Báo cáo khoa học: "Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp" potx

8 522 3
Báo cáo khoa học: "Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp NCS. Nguyễn Quỳnh Sang Bộ môn Kinh tế Xây dựng Trờng Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bi báo nêu phơng pháp tính hai chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp. Summary: The paper presents the method of calculating two standards for appraising effect of capital mobilization in enterprises. i. Đặt vấn đề Đã có nhiều nhà nghiên cứu đa ra các chỉ tiêu khác nhau, nh chi phí sử dụng vốn của hình thức lựa chọn phải là thấp nhất; khả năng đáp ứng nhu cầu của hình thức là cao nhất; chỉ sử dụng các hình thức vay nợ khi hệ số nợ là thấp Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mà qui mô SXKD của các doanh nghiệp (DN) ngày một tăng, ngành nghề kinh doanh mở rộng dẫn tới nhu cầu vốn ngày càng nhiều. Nếu chỉ bằng nguồn vốn chủ sở hữu không thôi (nhất là các DNXDGT hiện nay tỷ trọng chủ sở hữu rất thấp) thì không đủ đáp ứng nhu cầu SXKD và nhu cầu đầu t. Thực tế hiện nay các DNXDGT hầu hết phụ thuộc vào nguồn tín dụng (dẫn tới lợi nhuận của nhiều DN chỉ vừa đủ hoặc không đủ trả lãi tiền vay ngân hàng). Vì thế, DN phải huy động vốn từ bên ngoài, khi huy động vốn bên ngoài các DN thờng thiên về sử dụng các hình thức huy động nợ hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Bởi lẽ, nếu sử dụng hình thức tăng nợ nhng hiệu quả sử dụng đồng vốn vay nợ mà cao hơn so với chi phí vay nợ phải trả thì tốt hơn nhiều. CT 2 Vấn đề đặt ra ở đây là, để biết đợc hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn của DN là tốt hay không thì căn cứ vào chỉ tiêu nào? và dựa vào căn cứ nào để biết đợc là tốt hay cha tốt? Xuất phát từ ý tởng đó, tác giả tiến hành xây dựng hai chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp: Hệ số chi phí sử dụng vốn trên tổng vốn v hệ số chi phí sử dụng vốn trên doanh thu. II. Hệ số chi phí sử dụng vốn trên tổng vốn Chỉ tiêu này đợc xác định căn cứ vào chi phí sử dụng vốn mà DN đã trả trong quá khứ hoặc dự tính phải trả trong tơng lai, so với tổng số vốn mà DN đã sử dụng cho hoạt SXKD hoặc so với tổng số vốn mà DN dự kiến huy động sắp tới. Nếu gọi: H CFSDV : Hệ số chi phí sử dụng vốn trên tổng vốn CF SDV : Chi phí sử dụng vốn trong kỳ (tháng, quý, năm) V BQ : Tổng vốn bình quân sử dụng trong kỳ hay tổng số vốn mà DN dự kiến huy động ta có: BQ SDV CFSDV V CF H = (1) ý nghĩa của chỉ tiêu nói nên là, để có đợc một đồng vốn sử dụng trong kỳ, DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí sử dụng vốn. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chi phí sử dụng vốn của DN cao, làm cho hiệu quả sử dụng vốn huy động giảm, và ngợc lại nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ làm cho hiệu quả sử dụng vốn huy động tăng. Vấn đề là cần phải xác định chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn trong kỳ. Vì DN huy động vốn từ nhiều nguồn và nhiều hình thức huy động khác nhau, nên phải xác định chi phí sử dụng vốn của từng nguồn, sau đây là cách xác định: Chi phí sử dụng vốn CT 2 Chi phí sử dụng các khoản nợ Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Chi phí sử dụng vốn vay Chi phí sử dụng vốn cổ phần thờng Chi phí sử dụng vốn cổ phần u đi Chi phí sử dụng vốn do phát hành trái phiếu Chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại Hình 1. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.1. Xác định chi phí sử dụng vốn của các khoản nợ Nguồn vốn nợ thờng bao gồm các khoản vay và phát hành trái phiếu. 1.1.1. Chi phí sử dụng vốn vay Có thể hiểu một cách đơn giản chi phí sử dụng vốn vay chính là giá phải trả để có đợc quyền sử dụng một khoản vốn vay trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, nó chính là lãi suất lm cân bằng giữa vốn sử dụng v tổng hiện giá các khoản phải chi trả trong tơng lai (trả lãi nợ vay, trả nợ gốc, các chi phí khác có liên quan). Tuỳ theo thời hạn vay khác nhau, việc xác định chi phí sử dụng vốn vay cũng khác nhau. Việc xác định chi phí sử dụng vốn đợc phân thành hai trờng hợp: a. Chi phí sử dụng vốn trớc thuế Trờng hợp này chi phí sử dụng vốn không đợc giảm trừ khi xác định lợi tức chịu thuế. Mức hoàn trả gốc và lãi phụ thuộc vào hình thức thanh toán cho chủ nợ. Thực tế, có ba trờng hợp sau: + Trả gốc cuối kỳ hạn, trả lãi theo thời kỳ: Với hình thức này, DN vay phải thanh toán cho chủ nợ vào các thời điểm nhất định, một khoản bằng nhau là tiền lãi tính trên lãi suất danh nghĩa của thời kỳ so với tổng tiền vay. Đến kỳ hạn, số tiền đợc thanh toán sẽ là khoản lãi của thời kỳ cuối cùng và vốn gốc. Hình thức này thờng đợc thoả thuận kèm theo thời kỳ tính lãi là một năm hoặc sáu tháng một lần và lãi suất thoả thuận tơng ứng sẽ là lãi suất năm hoặc lãi suất nửa năm. Do lãi trả ngay theo thời kỳ và lãi suất danh nghĩa tơng ứng với thời kỳ tính lãi nên không có sự khác biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Giả sử DN có một khoản vay dài hạn là V 0 , số lãi phải trả hàng năm là L v1 , L v2 L vn, các chi phí liên quan đến việc vay vốn là CF v , có: CT 2 Giá trị Lãi Gốc Lãi thời k ỳ , g ốc cuối k ỳ ()() n v 0 n 1t t v t v0 r1 V r1 L CFV + + + += = (2) hay ()() 0 r1 V r1 L CFV n v 0 n 1t t v t v0 = + + = (3) Giải phơng trình (3) với ẩn số r v chính là chi phí sử dụng vốn vay cần tìm. + Trả gốc đều v trả lãi theo thời kỳ : Định kỳ, trả một khoản gồm cả tiền gốc và lãi, trong đó tiền gốc trả mỗi kỳ là bằng nhau, tiền lãi tính trên phần vốn gốc còn lại đến thời điểm tính lãi. Tổng số tiền trả mỗi thời kỳ sẽ giảm dần do số tiền lãi phải trả giảm dần. Cũng với khoản vay dài hạn là V 0 , với mức hoàn trả hàng năm (bao gồm lãi và một phần vốn gốc) là : V 1 , V 2 ,, V n , khi đó hiện giá các khoản thu, chi do vay vốn là: Gốc Lãi Giá trị Lãi thời kỳ, gốc đều () = + += n 1t t v t V0 r1 V CFV (4) hay () 0 r1 V CFV n 1t t v t V0 = + = (5) Cũng giải phơng trình (5) với ẩn số là r v , phí sử dụng vốn vay cần tìm. + Trả đều theo thời kỳ cả gốc v lãi: mỗi thời kỳ, DN phải trả một khoản tiền bằng nhau bao gồm một phần gốc và lãi, tức là V 1 = V 2 = = V n . Nh vậy, càng đến cuối kỳ hạn, phần tiền gốc trong tổng khoản phải trả mỗi kỳ tăng dần, còn lãi phải trả