1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "Rủi ro và quản lý rủi ro trong các dự án đầu t- xây dựng công trình giao thông" doc

6 660 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 137,1 KB

Nội dung

Rủi ro v quản lý rủi ro trong các dự án đầu t xây dựng công trình giao thông NCS. trịnh thuỳ anh Bộ môn Quản trị kinh doanh Khoa Vận tải Kinh tế Trờng Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bi viết ny nhằm nghiên cứu những vấn đề chung về rủi ro v quản lý rủi ro trong các dự án đầu t xây dựng công trình giao thông (dự án XDCTGT). Rủi ro của các dự án XDCTGT sẽ đợc xét theo nguồn gây rủi ro, nghiên cứu trên góc độ của các đối tác cũng nh xem xét theo các giai đoạn của dự án. Summary: This paper aims to provide a general idea of risks and risk management in transport construction projects. Risks in transport construction projects are to be studied based on the source of risks, project counterpart's view - points as well as phases of the projects. i. giới thiệu CB A Do những đặc điểm trong đầu t xây dựng công trình giao thông nh dự án thờng kéo dài nhiều năm, công việc thờng tiến hành ngoài trời, quá trình sản xuất luôn di động, tính phức tạp thể hiện trong mọi giai đoạn của dự án Vì vậy, những rủi ro luôn tiềm ẩn theo thời gian do những ảnh hởng của thiên nhiên, thời tiết khí hậu, địa chất thuỷ văn cũng nh những biến đổi của xã hội và phụ thuộc vào những yếu tố liên quan đến trình độ và khả năng của con ngời tham gia vào quá trình xây dựng. Ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng công trình giao thông, luôn đợc biết đến với việc cho ra đời các công trình muộn màng với chi phí đắt đỏ. Mặc dù có thể có các dự án xây dựng cùng một loại hình công trình, nhng vì thực hiện trong các điều kiện khác nhau, tại các địa điểm khác nhau, với các yêu cầu về nguyên vật liệu, trang thiết bị và các giải pháp kỹ thuật khác nhau, triển khai và vận hành trong các điều kiện khác nhau, cơ cấu tổ chức và quản lý khác nhau, lực lợng tham gia thực hiện và các bên liên quan đến dự án cũng khác nhau , cho nên những bất thờng trong các dự án lúc đầu tởng là tơng tự cũng sẽ khác biệt. Đặc biệt với các dự án xây dựng công trình giao thông thì mức độ phức tạp và tính không đồng nhất cao hơn rất nhiều so với các dự án xây dựng công trình dân dụng. Chính vì những nguyên do nói trên mà ngời ta thờng nói: rủi ro luôn song hnh với các dự án xây dựng công trình giao thông. ii. Nguồn gây Rủi ro v quản lý nguồn gây rủi ro trong dự án XDCTGT Xét trên góc độ của nhà quản lý dự án, các nguồn gây rủi ro đối với dự án XDCTGT có thể đến từ các bên liên quan nh khách hàng, chính phủ, cơ quan quản lý liên quan , điều kiện, khả năng và chính sách cấp vốn, cơ chế thủ tục tại địa phơng, kinh nghiệm xây dựng và khả năng tài chính của nhà thầu xây dựng, khả năng cung ứng, nguyên vật liệu, lao động, máy móc trang thiết bị, phạm vi, mục tiêu, tổ chức dự án, sức tăng trởng hoặc suy thoái của nền kinh tế khu vực, áp lực chính trị 2.1. Rủi ro từ bản thân dự án Nguồn gây rủi ro lớn nhất xuất phát từ chính dự án, đó chính là: quy mô dự án, địa điểm xây dựng, mức độ phức tạp của thiết kế và phơng pháp xây dựng, tốc độ xây dựng Thực tiễn quá trình quản lý chi phí và thời gian thực hiện của nhiều dự án cho thấy khi ngời ta quá lạc quan trong quá trình lập dự án thì sẽ rất khó đối phó với các rủi ro. 2.2. Rủi ro từ bên ngoài dự án Các thay đổi là rất khó tránh trong suốt thời gian thực hiện dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn, thời gian xây dựng kéo dài. Có rất nhiều ảnh hởng từ bên ngoài tác động đến dự án, gây thiệt hại cho các dự án. Các loại rủi ro từ bên ngoài dự án bao gồm lạm phát, sự biến động của thị trờng, yếu tố đầu vào nh nguyên vật liệu, lao động, máy móc bị thay đổi về giá cả, nguồn cung ứng, chất lợng, thời gian, sự thay đổi cơ chế chính sách, hệ thống luật pháp, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi. CB A Bảng 1 nghiên cứu nguồn gây rủi ro bên ngoài dự án (môi trờng tự nhiên, môi trờng xã hội) và rủi ro từ nguồn nội tại của dự án (yếu tố kỹ thuật, xây dựng, tổ chức, quản lý). Bảng 1. Nguồn gây rủi ro đối với dự án XDCTGT Nguồn Ví dụ Rủi ro tác động từ môi trờng tự nhiên Thay đổi các quy định về tiêu chuẩn chất lợng môi trờng Yêu cầu phải có đánh giá tác động môi trờng Dự án nằm trong vùng nhạy cảm với môi trờng Dự án trong khu vực sát bờ biển Dự án nằm trong khu vực gần sông hoặc trong khu vực lũ lụt Dự án đi qua khu vực rừng núi có điều kiện địa hình phức tạp Khảo sát mặt bằng sơ bộ thấy nền đất yếu, phức tạp hoặc có nhiều chất thải độc hại Rủi ro môi trờng xã hội, pháp lý Bổ sung thêm một số thủ tục hành chính Dự kiến có thể gặp các phản ứng tiêu cực của cộng đồng Có khả năng xảy ra tác động dây chuyền và cộng dồn Rủi ro từ bên ngoài dự án Quá trình giải phóng đền bù gặp nhiều khó khăn Mâu thuẫn hoặc thiếu thống nhất giữa các mục tiêu chi phí, thời gian, phạm vi và chất lợng Thay đổi yêu cầu của các bên liên quan đến dự án Phát sinh thêm một công việc mới do đòi hỏi của bên liên quan đến dự án Tình hình tài chính trong năm thay đổi Có các thay đổi về mặt chính trị Bị sự phản đối ở địa phơng Đe doạ kiện tụng, tranh chấp Các bên liên quan quá chú trọng vào yếu tố thời gian và/hoặc chi phí mà xem nhẹ chất lợng Rủi ro do yếu tố kỹ thuật Quá trình điều tra khảo sát bị kéo dài hoặc có các sai sót Các vấn đề về mặt địa chất, không dự kiến đợc Phân tích môi trờng không hoàn chỉnh hoặc sai sót Thiết kế không hoàn chỉnh, thiếu chính xác Thiết kế kỹ thuật quá phức tạp, đòi hỏi công nghệ xây dựng mới Thiết kế nền móng sai sót Sai sót trong việc đề xuất sử dụng nguyên vật liệu, máy móc Phân tích mặt bằng không hoàn chỉnh hoặc sai sót Thay đổi yêu cầu do nhầm lẫn, sai sót Phải bổ sung thêm thiết kế T vấn thiết kế không đảm bảo chất lợng Dự án quá nhạy cảm với điều kiện thay đổi của ngoại cảnh Rủi ro xây dựng Thời gian hợp đồng dự kiến không phù hợp Điều tra khảo sát không đảm bảo Mức độ phức tạp của công nghệ Các chất thải nhân tạo, chất thải độc hại không xác định đợc Rủi ro do tổ chức dự án Các nhân viên không có đủ chuyên môn nghiệp vụ Không đủ thời gian để lập kế hoạch Nhà quản lý dự án không dự kiến trớc đợc khối lợng công việc Đơn vị chức năng không phù hợp, quá tải Thiếu sự hiểu biết về các nhà tài trợ và quá trình tài trợ phức tạp của dự án Thay đổi thứ tự u tiên của các công việc Xuất hiện một dự án mới với mức độ u tiên cao hơn Mâu thuẫn trong các mục tiêu thời gian, chi phí, phạm vi và chất lợng Rủi ro về khả năng quản lý Mục tiêu và yêu cầu của dự án không đợc xác định rõ ràng và chính xác. Xác định phạm vi dự án không phù hợp và không đầy đủ. Kế hoạch thực hiện, chi phí và thời hạn bàn giao không đợc xác định rõ ràng hoặc gây hiểu lầm Có quá nhiều dự án đang tiến hành cùng lúc Quá trình t vấn và thực hiện hợp đồng xây dựng các công trình bị kéo dài Sai sót trong quá trình lập dự toán hoặc trong lập lịch trình thực hiện. Phải thực hiện các công việc mà không có trong kế hoạch lập trớc. áp lực phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc để hoàn tất dự án sớm trớc kỳ hạn Thay đổi các nhân sự chủ chốt của dự án Nhân viên không đủ trình độ, không đủ kinh nghiệm, nguồn lực có sẵn không đủ Không kiểm soát đợc các nhân viên dự án Quan hệ giữa các thành viên trong tổ dự án gặp nhiều rắc rối. Thiếu sự hợp tác, trao đổi bàn bạc giữa các bên liên quan Thiếu sự quản lý và hỗ trợ từ phía trên Các vấn đề phát sinh do phía các cơ quan địa phơng Nhận thức và sự hỗ trợ của cộng đồng Rủi ro quyền lợi Các cam kết không đầy đủ và phù hợp Mâu thuẫn giữa quyền lợi của mỗi bên Cần thêm thời gian và chi phí để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên CB A Tóm lại, các nhà quản lý rủi ro dự án cần xác định và phân tích các nguồn gây rủi ro một cách khoa học, chặt chẽ. Trên cơ sở đó, hệ thống quản lý rủi ro của dự án cần hớng mục tiêu vào quản lý các nguồn có nhiều khả năng gây rủi ro đối với mỗi dự án cụ thể. iii. Rủi ro v quản lý rủi ro trong dự án xây dựng CTGT xét trên góc độ của các đối tác Đối với các dự án xây dựng công trình giao thông, rủi ro là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng mà chủ đầu t và nhà thầu kể cả nhà t vấn phải có trách nhiệm quản lý bằng hợp đồng. Rủi ro có ảnh hởng đến giá thành công việc kể từ khi lập dự án. Cần phải có sự phân tích, nhận biết những rủi ro xét trên góc độ các đối tác có liên quan đến dự án. 3.1. Rủi ro và quản lý rủi ro xét trên góc độ chủ đầu t Những rủi ro chính của chủ đầu t bao gồm giải phóng mặt bằng chậm, thiếu chi phí đền bù; điều kiện địa chất có những điểm không lờng trớc; các nguồn cung cấp thông tin kém hiệu quả; biến động lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại hối; lạm phát; tăng thuế suất, thiếu các nguồn chi trả Một trong số các biện pháp quan trọng đợc chủ đầu t lựa chọn để quản lý rủi ro là xem xét và đa ra một hợp đồng chặt chẽ đối với nhà thầu, t vấn thiết kế và t vấn giám sát, các điều khoản trong hợp đồng phải nhằm mục đích chia xẻ và chuyển giao rủi ro cho các đối tác này trong các trờng hợp bất trắc. Chủ đầu t cần giám sát và quản lý hợp đồng một cách nghiêm ngặt. Nên lựa chọn thời điểm thích hợp để đầu t, cũng nh lựa chọn đối tác tham gia dự án. Mặt khác, dự phòng các yếu tố tác động bởi môi trờng kinh tế, môi trờng xã hội, luật pháp cũng là các biện pháp quan trọng trong việc quản lý rủi ro dự án. CB A 3.2. Rủi ro và quản lý rủi ro trên góc độ nhà thầu Những rủi ro có thể xảy ra cho các nhà thầu bao gồm điều kiện thời tiết không thuận lợi, tai nạn lao động trên công trờng, giá vật liệu tăng đột biến, thất thoát vật t, chất lợng vật liệu kém, thiết kế có sai sót và phải điều chỉnh, suy thoái kinh tế, dịch bệnh Để quản lý rủi ro, nhà thầu cần cẩn trọng trong