Muốn xây dựng được chiến lược giá nhằm tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải xem xét độ co giãn theo giá của cầu.. Bμi báo phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với giá trong mối quan hệ
Trang 1VậN DụNG Hệ Số CO GI∙N THEO GIá CủA CầU TRONG CHIếN LƯợC GIá CủA DOANH NGHIệP
ThS Nguyễn Thị Tường Vi
Bộ môn Kinh tế Vận tải Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Chiến lược giá lμ một chiến lược quan trọng của doanh nghiệp Muốn xây dựng
được chiến lược giá nhằm tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải xem xét độ co giãn theo giá
của cầu Bμi báo phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với giá trong mối quan hệ với co giãn
của cầu cũng như đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu để từ đó doanh nghiệp
xác định loại hμng hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường có độ co giãn theo giá của cầu lμ nhiều
hay ít để có chiến lược giá hợp lý nhất cho mình
Summary: Price strategy is a critical one of an enterprise To develop a reasonable price
strategy for turnover increase, the enterprise has to take elasticity as per price of demands into
consideration This paper analyzes the relationship between turnover and price in a relation
with elasticity of demands as well as points out factors affecting elasticity of demands Based
on these, the enterprise can determine how much elasticity by price of demands its type of
goods and services offered to the market should be in order to develop the most appropriate
price strategy.
Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đều muốn đạt được
doanh thu lớn nhất với mức giá trên thị trường hay nói cách khác là các doanh nghiệp phải có
chiến lược về giá Muốn vậy phải quan tâm đến sự co giãn của cầu là nhiều hay ít
CT 2
Sự co giãn của cầu chính là mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ biến đổi của số lượng hàng hoá
với mức độ biến đổi tương ứng của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Nói đến co giãn của cầu mà các nhà kinh Từ học chia ra 3 loại đó là: Co giãn theo giá, co
giãn chéo và co giãn theo thu nhập nhưng chỉ có co giãn theo giá của cầu mới ảnh hưởng đáng
kể đến chiến lược giá của doanh nghiệp
Hệ số co giãn theo giá của cầu phản ánh mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi giá
của chính bản thân nó Cầu về một hàng hoá được coi là co giãn với giá nếu lượng cầu thay đổi
mạnh khi giá thay đổi Cầu được coi là không co giãn nếu lượng cầu chỉ thay đổi rất ít khi giá
thay đổi
% Thay đổi của lượng cầu
Hệ số co giãn theo giá của cầu ED =
% Thay đổi của giá
Nếu theo phương pháp trung điểm thì ED được tính như sau:
∆Q ∆P (Q2-Q1) (P2-P1)
ED= =
Q P (Q2+Q1) (P2+P1)
Do lượng cầu về 1 hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá của nó nên phần trăm thay đổi
Trang 2của lượng cầu luôn trái dấu với phần trăm thay đổi của giá Do vậy hệ số co giãn theo giá của cầu thường là số âm, ở đây số âm để biểu thị luật cầu, (cầu và giá biến đổi trái chiều) thống nhất bỏ qua dấu âm và ghi tất cả các hệ số co giãn theo giá của cầu bằng số dương như vậy hệ
số co giãn càng lớn mức độ phản ứng của cầu đối với giá càng mạnh
CT 2
P
P1 D
Q1 Q
Đồ thị 1
P
ED< 1 ED< 1
P2
P1
TR1=P1Q1 TR2 = P2Q2
Q1 Q Q2 Q
Đồ thị 2a Đồ thị 2b
P
ED> 1 ED> 1
P2
P1
TR1 = P1Q1 TR2 = P2Q2
Q1 Q Q2 Q
Đồ thị 3a Đồ thị 3b
Từ các tình huống cụ thể rút ra quy tắc chung: Khi đường cầu không co giãn thì doanh thu
và giá là đồng biến còn khi cầu co giãn thì doanh thu và giá là nghịch biến, còn trong trường hợp
đặc biệt cầu co giãn bằng đơn vị (ED = 1), sự thay đổi giá cả không làm thay đổi tổng doanh thu Từ mối quan hệ giữa giá và doanh thu phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá các doanh nghiệp đề ra chiến lược về giá cho sản phẩm của mình như sau:
Cầu được coi là co giãn khi hệ số co giãn lớn hơn 1 (ED > 1) tức khi lượng cầu thay đổi với tỷ lệ lớn hơn so với giá Cầu
được coi là không co giãn khi hệ số co giãn nhỏ hơn 1 (ED < 1) tức khi lượng cầu thay đổi với tỷ lệ nhỏ hơn so với giá Nếu
hệ số co giãn bằng 1 (ED = 1) tức khi lượng cầu thay đổi cùng một tỷ lệ với giá
Hệ số co giãn của cầu có quan hệ chặt chẽ với độ dốc của đường cầu, đường cầu đi qua một điểm nhất định càng phẳng (càng ít dốc) thì hệ số co giãn theo giá của cầu tại điểm đó càng lớn và ngược lại Trên bất kỳ thị trường nào tổng doanh thu (TR) cũng được xác định TR = PìQ tức là bằng giá hàng hoá nhân với lượng hàng bán ra và được mô tả bằng đồ thị 1 với độ cao P1 và chiều rộng Q1, diện tích
là P1Q1 = TR1 chính là doanh thu của doanh nghiệp
Nếu cầu không co giãn thì sự tăng gía làm tăng tổng doanh thu Cụ thể khi giá là P1 cầu Q1 ta có TR1 = P1Q1 nhưng khi giá tăng lên P2 cầu giảm xuống Q2 và TR2 = P2Q2, do cầu không co giãn nên tốc độ giảm từ Q1 đến Q2 chậm hơn tốc
độ tăng giá P1 lên P2 vì vậy TR1 > TR2 (được biểu hiện ở đồ thị 2a, 2b) ngược lại nếu cầu co giãn thì sự tăng giá làm giảm tổng doanh thu (được biểu hiện ở đồ thị 3a, 3b), bởi vì do cầu co giãn nhiều nên khi tăng giá dẫn đến lượng cầu giảm sút mạnh, sự tăng giá không bù đắp được sự mất mát của cầu dẫn đến doanh thu giảm
Nếu ED > 1 muốn tăng doanh thu thì phải giảm giá
Trang 3Nếu ED <1 muốn tăng doanh thu thì phải tăng giá
Doanh thu sẽ thay đổi nếu di chuyển dọc đường cầu, giả sử độ dốc của đường cầu không
đổi (đường cầu tuyến tính) nhưng hệ số co giãn theo giá của cầu thay đổi dọc theo đường cầu
tuyến tính Nếu di chuyển lên phía trên đường cầu (giá cao, lượng cầu thấp) thì cầu không co
giãn còn di chuyển xuống phía dưới đường cầu (giá thấp, lượng cầu cao) thì cầu không co giãn
(được biểu hiện ở đồ thị 4)
Chính vì vậy khi xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp cũng
cần phải chú ý đến giá của mình đặt ra nằm ở khu vực nào của đường cầu để có chiến lược giá
thích hợp
Qua phân tích trên chúng ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa độ co giãn theo giá của cầu đến chiến lược giá
của doanh nghiệp nhưng không phải chiến lược giá của tất cả các doanh nghiệp đều như nhau mà có sự khác nhau Sự khác nhau đó phụ thuộc vào hàng hoá dịch vụ
mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường có độ co giãn như thế nào Co giãn theo giá của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau:
P ED > 1
ED < 1
Đồ thị 4 Q
Tính chất của hàng hóa (hàng thiết yếu và hàng xa xỉ) hàng thiết yếu thường có cầu
không co giãn đối với giá cả ( ED < 1) còn hàng xa xỉ có cầu co giãn (ED > 1)
Tính thay thế của sản xuất và tiêu dùng (sự sẵn có của hàng hoá thay thế gần gũi)
Những hàng hoá có hàng thay thế gần gũi thường có cầu co giãn mạnh hơn vì người mua rất dễ
dàng chuyển từ việc sử dụng chúng sang các hàng hoá khác, còn hàng có ít hàng thay thế thì
hệ số co giãn là ít hơn
CT 2
Giới hạn thời gian: Thường trong dài hạn cầu co giãn hơn trong ngắn hạn
Xác định phạm vi thị trường: Những thị trường có phạm vi hẹp thường có cầu co giãn mạnh
hơn so với thị trường có phạm vi rộng, bởi vì người ta dễ tìm được hàng hoá thay thế gần gũi cho
những hàng hóa có phạm vi thị trường hẹp
Mức chi tiêu của một mặt hàng trong tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng: Những mặt
hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi tiêu thì Ed < 1 và ngược lại
Để ước lượng độ co giãn theo giá của cầu cho hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung
cấp trên thị trường thì doanh nghiệp phải sử dụng các số liệu thống kê để nghiên cứu xem lượng
cầu hàng hoá mà mình cung cấp thay đổi như thế nào qua các năm khi giá hàng hoá đó thay
đổi hoặc doanh nghiệp sử dụng số liệu về cầu hàng hoá ở các doanh nghiệp khác để xem xét
tác động của giá đến cầu hàng hoá Khi nghiên cứu vấn đề trên cần phải tính đến các yếu tố
khác tác động đến cầu hàng hoá để tách riêng tác động của giá cả Sau khi có kết quả ước
lượng về co giãn theo giá của cầu thì doanh nghiệp sẽ có quyết định về giá để làm tăng (hay
giảm) doanh thu của mình
Tài liệu tham khảo
[1] Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998
[2] Roberts Pindyck vμ Daniel L Rubin Feld Kinh tế học vi mô
[3] Những nguyên lý của kinh tế học, Nhà xuất bản Lao động, 2004♦