giảm dần. CT 2 khi đó ta có ( ) () n vv n v tv0 r1r 1r1 VCFV + + += (6) Lãi Gốc Giá trị Lãi và gốc đều hay ( ) () 0 r1r 1r1 VCFV n vv n v tv0 = + + (7) Giải phơng trình (7) để tìm đợc r v . Trong các trờng hợp trên, nếu r v hiệu quả sử dụng vốn mong đợi (ROA), thì DN quyết định huy động. Hay nói khác đi, hiệu quả sử dụng vốn vay phải lớn chi phí huy động số vốn vay đó. b. Trờng hợp tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế Trong trờng hợp này chi phí sử dụng vốn đợc trừ khỏi giá trị làm căn cứ tính thuế. Khi đó chi phí sử dụng vốn đợc xác định theo công thức: ( ) t1rr v ' v = (8) trong đó: t - Là thuế suất thuế thu nhập DN ' v r - Là chi phí sử dụng vốn vay sau thuế 1.1.2. Chi phí sử dụng vốn do phát hnh trái phiếu Nh một số tác giả đã nghiên cứu và đa ra phơng pháp định giá chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu), cho rằng khi huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, chi phí sử dụng vốn do phát hnh trái phiếu đúng bằng khoản m trái chủ đợc hởng (trái tức hàng năm và vốn gốc khi đến hạn). Nếu nh vậy thì cha đủ, bởi lẽ, ngoài trái tức và vốn gốc phải trả hàng năm phụ thuộc vào phơng thức thanh toán, thì DN còn phải chi một số khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc phát hành và bán trái phiếu. Chi phí này sẽ làm giảm số tiền thu thuần của DN từ việc bán trái phiếu cho dù giá bán trái phiếu có thể thấp hơn mệnh giá với một mức chiết khấu hoặc bán bằng đúng mệnh giá. Cho nên, để xác định chi phí sử dụng vốn cho hình thức này, cần quy các dòng thu, chi liên quan về thời điểm hiện tại, tức là lập phơng trình NPV=0: ()() n tp n 1t t tp t ph0 r1 V r1 TT CFVNPV + + = = (9) trong đó: V 0 - Số tiền thu đợc do bán trái phiếu (theo giá bán) ; V Số vốn hoàn trả cho trái chủ khi đến hạn ; CF ph Chi phí có liên quan đến việc phát hành trái phiếu ; TT t Trái tức mà DN phải trả cho trái chủ theo định kỳ ; n Thời hạn huy động. Trong đó chi phí có liên quan đến việc phát hành phiếu bao gồm: chi phí in ấn trái phiếu, tiền bảo lãnh phát hành và bán trái phiếu (nếu có) Giải phơng trình (9) NPV = 0, ẩn số là r tp cần tìm. Nếu r tp hiệu quả sử dụng vốn mong đợi của DN thì có thể quyết định huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu. 1.2. Chi phí sử dụng vốn của vốn chủ sở hữu Hiện tại, các DN tham gia vào lĩnh vực xây dựng giao thông có các loại hình: DNNN, công ty cổ phần, CTTNHH, DNTN. Nếu xét về nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH), thì cổ phần của công ty cổ phần là loại hình tổng quát nhất, thể hiện sự biến động đa dạng của nguồn VCSH và theo đó là biến động về chi phí sử dụng vốn theo nhiều quan điểm khác nhau. Do vậy, để tính chi phí sử dụng VCSH, cần tính chi phí vốn cổ phần, bao gồm cổ phần thờng và cổ phần u đãi và phần thu nhập giữ lại: 1.2.1. Chi phí sử dụng cổ phần thờng Khi DN phát hnh cổ phiếu để huy động vốn, thì chi phí phải trả tơng đơng với các khoản m cổ đông đợc hởng do đầu t mua cổ phiếu của DN, bao gồm: cổ tức hàng năm, phụ thuộc vào kết quả SXKD của DN và phần lãi vốn nếu DN có lãi mà không chia hoặc chia không hết. Đúng