1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bài thuyết trình: Hệ tuần hoàn doc

38 7,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Hệ tuầnCấu tạo Không có mao mạch Có mao mạch Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó máu chảy vào tĩnh mạch Máu được tim bơm đi lư

Trang 2

I Các hình thức vận chuyển nguyên liệu ở động vật

II Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

III.Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật IV.Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

V.Hệ tuần hoàn ở người

VI.Điều hòa tuần hoàn

Trang 3

I Các hình thức vận chuyển nguyên liệu ở động vật

1 Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp

Các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài qua

màng tế bào hoặc qua bề mặt cơ thể.

2 Ở động vật đa bào bậc cao

Ở các động vật bậc cao thì :

- Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích cho nên sự khuếch tán của các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.

- Khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho sự khuếch tán.

- Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước để giữ nước.

Các cơ quan chuyên biệt như hệ tiêu hóa, bài tiết, có trách nhiệm khắc phục các khó khăn trên Hệ thống tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng.

Trang 4

II Cấu tạo và chức năng của hệ tuần

hoàn.

Hệ tuần hoàn máu có những chức năng gì?

1 Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.

Vận chuyển các chất trao đổi đến và đi khỏi TB trong cơ thể.

Hệ tuần hoàn có cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện được những chức năng trên?

Chức năng của hệ tuần hoàn là gì?

Tim: co  đẩy máu đi, giãn  hút máu về

Hệ mạch: động mạch  mao mạch

tĩnh mạch

Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-dịch mô

2 Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn.

III Các dạng hệ tuần hoàn ở động

HỆ TUẦN HOÀN KÍN

HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN

HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN

HỆ TUẦN HOÀN KÉP

HỆ TUẦN HOÀN KÉP

Sán lá gan

Sứa Amip

Trùng giầy

Những động vật dưới đây không có hệ tuần hoàn.

Động vật có hệ tuần hoàn , cấu tạo cơ thể có đặc điểm gì?

Trang 5

II Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hồn

-ĐV đơn bào , đa bào có kích thước nhỏ chưa có HTH

-ĐV đa bào :

+ Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp

máu – dịch mô máu là chất vận chuyển

trong hệ tuần hồn

+ Hệ thống tim và mạch máu: giúp máu luân chuyển trong các mạch máu đến các mơ rồi trở về tim.

1 Cấu tạo

Trang 7

 Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

 Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống

III Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

Trang 8

Tế bào

Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

III Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

Trang 11

Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần

Cấu tạo Không có mao mạch Có mao mạch

Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau

đó máu chảy vào tĩnh mạch

Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim Máu tiếp xúc và trao đổi chất với các tế bào gián tiếp qua thành mao

mạch

III Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

Trang 12

 Hệ tuần hoàn kín bao gồm: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

- Hệ tuần hoàn đơn có ở cá.

Trang 13

ĐƯỜNG ĐI CỦA MÁU TRONG HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN

Mao mạch mang

Mao mạch

Động mạch lưngĐộng mạch mang

Tĩnh mạch

TÂM THẤT

TÂM NHĨ

Trang 14

ĐƯỜNG ĐI CỦA MÁU TRONG HỆ TUẦN HOÀN KÉP

Động mạch chủMao mạch

Mao mạch phổi

VÒNG TUẦN HOÀN LỚN

VÒNG TUẦN HOÀN NHỎ

Tĩnh mạch

Tĩnh mạch phổiĐộng mạch phổi

TÂM NHĨ TRÁITÂM THẤT TRÁITÂM NHĨ PHẢI

TÂM THẤT PHẢI

Trang 15

Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

- Tim có 3 hoặc 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 hoặc 2

Trang 16

 Hệ tuần hoàn phát triển từ đơn giãn tới phức tạp.

 Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.

 Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép

 Từ tim 2 ngăn ở cá, 3 ngăn ở lưỡng cư, 4 ngăn chưa hoàn chỉnh ở bò sát, đến cấu tạo bốn ngăn hoàn chỉnh: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ ở chim và thú

IV Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

Trang 17

Động vật không xương sống.

- Động vật đơn bào: sự hấp thu dinh dưỡng và thải chất bã

được thực hiện qua toàn bề mặt cơ thể

- Ở xoang tràng và giun dẹp thấp: hệ mạch chưa hình thành,

các chất dinh dưỡng và dịch cơ thể được vận chuyển trong các nhánh của hệ tiêu hóa một cách thụ động nhờ sự cử động của

cơ thể

- Ở giun đốt: đã hình thành hệ mạch kín, nhưng sự vận chuyển của máu vẫn nhờ vào các cử động của cơ thể và của ruột, do vậy máu chảy không đều Ở phần đầu xuất hiện nhiều chổ

phồng lên của hệ mạch, hoạt động tim, được gọi là tim sinh lý

- Ở chân đốt: có đoạn mạch hở, lưng có các chổ phồng, giữ vai trò của tim

- Ở thân mềm: đã xuất hiện tim, phân biệt động mạch và tĩnh

mạch

Trang 18

IV Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

Động vật có xương sống.