việc xem xét các điều khoản và ký kết hợp đồng. Nhà thầu cần xem xét và dự phòng trớc những tác động bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện kinh tế, môi trờng vĩ mô Hồ sơ thiết kế và khối lợng xây dựng cần đợc nghiên cứu một cách kỹ lỡng. Cũng cần chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn và chất lợng trên công trờng. Công nghệ xây dựng, chất lợng nguyên vật liệu, trang thiết bị cũng nh chất lợng của các nhà cung ứng cần đợc xem trọng. Đối với nhà thầu, hệ thống quản lý rủi ro, trong đó hệ thống thông tin dự án đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 3.3. Rủi ro và quản lý rủi ro của t vấn thiết kế, t vấn giám sát Những rủi ro thờng xảy ra cho t vấn thiết kế bao gồm sự đa dạng trong sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng và các công cụ phục vụ thiết kế dẫn đến sự nhầm lẫn, không phân biệt hoặc sử dụng không đồng bộ, không nhất quán các tiêu chuẩn của nớc ngoài trong quá trình thiết kế và thẩm định thiết kế kèm theo là các chơng trình phần mềm trôi nổi trên thị trờng không đợc quản lý. Ngoài ra sự đa dạng về năng lực của đội ngũ tham gia thiết kế và tổ chức thiết kế cũng làm cho công tác thiết kế còn một số tồn tại. Việc lập dự toán còn nhiều bất cập. Hơn nữa công tác quản lý chất lợng thiết kế cha đồng bộ, có thể dẫn đến việc thiết kế không rõ ràng, thiết kế không chi tiết, thiết kế không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, thiếu các biện pháp thi công, thiếu các số liệu khảo sát, tính toán sai lệch Những rủi ro thờng xảy ra cho t vấn giám sát bao gồm trình độ t vấn giám sát còn hạn chế nên công tác quản lý, giám sát cha đảm bảo chất lợng, đôi chỗ còn gây nhiều sai sót, ảnh hởng đến chất lợng công trình, làm thất thoát vốn đầu t, kéo dài thời gian thi công xây dựng, hoặc gây thiệt hại đến các bên liên quan. Ngoài ra sự đa dạng trong việc sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng và các công nghệ thi công, xây dựng dẫn đến sự nhầm lẫn, không đồng bộ, không nhất quán các tiêu chuẩn của nớc ngoài trong quá trình chỉ đạo thi công xây dựng và thẩm định chất lợng công trình xây dựng. Để quản lý rủi ro của t vấn, cần nâng cao trình độ của đội ngũ t vấn thiết kế và t vấn giám sát. Công tác quản lý chất lợng t vấn cần đợc chuẩn hoá và cụ thể hoá. Tóm lại, ở mỗi góc độ liên quan đến dự án, chủ đầu t, nhà thầu, t vấn thiết kế và t vấn giám sát cần xác định rõ các loại rủi ro có thể gây ra các thiệt hại đối với bản thân mình căn cứ theo các loại rủi ro liên quan đến từng đối tác đã trình bầy ở trên, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu các mất mát có thể. iv. Rủi ro v quản lý rủi ro dự án xây dựng CTGT xét theo các giai đoạn dự án Một số trờng hợp rủi ro có thể xẩy ra trong các giai đoạn của dự án đầu t, bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị thực hiện dự án, giai đoạn thực hiện dự án. 4.1. Rủi ro và quản lý rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án Rủi ro chủ yếu xẩy ra trong giai đoạn này xuất phát từ khâu thu thập và xử lý thông tin. Nó liên quan chủ yếu tới lợng thông tin thu thập đợc không chính xác, không đầy đủ và đồng bộ về quy mô, chất lợng của dự án cũng nh về địa điểm xây dựng dự án, thời gian vận hành dự án, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công, công nghệ và giải pháp thi công Tất cả những rủi ro đó dẫn tới sự không phù hợp so với yêu cầu thực tế của công trình. CB A Ngoài ra, việc thiếu thận trọng trong khâu lập dự án, xác định tổng mức đầu t, thẩm định thiết kế sơ bộ và xét duyệt tổng mức đầu t gây ra lãng phí, thất thoát và tiêu cực. 4.2. Rủi ro và quản lý rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án Thông thờng các vấn đề khó khăn sẽ xảy ra nhiều nhất ở những tháng đầu tiên khi bắt đầu tiến hành xây dựng công trình. Vì vậy các nỗ lực lớn nhất từ chủ đầu t, nhà thầu và t vấn sẽ dồn nhiều cho giai đoạn này. Nhà thầu cần lập kế hoạch thực hiện dự án một cách chi tiết, để làm cơ sở cho chủ đầu t và t vấn giám sát quản lý đợc quá trình xây dựng của nhà thầu. Mặt khác, dự án đầu t của ngành GTVT cần số lợng vốn đầu t rất lớn. Đối với các nớc đang và chậm phát triển nh Việt Nam thì mặc dầu xây dựng hệ thống GTVT là nhiệm vụ quan trọng và đợc quan tâm hàng đầu, nhng khả năng cấp vốn cho các dự án này vẫn rất hạn chế. Lợng vốn này thờng đợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau nh: vay nớc ngoài từ các quỹ tiền tệ quốc tế, vốn ODA nên hay xảy ra tình trạng vốn không đợc cung cấp thờng xuyên và kịp thời. Khủng hoảng kinh tế, tài chính và tiền tệ cũng là một nguyên nhân đáng kể. Về phía nớc ngoài, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, đặc biệt là do khủng hoảng tiền tệ mà việc góp vốn đầu t tài trợ cho dự án nhiều khi không đáp ứng kịp thời nh đã đợc thoả thuận trong các hiệp định tín dụng, gây ra rủi ro không thể lờng trớc đợc. Về phía nớc sở tại thì do mức độ tăng trởng kinh tế chậm, để kiềm chế lạm phát, Nhà Nớc thờng chủ trơng thắt chặt tín dụng. Do đó một số dự án đầu t nếu không thuộc loại "trọng điểm" đều buộc phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn, số lợng vốn cấp cho dự án, thời gian thi công hoặc hoàn thành dự án. Chính vì vậy mà phần vốn đối ứng cũng bị giảm đi đáng kể. Thực tế cho thấy tỷ giá hối đoái thờng không đợc ổn định và sự biến động của nó dẫn đến tình trạng không đủ ngoại tệ để mua sắm trang thiết bị thi công hiện đại cho công trình. Ngoài ra, do dự án XDCTGT bị tác động rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên nh ma, bão, động đất trong suốt quá trình hình thành và thực hiện xây dựng, có thể ảnh hởng nặng nề tới tiến độ thi công và chất lợng công trình, làm h hỏng các máy móc thiết bị Việc giải phóng mặt bằng chậm cũng là một yếu tố khó lờng trớc và làm kéo dài tiến độ thi công, dẫn tới việc tăng chi phí, tăng thời gian ứ đọng vốn. Chất lợng công trình không đảm bảo do sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế; hoặc thiếu trách nhiệm, bớt xén trong quá trình thi công; cũng nh giám sát, đốc thúc thi công. Trình độ quản lý kém hoặc có nhiều biểu hiện tiêu cực Do thiếu năng lực kiểm tra, giám sát của chủ đầu t nên nhà thầu cố tình gian lận khối lợng và chất lợng thi công, dẫn đến tình trạng lãng phí và thất thoát. Không ít trờng hợp chủ đầu t và nhà thầu thông đồng, thoả thuận với nhau để ăn gian khối lợng và chất lợng dẫn đến thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu t xây dựng. CB A Thiếu thận trọng trong khâu lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, lập và xét duyệt tổng dự toán, gây ra các lãng phí trong giai đoạn này. Giá cả vật t và đơn giá xây dựng cơ bản trong cơ chế thị trờng hiện nay cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát và tiêu cực không nhỏ, kể cả việc mua bán, giá công trang thiết bị trong cũng nh ngoài nớc. Thờng khi lập dự toán, cơ quan tính dự toán theo đơn giá khu vực, nhng khi thi công lại thờng tính giá vật t ở thời điểm thi công. Mặt khác, chủng loại vật t thờng rất đa dạng, dễ gây sơ hở trong khâu phân loại để định đơn giá, dẫn đến tình trạng tiêu cực, lãng phí và thất thoát. 4.3. Rủi ro và quản lý rủi ro trong giai đoạn kết thúc dự án Đây là giai đoạn vận hành các kết quả của dự án. Rủi ro trong giai đoạn này có thể bao gồm quản lý công tác thu phí kém hiệu quả, xảy ra hiện tợng vi phạm định mức về tải trọng sử dụng trong các công trình giao thông, công tác duy tu, bảo dỡng các công trình giao thông không đợc thực hiện một cách chặt chẽ, tình trạng vô ý thức và phá hoại công trình xây dựng (đặt vật cản trên mặt cầu, đờng, xây dựng các công trình trái phép hoặc phá huỷ các kết cấu công trình ) Sau khi xác định đợc các rủi ro trong giai đoạn này, nhà quản lý dự án cần có các biện pháp đề phòng và hạn chế các tác động bất lợi có thể gây ra cho dự án. Tài liệu tham khảo [1]. TS. Nguyễn Xuân Hon, ThS. Trịnh Thuỳ Anh. Bài giảng Quản trị dự án đầu t giao thông vận tải. Trờng Đại học Giao thông Vận tải. Hà Nội, 2003. [2]. Nguyễn Xuân Hải. Quản lý dự án xây dựng nhìn từ góc độ nhà nớc, nhà đầu t, nhà t vấn, nhà thầu. Nhà xuất bản Xây dựng, 2002. [3]. PGS.TS Đon Thị Hồng Vân. Quản trị rủi ro và khủng hoảng. Nhà xuất bản Thống kê, 2002. [4]. TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, TS. Lê Tấn Bửu, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu, ThS. Bùi Thanh Hùng. Rủi ro trong Kinh doanh. Nhà Xuất bản Thống kê - 2001. [5]. Chris Chapman and Stephen Ward. Project Risk Management - Processes, Techniques and Insights. John Wiley & Sons - 1999. [6]. Roger Flanagan and George Norman. Risk Management and Construction. Blackwell Scientific Publication, 1993. [7]. Thomas. Papageorge, ra R.S. Risk Management for Building Professionals. Means Company, Inc. [8]. Project Risk Management Handbook 1 st Edition. Caltrans - Office of Project Management Process Improvement [9]. A Guide to Project Management Body of Knowledge (PMBOK Guide). Project Management Institute, Newtown Square Pennsylvania USA. [10]. Project Management: Body of Knowledge, fourth edition. Miles Dixon - Association for Project Management . năng gây rủi ro đối với mỗi dự án cụ thể. iii. Rủi ro v quản lý rủi ro trong dự án xây dựng CTGT xét trên góc độ của các đối tác Đối với các dự án xây dựng công trình giao thông, rủi ro là. về rủi ro v quản lý rủi ro trong các dự án đầu t xây dựng công trình giao thông (dự án XDCTGT). Rủi ro của các dự án XDCTGT sẽ đợc xét theo nguồn gây rủi ro, nghiên cứu trên góc độ của các. ra trong các giai đoạn của dự án đầu t, bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị thực hiện dự án, giai đoạn thực hiện dự án. 4.1. Rủi ro và quản lý rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án Rủi ro chủ

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w