ra, khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn, thì số vốn mà DN thu đợc ngay từ thời điểm đầu do bán cổ phiếu, còn các khoản chi phí phải trả, nh cổ tức phải trả hàng năm và các chi phí phải trả có liên quan đến việc phát hành và bán cổ phiếu (chi phí phát hành, bán cổ phiếu và các khoản lệ phí và phí) có thể phải trả ngay từ khi phát hành cũng có thể phải trả theo định kỳ. Vì vậy, chi phí sử dụng cổ phiếu thờng, chính là số cổ tức và chi phí có liên quan mà DN phải chi trả. CT 2 Nếu gọi: - V 0 Số vốn thu đợc do bán cổ phiếu thờng (theo giá bán). - r cpt Chi phí sử dụng vốn cổ phần thờng. Giả sử DN trả cổ tức cho cổ đông theo một tỷ lệ tăng đều đặn là g. - D 0 - Cổ tức phải trả ở thời điểm đầu kỳ. - D 1 - Cổ tức phải trả ở năm thứ nhất, D 1 = D 0 (1+g) - D 2 - Cổ tức phải trả ở năm thứ 2, D 2 = D 1 (1+g)=D 0 (1+g) 2 - - - D n - Cổ tức phải trả ở năm thứ n, D n = D 0 (1+g) n Ta có: () () () == + + + = n 1t t cpt cpt n 1t t cpt t 0 0 r1 CF r1 g1D VNPV (10) Cho NPV = 0 và giải phơng trình với ẩn số là r cpt chính là chi phí sử dụng cổ phiếu thờng cần tìm. Nếu r cpt Hiệu quả sử dụng vốn mong đợi, thì có thể huy động. 1.2.2. Chi phí sử dụng cổ phiếu u đãi Cũng nh chi phí sử dụng cổ phiếu thờng, chi phí sử dụng cổ phiếu u đãi là cổ tức phải trả cho các cổ đông và các khoản chi phí có liên quan đến việc phát hành cổ phiếu u đãi, chỉ khác ở đây là cổ tức u đãi ít thay đổi và không phụ thuộc vào kết quả hoạt động SXKD của DN. Vì vậy nếu gọi: V 0 Số vốn mà DN thu đợc do bán cổ phiếu u đãi. CF cpd - Chi phí có liên quan đến việc phát hành cổ phiếu u đãi. P Cổ tức phải trả cho cổ phiếu u đãi hàng kỳ. r cpd - chi phí sử dụng cổ phiếu u đãi Thì ta có ()() == + + = n 1t t dcp dcp n 1t t dcp 0 r1 CF r1 p VNPV (11) Giải phơng trình với NPV = 0, ẩn số là r cpd cần tìm. 1.2.3. Chi phí sử dụng vốn từ thu nhập giữ lại Nếu thu nhập không giữ lại, nó sẽ đợc thanh toán dới dạng cổ tức cho các cổ đông thờng. Do vậy, chi phí của thu nhập giữ lại, đối với DN tơng tự nh chi phí sử dụng vốn cổ phần thờng . Điều này có nghĩa, thu nhập giữ lại làm tăng vốn cổ phần thờng, tơng tự nh cách phát hành thêm cổ phần thờng mới nhng không phải tốn kém chi phí phát hành. Các cổ đông nắm giữ cổ phần thờng chấp nhận việc giữ lại lợi nhuận của DN chỉ khi họ mong đợi hành động này sẽ tạo ra đợc thu nhập ít nhất cũng ngang bằng với tỷ suất sinh lợi cần thiết trên khoản vốn tái đầu t này. CT 2 Với quan niệm trên, có thể xác định chi phí lợi nhuận giữ lại giống nh chi phí sử dụng vốn cổ phần thờng (đã trình bày ở trên). 1.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) Trờng hợp trong kỳ, DN sử dụng nhiều hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, thì vấn đề đặt ra là phải xác định đợc chi phí sử dụng vốn bình quân làm cơ sở để quyết định việc huy động vốn. Nếu gọi: f i tỷ trọng của khoản vốn thứ i so với tổng số vốn huy động. r i chi phí sử dụng khoản vốn thứ i. Thì chi phí sử dụng vốn bình quân WACC đợc xác định theo công thức sau: (12) = = n 1i ii rfWACC Để biết đợc hiệu quả của việc huy động vốn tốt hay xấu, tiến hành so sánh chỉ tiêu hệ số chi