- Ở cá: có hệ tuần hòan rất đơn giản, chỉ có một

vòng: máu do tim đẩy ra dưới áp lực cao, chảy vào các động mạch vào mang, sao khi được oxy hóa,

máu tập trung vào các động mạch ra mang rồi vào

động mạch chủ lưng, chảy dọc theo lưng cá, các

nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể và sau đó máu đã bị khử oxy, dưới

áp lực thấp, đổ vào xoang tĩnh mạch, rồi chảy vào

tim, đến động mạch vào mang và lập lại chu trình

mới.

Trang 19

IV Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

- Ở lưỡng thê: với sự di chuyển lên cạn, phổi xuất hiện và hình thành hệ tuần hoàn có hai vòng: vòng tuần hoàn tim – phổi và vòng tuần hoàn tim – cơ thể Tim có 3 ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất, giữa tâm nhĩ và tâm thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh nên máu bị pha trộn trong tâm thất.

Trang 20

IV Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

- Ở bò sát: Sống trên cạn, hô hấp bằng phổi, tim có bốn ngăn: hai tâm nhĩ và hai tâm thất Trong tâm thất vách ngăn vẫn chưa hoàn chỉnh nên máu vẫn còn pha trộn trong tâm thất.

Trang 21

IV Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

Máu tĩnh mạch ở tâm nhĩ và tâm thất phải, máu

động mạch ở tâm nhĩ và tâm thất trái.

+ Ở chim, cung động mạch chủ vòng qua phải, còn ở thú cung động mạch chủ vòng qua trái

So với lưỡng cư, bò sát thì hệ tuần hoàn của chim

và thú mất tính đối xứng.

Trang 22

V Hệ tuần hoàn ở người

1 Tim

1 Tiểu nhĩ phải 2 Rãnh vành

3 Cung động mạch chủ4.Thân động mạch phổi 5 Rãnh gian thất trước

6 Tiểu nhĩ trái

a Cấu tạo

Nằm trong lồng ngực Lệch về bên trái và được bao bọc bởi bao tim Tim có dạng hình nón, dài khoảng

12cm, ở người trưởng thành tim nặng 267g

( nam ), và 249g ( nữ ) Tim có 4 ngăn, 2 tâm nhĩ và

2 tâm thất Tâm nhĩ phải thông với tâm thất phải

bởi van 3 lá, tạo thành nữa phải của tim, chứa máu giàu CO2 Tâm nhĩ trái thông với tâm thất trái bởi

van 2 lá, tạo thành nữa trái của tim, chứa máu giàu

O2, nữa trái của tim lớn hơn nữa phải, chiếm

khoảng 2/3 tim Giữa hai tâm nhĩ có vách ngăn liên nhĩ, giữa hai tâm thất có vách ngăn liên thất.

Trang 23

V Hệ tuần hoàn ở người

1 Tim

b Chức năng

Hoạt động như một máy bơm, vừa hút, vừa đẩy:

- Tim hút máu ở các tĩnh mạch về hai tâm nhĩ.

- Tim đẩy máu từ hai tâm thất vào động mạch.

Sự hoạt động của tim thể hiên bằng sự co bóp tự động, mang tính chu kỳ.

Trang 24

c Tính tự động của tim.

Tim có khả năng co bóp tự động nhờ hệ thống nút Hệ thống này gồm:

- Nút Keith – Flack (nút xoang nhĩ):

+ Trung tâm tự đông chính

+ Làm tim co bóp

+ Điều khiển nhịp tim

- Nút Tawara(nút nhĩ thất): trung tâm tự động phụ

- Bó Hiss:

+ Có hai nhánh nhỏ đi vào tâm thất

+ Dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất

V Hệ tuần hoàn ở người

1 Tim

Trang 25

d Chu kỳ tim

Mỗi lần tim co bóp là một chu kỳ Chu kỳ tim là sự hoạt động của tim có tính chu kỳ, qua các giai đoạn kế tiếp nhau, một cách đều đặn nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định Mỗi chu kỳ tim có 3 thì:

- Thì tâm nhĩ thu: hai tâm nhĩ co bóp, dồn hết máu ở tâm nhĩ xuống tâm thất – van 3 lá và van 2 lá mở ra van động mạch đóng – thì này kéo dài khoảng

1/10s.

- Thì tâm thất thu: hai tâm thất co bóp, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch – van 2 lá và van 3 lá đóng lại, van động mạch mở ra – thì này kéo dài khoảng 3/10s.

- Thì tâm trương:

+ Toàn bộ tim dãn - nghĩ.

+ Hai van động mạch đóng lại.

+ Van 2 lá và van 3 là mở ra.

+ Thì nài kéo dài 4-10s.

Mỗi chu kỳ khoảng 8/10s Mỗi phút có 75 chu kỳ tim (nhịp tim).

V Hệ tuần hoàn ở người

1 Tim

Trang 26

V Hệ tuần hoàn ở người

2 Hệ thống mạch

a Động mạch.

- Là những mạch dẫn máu từ tâm thất đi ra.

- Có thành cơ trơn dày, có nhiều lá dàn hồi.

-Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành trái Hai động mạch thường nối nhau nhưng không nối với các động mạch lân cận:

+ Ðộng mạch vành phải: tách từ phần đầu động mạch chủ lên, theo rãnh vành chạy xuống mặt hoành của tim, cho nhánh gian thất sau, rồi tiếp tục sang trái, có thể nối với nhánh mũ của động mạch vành trái Ðộng mạch vành phải cấp máu cho nửa phải của tim và một phần tâm thất trái.

+ Ðộng mạch vành trái: từ động mạch chủ qua khe giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái ra trước, chia hai nhánh là nhánh gian thất trước đi trong rãnh gian thất trước đến khuyết đỉnh tim, nối với nhánh động mạch gian thất sau của động mạch vành phải và nhánh mũ tim theo rãnh vành xuống mặt hoành và có thể nối với động mạch vành phải.

Trang 27

V Hệ tuần hoàn ở người

2 Hệ thống mạch

b Tĩnh mạch

- Là những mạch dẫn máu về hai tâm nhĩ

- Có thành cơ trơn mỏng, có ít lá dàn hồi hơn động mạch, ben trong có các van

- Tĩnh mạch sâu cạnh động mạch có tên gọi theo tên

động mạch – tĩnh mạch cạn, nằm ngang dưới da

-Tĩnh mạch gồm tĩnh mạch tim lớn đi theo nhánh động

mạch gian thất trước trong rãnh thất trước, tĩnh mạch tim giữa đi trong rãnh gian thất sau cùng nhánh động mạch gian thất sau, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái, tĩnh mạch tim nhỏ

Trang 28

V Hệ tuần hoàn ở người

Trang 29

V Hệ tuần hoàn ở người

3 Vòng tuần hoàn

- Máu được vận chuyển trong hệ mạch là nhờ sự co bóp của tim Máu từ tim đi vào các động mạch qua các mao mạch phân bố khắp cơ thể và từ đó về tim theo đường tĩnh mạch qua 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn (TH) lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu đỏ tươi giàu ôxi và dinh

dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan,

tổ chức cơ thể Sau khi thực hiện trao đổi chất tại mạng lưới mao tĩnh mạch, máu trở thành máu đỏ thẫm nghèo ôxi theo tĩnh mạch chủ (trên, dưới) trở về tâm nhĩ phải

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu đỏ thẫm nghèo ôxi từ tâm thất

phải theo động mạch phổi lên phổi Sau khi trao đổi khí ở phổi, trở thành máu đỏ tươi giàu ôxi theo tĩnh mạch phổi trở

về tâm nhĩ trái

a Vòng tuần hoàn chính thức.

Trang 32

V Hệ tuần hoàn ở người

3 Vòng tuần hoàn

b Vòng tuần hoàn thai nhi

Ở vòng tuần hoàn thai nhi, máu giàu chất dinh dưỡng và O2 từ nhau thai tới thai nhi qua tĩnh mạch rốn Từ tĩnh mạch rốn chia

ra 2 nhánh: một nhánh đi thẳng đến tĩnh mạch chủ dưới; một nhánh qua gan, rồi tất cả đổ vào tĩnh mạch chủ dưới để về tâm nhĩ phải của tim thai Phần lớn máu từ tâm nhĩ phải qua “lỗ bầu dục” sang tâm nhĩ trái, rồi xuống tâm thất trái và được dồn vào động mạch chủ; còn một phần nhỏ máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải rồi vào động mạch phổi Phần lớn lượng máu này qua ống Botan vào động mạch chủ để hoà chung với máu pha

từ tâm thất trái; còn một phần nhỏ lên phổi dùng để nuôi phổi, rồi về tâm nhĩ trái

Trang 33

VI Điều hòa tuần hoàn

Khi bị kích thích, mỗi tế bào cơ tim đề đáp ứng tối đa để tạo

ra một co bóp cực đại Đây gọi là hiệu ứng “All or not” ( tất

cả hoặc không)

Nhịp tim của người bình thường vào khoảng 75 lần 1 phút Một lần tim đập mỗi tâm thất tống ra được khoảng 70 cm3 máu Như vậy trong một ngày đêm tim đập khoảng 100.000 lần và nó bơm được khoảng 13460 lít máu theo hệ thống tuần hoàn Trình tự hoạt động của tim diễn ra trong mỗi lần đập của tim gọi là 1 chu chuyển tim, và được điều khiển bởi

bộ phát nhịp cùng với các hệ thống dẫn truyền của tim như hình minh họa

SA: nút xoang nhĩ AV: nút nhĩ thất

Trang 34

VI Điều hòa tuần hoàn

Nút xoang nhĩ là một cụm mô cơ tim được chuyên

hóa nằm ở thành của tâm nhĩ phải gần lối vào của tĩnh mạch chủ trên, Thông thường nó là nơi phát nhịp đối với tòan bộ các phần còn lại của tim, quyết định tim đập nhanh hay chậm.Các tế bào của nút xoang nhĩ có thể tự động hưng phấn, do đó chúng

co bóp theo nhịp mà không cần phải có kích thích Khi nút xoang nhĩ hoạt động, tim đập bình thường ngay cả khi cắt thần kinh chi phối cho nó.

Trang 35

Kích thích từ nút xoang nhanh chóng truyền qua tâm nhĩ tạo ra một co bóp đồng bộ gọi là tâm nhĩ thu, đẩy máu vào tâm thất Co bóp của tâm nhĩ không lan trực tiếp tới tâm thất do lớp mô liên kết xơ trong bộ khung

xo tim chặn lại Do đó hưng phấn phải xuống tâm thất bằng đường nút nhĩ thất - cụm tế bào chuyên hóa thứ hai nằm ở gần nền tâm nhĩ Qua những sợi dẫn truyền nằm trong bó his và các nhánh phải, nhánh trái của bó his, tín hiệu được truyền đến nền tim Tại đây tín hiệu lại đi đến mạng lưới các sợi purkinje trong thành tâm thất Như vậy tâm thất thu bắt đầu từ đáy tim, lan lên phía trên và tống máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi.

VI Điều hòa tuần hoàn

Trang 36

Ưu điểm của phương pháp điều hòa:

- Tâm nhĩ và tâm thất thu là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều sợi cơ, tạo ra hiệu quả bơm cực đại

- Tâm thất co chậm gần 0,1 giây, đó là thời gian cho tâm thất chứa đầy máu hoàn toàn trước khi co

- Giai đoạn tâm thu của tim tách rời với giai đoạn tâm trương ( các tế bào tim trơ với kích thích, cơ tim giãn

ra, các tâm tăng thể tích thụ động do áp lực dòng

máu chảy vào) bằng một khoảng thời gian nghỉ ngắn.

Ưu điểm của phương pháp điều hòa:

- Tâm nhĩ và tâm thất thu là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều sợi cơ, tạo ra hiệu quả bơm cực đại

- Tâm thất co chậm gần 0,1 giây, đó là thời gian cho tâm thất chứa đầy máu hoàn toàn trước khi co

- Giai đoạn tâm thu của tim tách rời với giai đoạn tâm trương ( các tế bào tim trơ với kích thích, cơ tim giãn

ra, các tâm tăng thể tích thụ động do áp lực dòng

máu chảy vào) bằng một khoảng thời gian nghỉ ngắn.

VI Điều hòa tuần hoàn

Trang 37

Nguồn tài liệu tham khảo

1 Bài giảng SINH HỌC ĐỘNG VẬT - bộ môn Sinh học – Khoa Khoa học – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

2 Bài giảng SINH LÝ VẬT NUÔI – biên soạn PGS.TS TRẦN THỊ

DÂN ,PGS.TS DƯƠNG NGUYÊN KHANG.

3 Một số nguồn tài liệu từ

Thuviensinhhoc.com

Tailieu.vn

vi.wikipedia.org

violet.vn

Trang 38

Cảm ơn thầy và các bạn

đã theo dõi

Ngày đăng: 06/08/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w