phân hóa giu nghèo trong nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam TS. Tô thị tâm Bộ môn Kinh tế chính trị Khoa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: ở nớc ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng thì phân hóa giu nghèo ngy cng trở nên rõ nét, sâu sắc v phổ biến. Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giu với nhóm nghèo nh l yếu tố phản ánh sự phân phối công bằng hay không công bằng, thúc đẩy hay cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở nớc ta. Do vậy, đại hội đại biểu ton quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cần phải có những giải pháp vĩ mô v nguyên tắc định hớng l tập trung thực hiện xóa đói giảm nghèo, điều tiết , kiểm soát khoảng cách giu nghèo không đẩy phân hóa giu nghèo vợt quá ngỡng giới hạn dẫn tới phân hóa giai cấp, phân cực v xung đột xã hội lm ảnh hởng tới định hớng XHCN v sự ổn định của xã hội. Summary: The transfer to the market economy of Vietnam leads to the popular and deep gap between the rich and the poor. The disparity in economy is considered as the factor which reflects fair or unfair distribution - a factor promotes or blocks progress of our country's socio - economy. Therefore the 9 th Vietnam Communist Party Congress affirms that it is essential to have macro scope solutions and principles in eliminating hunger and reducing poverty, regulating and controlling the gap to prevent the gap from being pushed up over restriction. If not, it would lead to the class division, social polarization and conflict which affect the socialist orientation and social stability. KT-ML i. đặt vấn đề Loài ngời phát triển theo nhiều nấc thang lịch sử do trình độ của lực lợng sản xuất quyết định. Trong chế độ công xã nguyên thủy, đói nghèo là hệ quả trực tiếp của sự lạc hậu mông muội Đến chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, và trong chế độ TBCN, khi xuất hiện chế độ t hữu và quan hệ bóc lột thống trị, khi đó đối kháng giai cấp phân cực xã hội và phân hóa giàu nghèo là những hiện tợng tất yếu, nhân quả hữu cơ không thể tách rời nhau. Nó thuộc về bản chất kinh tế - chính trị xã hội đó. Với quan niệm giàu nghèo là hậu quả của chế độ t hữu và bóc lột, do vậy có quan niệm ảo tởng cho rằng: ở các nớc XHCN trớc đây với việc xác lập quyền sở hữu xã hội về t liệu sản xuất, quyền làm chủ của nhân dân lao động thì sự phân hóa giàu nghèo không rõ nét. Theo Lênin, trong CNXH "đối kháng giai cấp mất đi, nhng mâu thuẫn xã hội thì còn lại". Vì vậy, vẫn còn tồn tại lâu dài những khác biệt trong thu nhập nhất là trong cơ chế thị trờng. Do đó giàu nghèo vẫn tồn tại. ở nớc ta, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp thì phân hóa giàu nghèo từ một hiện tợng diễn ra chậm chậm, lẻ tẻ bị che lấp bởi "chủ nghĩa bình quân chia đều sự nghèo khổ". Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng, thì sự phân hóa giàu nghèo trở nên ngày càng rõ nét và trở thành vấn đề có tính quy luật. Việc phân tích sự phân hóa giàu nghèo ở nớc ta đòi hỏi một cách nhìn chỉnh thể cơ cấu xã hội, trong tính thống nhất cái kinh tế với cái xã hội. Xem xét và đánh giá dựa trên quan điểm thực tiễn, quan điểm phát triển và quan điểm hệ thống. Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo không có nghĩa là ngăn cản sự vơn lên làm giàu, mà phải là sự làm giàu chính đáng, thực hiện tăng trởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. 1. Khái niệm và những tiêu chí xác định giàu nghèo ở nớc ta hiện nay a. Các khái niệm Có nhiều quan niệm, định nghĩa về phân hóa giàu nghèo dới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nh: phân hóa giàu nghèo là sự phân cực về kinh tế, là trung tâm của sự phân tầng xã hội, nó gắn liền với sự bất bình đẳng xã hội và phân công lao động xã hội, là kết quả tất yếu của quá trình tăng trởng và phát triển kinh tế. KT-ML Cũng có quan niệm cho rằng: phân hóa giàu nghèo là một hiện tợng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau, thể hiện trong xã hội nhóm giàu, nhóm nghèo. Giữa nhóm giàu nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập, mức sống. Tất cả các quan niệm trên đều có một điểm chung giống nhau, đó là khẳng định phân hóa giàu nghèo là một hiện tợng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành những tầng, lớp, nhóm xã hội khác nhau, chủ yếu về mặt giàu, nghèo. Từ những quan điểm trên, xem xét vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam hiện nay thì có thể hiểu phân hóa giàu nghèo là một hiện tợng phân chia xã hội thành các nhóm ngời có điều kiện kinh tế và chất lợng sống khác biệt nhau, là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Nh vậy có thể hiểu: Phân hóa giàu nghèo là một dạng của phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp, là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế. Do vậy, lý thuyết phân tầng xã hội phải đợc vận dụng hợp lý để tạo dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu hiện tợng phân hóa giàu nghèo. Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài ngời (trừ những tổ chức xã hội sơ khai). Đó là sự phân chia, sắp xếp các thành viên xã hội thành các tầng lớp xã hội khác nhau. Về địa vị kinh tế, chính trị và xã hội, cũng nh những sự khác nhau về trình độ học vấn, nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, mức độ tiêu dùng Có thể hiểu phân tầng xã hội theo 3 đặc trng: Một l, phân tầng xã hội là sự phân hóa các cá nhân thành những tầng lớp, thứ bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội. Hai l, phân tầng xã hội luôn luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động. Ba l, phân tầng xã hội thờng đợc lu truyền qua các thế hệ và có sự thay đổi nhất định (do cơ động, chuyển dịch xã hội). Khái niệm phân hóa giàu nghèo khác với "phân cực giàu nghèo" sự phân cực giàu nghèo cũng là sự phân hóa xã hội chủ yếu theo tiêu chí giàu nghèo. Phân cực giàu nghèo là khái niệm dùng để chỉ quá trình xã hội dẫn tới chỗ các cá nhân và các nhóm xã hội hội tụ ở cực này hay cực kia của sự giàu hoặc nghèo. Nó là nguyên nhân dẫn đến sự phân cực xã hội, và là hậu quả của sự xung đột xã hội (sự phân cực xã hội là sự phân hóa xã hội không những dựa trên tiêu chí kinh tế mà cả những tiêu chí ngoài kinh tế) gây mất ổn định xã hội. Còn phân hóa giàu nghèo không đẩy tới sự phân cực giàu nghèo, nó còn là động lực cho sự phát triển, để ngời nghèo không thấy bị bóc lột quá đáng, để ngời nghèo thấy mâu thuẫn xã hội không phải do ngời giàu gây ra, kích thích mọi đối tợng vơn lên để làm giàu chính đáng. Có thể phân chia hệ thống phân hóa giàu nghèo cho các trình độ phát triển xã hội khác nhau trong lịch sử: - Theo hình "chóp" phản ánh những xã hội có sự bất bình đẳng ở mức cao (dù là kinh tế nông nghiệp lạc hậu hay trình độ kinh tế phát triển cao nh Hoa Kỳ hiện nay, tầng lớp thợng lu chỉ chiếm 1 - 3% dân số, hạ lu chiếm 25%. - Theo hình "thoi" hay hình quả trám: hai nhóm xã hội giàu nghèo đều chiếm tỷ lệ nhỏ, nằm ở 2 đầu hình thoi, nhóm trung lu chiếm đại đa số ở giữa (nh Nhật Bản). Loại hình này tuy có tiến bộ hơn hình chóp, nhng khoảng cách tầng lớp giàu nhất và nghèo nhất vẫn quá xa, thể hiện mức độ bất bình đẳng còn quá cao. KT-ML - Theo hình "quả trứng": tầng lớp trung lu chiếm đại đa số, sự bất bình đẳng xã hội vẫn còn cao, song không còn những ngời quá nghèo, cũng nh tình trạng một số ít ngời nắm tuyệt đại bộ phận tài sản của xã hội (nh các nớc Bắc Âu). - Theo hình "giọt nớc": khoảng cách giàu nghèo vẫn còn nhng không đáng kể. Đại đa số thành viên trong xã hội có mức sống trung bình và khá (nh các nớc Đông Âu cũ). - Theo hình "đĩa bay": đây là loại phân tầng lý tởng, trong đó tuyệt đại bộ phận là trung lu, khá giả, tuy vẫn còn có sự khác biệt về mức sống, song khoảng cách khác biệt rất nhỏ. b. Những tiêu chí xác định giu nghèo ở nớc ta Để đánh giá tơng đối đúng đắn sự phát triển của mỗi quốc gia, Liên hợp quốc đã đa ra nhiều chỉ tiêu, trong những chỉ số chung đó, chỉ số phát triển con ngời (Human Development Index - HID) đợc đặt vào vị trí trung tâm, quan trọng nhất, thông qua đó biết đợc mức độ phát triển cao hay thấp của một quốc gia. Theo xếp hạng của 174 nớc về chỉ số này trong thời gian từ 1995 - 2000 cho thấy Việt Nam tăng từ vị trí 122 lên 109; Trung quốc từ 106 lên 96. Nớc có vị trí cao nhất là Nauy, sau đến Thụy Điển, Canađa. Chỉ số tỷ trọng thu nhập của các nhóm dân c và hệ số bất bình đẳng trong thu nhập thờng đợc đánh giá so sánh giữa tổng thu nhập của 10% (hay 20%) dân số có thu nhập thấp nhất và 10% (hay 20%) dân số có thu nhập cao nhất. Mức khác biệt này càng cao cho thấy sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quốc dân. Tại Châu Phi, sự chênh lệch này khoảng 20 lần, có nớc 50 lần (trung phi); Mỹ: 17 lần, Trung Quốc: 14 lần, Thái Lan: 13 lần, Canađa: 8 lần, Hàn Quốc : 8 lần. Bên cạnh đó, Liên hợp quốc còn đa ra các chỉ số khác để đánh giá đầy đủ hơn trình độ phát triển của mỗi quốc gia nh: Chỉ số liên quan tới giới (Gender Related Development Index - GRDI) chỉ số này phản ánh sự bất bình đẳng, tỷ lệ biết đọc, biết viết, thu nhập bình quân đầu ngời, nớc có sự bất bình đẳng thấp nhất là nớc Nauy, Bỉ. Nớc có sự bất bình đẳng cao nhất là các nớc châu Phi. Chỉ số về vai trò của phụ nữ (Gender Empowerment Measure - GEM) chỉ số này dùng để đo lờng sự phân biệt giới trong việc tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tham gia vào quyền quyết định những vấn đề xã hội nh tỷ lệ đại biểu quốc hội là nữ, tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo, mức độ thu nhập Ngoài ra còn có chỉ số nghèo tính trên ngời (Human Poverty Index - HPI) phản ánh tình trạng nghèo từ góc độ phát triển nhân văn của 78 quốc gia đang phát triển. Chỉ số này đa ra nhằm so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia. Khái niệm nghèo đói là một khái niệm có ý nghĩa tơng đối, nó gắn với từng thời điểm, từng quốc gia, từng khu vực. Nghèo đói (ESCAP) đa ra "nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân c không đợc hởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngời, mà những nhu cầu này đã đợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phơng". Đây là định nghĩa chung nhất, có tính chất hớng dẫn về phơng pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. KT-ML ở nớc ta xác định giàu nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề thu nhập vật chất, mà nó còn liên quan tới khía cạnh đạo đức, nhân văn. Hiện nay, ở nớc ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trờng, đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về cái giàu, cái nghèo, bao quát một loạt các tiêu chí về chất và về lợng, nh các tiêu chí dựa trên cơ sở : lấy lơng thực, tài sản, thu nhập để đánh giá. Trong hàng loạt các tiêu chí nh: thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hởng thụ văn hóa thì tiêu chí thu nhập về kinh tế là đáng chú ý hơn cả. ở nớc ta, chỉ tiêu đánh giá giàu nghèo dựa trên chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc 1 năm) đợc đo lờng bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi. 2. Thực trạng của phân hóa giàu nghèo ở nớc ta hiện nay a. ảnh hởng của việc chuyển sang nền kinh tế thị trờng đối với quá trình phân hóa giu nghèo ở nớc ta Kinh tế thị trờng ra đời vừa là yêu cầu, vừa là kết quả của sự phát triển lực lợng sản xuất. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trờng là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học, công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Mặt tích cực của kinh tế thị trờng là đặt con ngời vào những điều kiện để có thể bộc lộ hết những mặt mạnh, cũng nh những mặt yếu trong cuộc cạnh tranh để giành lợi ích cao nhất cho mình. Kinh tế thị trờng đã đem lại những cơ may, vận hội, làm cho ai có bản lĩnh, có tài năng có kinh nghiệm và các quan hệ xã hội, số cá nhân có u thế đã chớp đợc thời cơ, phát triển lên thành các nhóm giàu có. Trong khi đó, một số khác không những không phát triển vợt lên đợc mà còn bị rơi vào tình thế khó khăn, thậm chí sa sút và trở thành nhóm xã hội ngoài lề. Thực tiễn trong quá trình đổi mới ở nớc ta đã xuất hiện nhiều nhân tố mới đóng vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Có thể kể đến các nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thơng nghiệp, dịch vụ, họ là những ngời thực sự có tài năng, nắm bắt đợc thời cơ, có vốn hoặc biết cách tạo ra vốn, mạnh dạn đầu t vào sản xuất kinh doanh trở thành những ngời giàu có. Trong lĩnh vực nông nghiệp xuất hiện những hộ gia đình mạnh dạn đầu t trở thành những hộ kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng, thì những yếu tố tàn d của kinh tế thị trờng sơ khai cha đợc khắc phục. Mặt khác, trong xã hội đã xuất hiện một số yếu tố vợt khỏi giới hạn khuôn khổ của nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN, sự can thiệp của Nhà nớc vào thị trờng cha đủ mạnh, thậm chí trái với yêu cầu của thị trờng. Ngoài ra, còn tồn tại một bộ phận thoái hóa trong bộ máy Nhà nớc với những yếu tố tiêu cực của thị trờng gây ra nạn tham nhũng, cửa quyền, chiếm dụng vốn và tài sản của Nhà nớc. Cũng trong quá trình chuyển đổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân c không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, nhu cầu tối thiểu của con ngời, cụ thể ở các xã nghèo vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, họ không chỉ thiếu thốn về lơng thực, thực phẩm mà còn thiếu thốn về các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục Nh vậy, kinh tế thị trờng tồn tại khách quan, là hiện tợng mang tính quy luật. Phân hóa giàu nghèo là hệ quả tất yếu song song, đồng hành của kinh tế thị trờng. Phân hóa giàu nghèo chẳng những là hệ quả về mặt kinh tế mà cả về mặt chính trị, xã hội của sự phát triển kinh tế thị trờng ở mọi nớc. KT-ML Ngày nay, kinh tế thị trờng vừa đợc coi là một phơng thức để tăng trởng kinh tế, thúc đẩy sự giàu có, nhng đồng thời kinh tế thị trờng cũng là nguyên nhân, điều kiện đẩy nhanh sự phân hóa giàu nghèo. Mặt khác, kinh tế thị trờng còn là phơng tiện, điều kiện để giải quyết phân hóa giàu nghèo. b. Thực trạng phân hóa giu nghèo ở nớc ta hiện nay Thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nớc ta diễn ra ở mọi địa bàn, trong mỗi giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội, trong mỗi nghề nghiệp thậm chí sự phân hóa giàu nghèo còn biểu hiện theo lứa tuổi, sắc tộc, giới tính Nếu xét về thu nhập có thể phân chia sau: - Nhóm hộ gia đình sản xuất kinh doanh dịch vụ t nhân, cá thể, thích ứng nhanh với cơ chế thị trờng làm giàu lên nhanh chóng. - Nhóm hộ trí thức có học vấn cao, có khả năng tham gia nghiên cứu, triển khai các công trình khoa học, dự án thì đời sống vợt trội lên. - Nhóm công viên chức liên quan tới đầu mối kinh tế, hoặc hớng ngoại nhanh chóng tận dụng cơ hội, có mức thu nhập cao. - Nhóm công nhân trong các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, những hộ nông dân vùng sâu, vùng xa đời sống khó khăn. Xét trên góc độ kinh tế hay thu nhập thì công nhân làm việc trong các xí nghiệp t nhân hoặc liên doanh với nớc ngoài thì giàu hơn trong các doanh nghiệp Nhà nớc. Trí thức tham gia vào các dự án có chơng trình hợp tác quốc tế thì thu nhập cao hơn các trí thức khác. Nông dân có ngành nghề phụ thì giàu hơn là nông dân thuần nông. Xét trên góc độ vùng địa lý thì dân tộc ít ngời có thu nhập thấp hơn các dân tộc khác. Sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn chênh lệch thu nhập có xu hớng gia tăng. GDP (1990 - 1996) nông thôn tăng trung bình là 2,7%/năm, khu vực thành thị là 8,8%. Thu nhập bình quân nông thôn bằng 54,8% so với thành thị. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có xu hớng doãng cách xa hơn (chính vì vậy tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn rất cao chiếm 90%, ở thành thị tỷ lệ này là 10%). Khi kinh tế thị trờng ngày càng phát triển thì tỷ lệ nghèo đói có xu hớng giảm, tỷ lệ số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều lên, nhng sự chênh lệch giữa số hộ có thu nhập cao với số hộ có thu nhập thấp ngày càng gia tăng. Nh vậy một bộ phận dân c rơi vào tình trạng nghèo tơng đối. c. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng phân hóa giu nghèo ở nớc ta hiện nay Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động đến thực trạng phân hóa giàu nghèo nh: cơ cấu nghề nghiệp, trình độ học vấn, vai trò quyền lực, tính chất độc quyền hoặc u thế của các ngành, các lĩnh vực tất cả đều tác động tạo ra những khác biệt trong thu nhập, trong tài sản và trong các mặt khác của cuộc sống. Ví dụ trong thực tế cho thấy nếu tay nghề, tính chất công việc và vị trí quyền lực chiếm giữ trong công việc càng cao thì mức thu nhập cũng càng cao. Bên cạnh đó còn có một số ngời lạm dụng quyền lực để làm giàu một cách bất chính. Ngoài ra còn có một số hộ giàu vì có ngời thân tham gia công tác quản lý, lãnh đạo ở các cấp, ngành. Trong số đó không loại trừ có hộ giàu lên nhờ khôn khéo hợp thức hóa các nguồn thu nhập bất chính. KT-ML ở nớc ta hiện nay, trong nhiều trờng hợp các quyền lực thờng đợc kết hợp với nhau, cùng phát huy sức mạnh và kết quả hình thành nên một tầng lớp trung lu. Tuy nhiên do tác động của kinh tế thị trờng cũng là nguyên nhân khiến không ít hộ giàu lên nh: ở nông thôn, số hộ giàu hiện nay chủ yếu do khả năng thích ứng nhanh với kinh tế thị trờng, họ không chỉ làm thuần nông mà còn làm thêm các nghề khác nh dịch vụ, chế biến, công nghiệp nhỏ ). ở thành phố, số ngời giàu lên chủ yếu là lĩnh vực buôn bán và dịch vụ. Cũng có không ít ngời lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn thuế hoặc lẩn tránh các khoản nộp khác, ngoài ra còn có các hành vi nh buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, tham nhũng tạo nên một bộ phận cán bộ, viên chức, dân giàu khá nhanh. Môi trờng pháp lý ở nớc ta còn nhiều khiếm khuyết, nhiều đạo luật còn thiếu và thờng xuyên sửa đổi, điều này dẫn đến tạo nhiều khe hở đó chính là cơ hội, mảnh đất cho các hành động thao túng pháp luật, làm giàu bất chính. Ngoài ra còn có những nguyên nhân của sự đói nghèo nói riêng nh: bản thân những ngời nghèo thì thiếu vốn, thiếu kiến thức, trình độ dân trí thấp, gặp rủi ro, mắc các tệ nạn xã hội 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở nớc ta hiên nay a. Nh nớc cần tạo ra môi trờng chính trị ổn định để tăng trởng v phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện công bằng xã hội. Tức là tạo ra môi trờng dân chủ, công bằng cho nhân dân lao động trong đó có ngời nghèo. Đồng thời phát huy tính tích cực của ngời lao động nói chung, ngời nghèo nói riêng vợt qua đói nghèo vơn lên làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. Vấn đề nóng bỏng, bức xúc hiện nay đối với Nhà nớc là chống quan liêu tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác, đồng thời phải đấu tranh chống lại những biểu hiện tha hóa quyền lực, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ Đảng viên trong tổ chức bộ máy Nhà nớc, nhất là các cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật. Để xây dựng môi trờng chính trị xã hội lành mạnh cần phải thực hiện công bằng xã hội và dân chủ nhằm giảm bớt tiêu cực của phân hóa giàu nghèo bằng cách: loại trừ sự làm giàu bất hợp pháp, điều tiết bởi thu nhập của những ngời gắn liền nhờ lợi thế nghề nghiệp bằng cách đánh thuế lũy tiến đối với những ngời có thu nhập cao nhằm hạn chế bớt chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. Đồng thời Nhà nớc có thể trợ cấp cho ngời nghèo do có hoàn cảnh đặc biệt, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những ngời có công cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của tổ quốc. b. Phát triển nông nghiệp v nông thôn theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đảm bảo sự tăng trởng ổn định của nền kinh tế quốc dân. Nông thôn Việt Nam chiếm 80% dân số, 72% ngời lao động xã hội, tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn rất cao chiếm 90%. Do vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một giải pháp thiết thực để giải quyết phân hóa giàu nghèo. ở nớc ta giải pháp cấp bách để giải quyết phân hóa giàu nghèo là phải giải quyết thực trạng nghèo tuyệt đối, vì nghèo tuyệt đối còn rất phổ biến, họ là những ngời bị thiếu thốn và ít có sự lựa chọn nhất. Thực hiện việc xóa đói giảm nghèo là hạn chế sự chênh lệch giữa các vùng, hạn chế phân hóa giàu nghèo. c. Xây dựng môi trờng văn hóa - xã hội lnh mạnh ở nông thôn nớc ta góp phần giải quyết sự phân hóa giu nghèo. Xây dựng đời sống văn hóa từ các gia đình, các đơn vị cơ sở, gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe cho nông dân, tích cực vận động kế hoạch hóa dân số, mở rộng giao lu văn hóa. KT-ML Tuy nhiên giải pháp này cần phải kết hợp đồng bộ với các giải pháp khác, đặc biệt cần có sự quan tâm đúng mức của Nhà nớc. d. Tăng cờng giáo dục văn hóa pháp luật, văn hóa dân chủ. Trong nền kinh tế thị trờng lối kinh doanh làm giàu chính đáng và kiểu làm giàu bất chính còn tồn tại bên cạnh nhau thì pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy cần giáo dục cho công dân ý thức, quyền lợi, nghĩa vụ văn hóa pháp luật, văn hóa dân chủ. Cần định hớng cho việc kinh doanh làm giàu có văn hóa. e. Thực hiện các chính sách xã hội. Thực hiện chính sách này thể hiện sự quan tâm của xã hội, thể hiện tình cảm cao đẹp của dân tộc có truyền thống tơng thân, tơng ái, đùm bọc lẫn nhau. Mục tiêu của chính sách này nhằm giúp đỡ cho những đối tợng gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng. Ngoài ra cần có chính sách u đãi đối với những ngời có công với đất nớc. ii. Kết luận ở nớc ta trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng thì sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt, đặc biệt là những khác biệt trong sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, nhất ở những nơi kinh tế thị trờng phát triển nh đô thị, thành phố thì phân hóa giàu nghèo cũng đậm nét hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các cá nhân hay các nhóm ngời nhất là những ngời nghèo do năng lực, do hoàn cảnh họ càng dễ bị tụt hậu, bị hẫng hụt, không có những cơ may, hoặc bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn không thể tự mình hòa nhập vào cộng đồng, vào xã hội. Do vậy, cần có sự giúp đỡ của Nhà nớc, của cộng đồng để giảm thiểu sự chênh lệch giàu nghèo. Tài liệu tham khảo [1]. Từ điển XH học. NXB Khoa học xã hội. [2]. Từ điển tiếng Việt thông dụng. NXB Giáo dục 1996. [3]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. [4]. Đỗ Nguyên Phơng. Về hiện tợng phân tầng xã hội ở nớc ta hiện nay, tạp chí Cộng sản số 5, 1995. [5]. Nguyễn Văn Tiền. Giàu nghèo ở nông thôn hiện nay. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1993. [7]. Tơng lai, khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội - cơ sở lý luận và phơng pháp luận. Tạp chí xã hội học số 3, 1995. [8]. Bùi Thanh Long. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội 2000 . đổi sang nền kinh tế thị trờng thì sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt, đặc biệt là những khác biệt trong sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, nhất ở những nơi kinh tế thị trờng. phân hóa giàu nghèo. Mặt khác, kinh tế thị trờng còn là phơng tiện, điều kiện để giải quyết phân hóa giàu nghèo. b. Thực trạng phân hóa giu nghèo ở nớc ta hiện nay Thực trạng phân hóa giàu nghèo. phân hóa giu nghèo trong nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam TS. Tô thị tâm Bộ môn Kinh tế chính trị Khoa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: ở nớc ta khi