phí sử dụng vốn trên tổng vốn với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của DN ( bqvốnTổng ròngiãL ROA = ): Nếu H CFSDV > ROA: hiệu quả huy động vốn thấp, hay có thể nói lợi nhuận đạt đợc trong kỳ không đủ trả chi phí sử dụng vốn. Nếu H CFSDV < ROA: hiệu quả huy động vốn cao, hay lợi nhuận đạt đợc cao hơn so với chi phí sử dụng vốn phải trả. III. Hệ số chi phí sử dụng vốn trên doanh thu Chỉ này cũng đợc xây dựng trên cơ sở chi phí sử dụng vốn đã xác định ở trên so với doanh thu tiêu thụ trong kỳ hoặc so với giá trị sản lợng thực hiện trong kỳ. Với mục đích xem, để có đợc một đồng doanh thu hay một đồng giá trị sản lợng thực hiện trong kỳ thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí sử dụng vốn. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp, ngợc lại, nếu trị số của chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn huy động cao, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung của DN cao. Để thấy rõ điều này, có thể so sánh với chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh thu (H DT ). Gọi: - H CFSVDT : Hệ số chi phí sử dụng vốn trên doanh thu. - H CFSDVSL : Hệ số chi phí sử dụng vốn trên giá trị sản lợng. - DT: Doanh thu đạt đợc trong kỳ. - GTSL: Giá trị sản lợng thực hiện trong kỳ. CT 2 ta có: DT CF H SDV CFSDVDT = (14) hay GTSL CF H SDV CFSDVSL = (15) Chỉ tiêu này đợc so sánh với chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh thu: Nếu H CFSVDT > H DL chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp Nếu H CFSVDT < H DL chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn huy động cao. IV. Kết luận Huy động vốn có ảnh hởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Huy động đủ vốn sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thờng không bị ngừng trệ do bị thiếu vốn. Vấn đề đặt ra là huy động từ những nguồn nào? bằng hình thức huy động nào? là hết sức quan trọng. Hai chỉ tiêu trên là cơ sở giúp DN đánh giá hiệu quả huy động vốn và quyết định lựa chọn nguồn vốn và hình thức huy động vốn thích hợp. Tài liệu tham khảo [1]. TS. Vũ Công Ty, Ths. Đỗ Thị Phơng. Tài chính doanh nghiệp thực hành. NXB Nông nghiệp. [2]. PGS. NGƯT. Đinh Xuân Trình, PTS. Nguyễn Thị Quy. Giáo trình thị trờng chứng khoán. [3]. Vò ViÖt Hïng. Gi¸o tr×nh qu¶n lý tµi chÝnh. NXB §¹i häc quèc gia Hµ Néi – 2002. [4]. Tµi chÝnh doanh nghiÖp - Tr−êng §¹i häc Kinh tÕ, Khoa Tµi chÝnh doanh nghiÖp vµ Kinh doanh tiÒn tÖ - Bé m«n tµi chÝnh doanh nghiÖp - NXB Tµi chÝnh - 1999¡ CT 2 . xây dựng hai chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp: Hệ số chi phí sử dụng vốn trên tổng vốn v hệ số chi phí sử dụng vốn trên doanh thu. II. Hệ số chi phí sử dụng vốn. Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp NCS. Nguyễn Quỳnh Sang Bộ môn Kinh tế Xây dựng Trờng Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bi báo nêu phơng. trị số của chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn huy động cao, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung của DN cao. Để thấy rõ điều này, có thể so sánh với chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan