xét về phơng diện cá nhân, các nhà quản lý không muốn gia tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức cho các cổ đông, bởi vì nếu làm vậy thì chẳng khác nào phơi trần sự thất bại của họ trong quản lý. Các cổ đông tin tởng giao tiền của mình cho các nhà quản lý với nhiệm vụ làm cho đồng vốn của họ sinh sôi nẩy nở, vì vậy việc hoàn vốn cho các cổ đông chẳng khác nào tự thừa nhận tình trạng quản lý kém cỏi của mình. 3. Mua sự tăng trởng Các nhà quản lý với tính hãnh tiến về khả năng quản lý của mình, với mong muốn giữ lại những nhân viên chủ chốt, và làm vơi đi nỗi lo sợ những kẻ đảo chính thôn tính doanh nghiệp, họ th ờng dùng nguồn tiền d thừa để đa dạng hoá đầu t ra các doanh nghiệp khác, thờng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh đang là trào lu. Do thời gian là một nhân tố quyết định, cho nên thờng việc mua lại các doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động đáng kể sẽ đợc a chuộng hơn là các doanh nghiệp mới thành lập. Lộ trình và hành động hợp lý đối với chơng trình mua lại một doanh nghiệp là một nhiệm vụ nặng nề. Tuy nhiên, ở đây có hai quan điểm cần lu ý. Thứ nhất, rất quan trọng về nhiều phơng diện, việc quản lý những khó khăn của vấn đề tăng trởng của các doanh nghiệp đã bão hoà hay đang suy giảm là hình ảnh phản chiếu qua gơng của những doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Đặc biệt những doanh nghiệp có tốc độ tăng trởng thấp thờng tìm các giải pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn tiền d của mình, trong khi các doanh nghiệp đang có tốc độ tăng trởng nhanh lại đi tìm giải pháp huy động thêm tiền để tài trợ cho tốc độ tăng trởng nhanh nhng không bền vững của mình. Do đó, hoàn toàn hợp tự nhiên khi các doanh nghiệp có tốc độ tăng trởng thấp và các doanh nghiệp có tốc độ tăng trởng cao đôi khi giải quyết việc quản lý những vấn đề khó khăn trong tăng trởng bằng cách kết hôn với nhau. Theo đó, doanh nghiệp thừa tiền thiết lập nên một tổ chức để có thể tài trợ vốn cho những doanh nghiệp đang phát triển nhanh. Thứ hai, theo quan điểm của các cổ đông, mua sự tăng trởng là kém hơn rõ rệt so với hoàn tiền lại cho các cổ đông. Liệu có hơn không khi kỳ vọng sự tăng trởng bằng việc mua lại doanh nghiệp khác. Bởi vì sau khi bỏ ra một số tiền cần thiết để sở hữu một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp mua phải đối diện với việc đầu t có suất sinh lợi không đáng kể thậm chí còn tệ hơn cả trớc kia. Tóm lại, hiểu thực chất tăng trởng và quản lý tăng trởng trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng giao thông nói riêng là hết sức quan trọng. Với những nội dung đã nêu trên tác giả hy vọng góp phần nhỏ giúp các doanh nghiệp đa ra đợc giải pháp thích hợp để quản lý tăng trởng của doanh nghiệp mình. KT-ML Tài liệu tham khảo [1]. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính, 1999. [2]. Nguyễn Tất Bình. Phân tích quản trị tài chính. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. [3]. PGS. TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh, TS. Phạm Văn Vạng. Quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng giao thông - Khoa Sau Đại học- Trờng Đại học GTVT, 2000. [4]. PTS. Vũ Duy Ho, Đm Văn Huệ, ThS. Nguyễn Quang Ninh. Quản trị tài chính doanh nghiệp Nhà xuất bản Thống kê, 1997. [5]. Nguyễn Hải Sản. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê, 2001. [6]. xavier richet. Kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 1997. [7]. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số Tổng công ty xây dựng công trình giao thông các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 . tăng trởng v quản lý tăng trởng trong doanh nghiệp ThS. Nguyễn quỳnh sang Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Báo cáo lm rõ tăng trởng trong doanh. của doanh nghiệp. Nếu là vấn đề riêng của doanh nghiệp, các lý do của tăng trởng thấp và các nguồn lực dự kiến phục vụ cho tăng trởng mới cần phải đợc tìm kiếm trong nội bộ doanh nghiệp. Trong. mở đầu KT-ML Tăng trởng và quản lý tăng trởng ngày nay là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạch định tài chính, một phần bởi vì, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xem tăng trởng giống

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan