1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức

23 956 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 342,5 KB

Nội dung

Kinh tế dựa vào tri thức – knowledge based economy”, “ kinh tế dẫn dắt bởi tri thức – knowledge driven economy”, “kinh tế tri thức – knowledge economy” ( nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát triển kinh tế).

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Kinh tế tri thức

Chuyên đề 2: Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức

MỤC LỤC

Trang 2

Mở đầu

I Một số quan niệm về kinh tế tri thức

1 Về tên gọi

2 Khái niệm

3 Đặc trưng của kinh tế tri thức

II Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức

1 Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WBI).

2 Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp của GS.TS Hoàng Xuân Phương

3 Các nước đang phát triển có thể rút ra được gì?

III Kết luận

MỞ ĐẦU

Trang 3

Kinh tế tri thức - một sản phẩm mới cực kì quan trọng, có thể nói là hếtsức cơ bản của thời đai thông tin.Theo nhận định của Francis Bacon: “Tri thức

là sức mạnh”luôn đúng với mọi thời đại tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của trithức lại nổi bật như hiện nay Kinh tế mới là động lực quyết định nhất thúcđẩy sự phát triển của nhân loại, là thời cơ và thách thức đối với vận mệnh củacác quốc gia lớn nhỏ…Góp một phần rất quan trọng và tồn tại song song vớinền kinh tế tri thức thì không thể không nói đến khoa học công nghệ hiện đại

và đây cũng là con đường đi đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng IX đã khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnhhiện đại hoá, hiện đại hoá nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảnthành nước công nghiệp Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ xét toàncục,nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển,trình độphát triểnchung còn thấp kém, khoảng cách giữa nước ta và các nước khôngnhững chậm được thu hẹp mà còn có nguy cơ mở rộng Hiện nay GDP bìnhquân đầu người của nước ta bằng khoảng 1/12 mức bình quân chung của thếgiới, thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới Trong điều kiện đó việc tìm racon đường hợp lý, đưa ra những giải pháp thích ứng để đạt mục tiêu đã xácđịnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã xác định: “con đường côngnghiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với những nước đitrước, vừa có những bước đi tuần tự vừa có những bước đi nhảy vọt” Vì vậycông nghiệp hoá - hiện đại là mục tiêu trước tiên và cần thiết để đưa nước tangày một giàu mạnh

I Một số quan niệm về kinh tế tri thức

1 Về tên gọi

Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị,hội thảo quốc tế và trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các quốc gia,người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nềnkinh tế như:

Trang 4

“Kinh tế thông tin-information economy”, “kinh tế mạng – network

economy”, “kinh tế số - digital economy”(nói lên vai trò quyết định của công

nghệ thông tin trong phát triển kinh tế)

“Kinh tế học hỏi – learning economy” (nói lên động lực chủ yếu của nền

kinh tế là sự học tập suốt đời của con người)

“ Kinh tế dựa vào tri thức – knowledge based economy”, “ kinh tế dẫn dắt bởi tri thức – knowledge driven economy”, “kinh tế tri thức – knowledge

economy” ( nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát

2 Khái niệm

Kinh tế tri thức là một khái niệm xuất hiện vào đầu những năm 80 củathế kỷ XX, nó không có trong chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như trong các tàiliệu triết học trước đó Nhưng chỉ mới gần đây nó mới rộ lên, nhất là từ khiphát triển máy tính cá nhân, rồi Internet và xa lộ thông tin Do đó đã có rấtnhiều khái niệm khác nhau về kinh tế tri thức:

Theo Giáo sư - Viện sĩ Đặng Hữu, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong

đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đốivới sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

Kinh tế tri thức phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội,theo đó, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượnglao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi rất nhiều trong khi hàmlượng tri thức, hao phí lao động tri thức tăng lên vô cùng lớn Những ngànhkinh tế dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học,

Trang 5

công nghệ là những ngành có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế của đấtnước.

Năm 1996, OECD đưa ra định nghĩa: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh

tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhấtđối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống” Năm 2000, APEC cũng quan niệm: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong

đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sựtăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.Theo GS.TS Hoàng Xuân Phương thì có hai cách định nghĩa về nền kinh tế trithức:

Thứ nhất, đó là nền kinh tế của các tri thức hay còn gọi là nền quản trị

tri thức, theo đó những hiểu biết hay công nghệ kết tinh từ quá trình đầu tư vàlao động trở thành những sản phẩm cụ thể, những mặt hàng có thể trao đổi,buôn bán, sang nhượng hay góp vốn trong các thị trường

Thứ hai, đó là nền kinh tế dựa trên tri thức Ở đây sự hiểu biết trở thành

công cụ, một thứ nhà máy vô hình để sản xuất ra các thứ hàng hóa và tích thulợi nhuận cho doanh nghiệp Vai trò của sự hiểu biết (know-how) rất quantrọng bởi có tính cạnh tranh cao nhờ vào khả năng phi vật thể hóa(dematerialisation) trước ba sức ép lớn lên nền kinh tế hiện nay gồm tàinguyên cạn kiệt, dân số gia tăng và biến đổi khí hậu

Định nghĩa thứ hai mỗi ngày mỗi được sử dụng nhiều hơn bởi chiềuhướng chuyển đổi sang nền kinh tế mới là tất yếu và toàn cầu Sự chuyển đổinày bắt đầu từ các nền kinh tế với hạ tầng gồm hai thành phần là tư bản vốn(capital) và sức lao động (labor) sang nền kinh tế được bổ sung hạ tầng thứ ba

là hệ thống tri thức (knowledge) bao gồm các hiểu biết, công nghệ và kỹ năng

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nước ta đã có hay đã sẵn sàng cho tiếntrình hội nhập kinh tế tri thức Nếu xét theo định nghĩa thứ nhất thì chúng tachưa có và rất khó có nền kinh tế tri thức bởi yếu kém cả ba cơ sở hạ tầng

Trang 6

Nhưng xét theo định nghĩa thứ hai thì người Việt Nam với tư chấtthông minh và sáng tạo đang xâm nhập nhanh chóng vào kinh tế tri thức vàtạo ra lợi nhuận tăng thêm từ quá trình chuyển đổi đó.

Tuy có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau song chúng ta có thể hiểu

kinh tế tri thức một cách chung nhất là: “ Kinh tế tri thức là một giai đoạn

phát triển mới của nền kinh tế sau kinh tế công nghiệp với vai trò của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng Tri thức đã trở thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn và lao động”.

3 Đặc trưng của kinh tế tri thức

Thứ nhất: vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức Tri thức là

nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng cao; của cải được tạo ra dựa vào trithức nhiều hơn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp Côngnghệ cao, đặc biệt công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi Khoa học trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp Tổng sản phẩm tăng nhanh, nhưng tổngtiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu… không tăng bao nhiêu, và số lượnglao động trong khu vực sản xuất hàng hóa ngày càng ít đi rõ rệt

Thứ hai: sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất

thúc đẩy sự phát triển Kinh tế phát triển là do sáng tạo, đổi mới công nghệ,đổi mới sản phẩm Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới Trước đây, người tacoi trọng những công nghệ đã chín muồi, còn bây giờ là những công nghệmới, bởi lẽ, cái chín muồi là cái sắp tiêu vong

Thứ ba: công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực,

mạng thông tin phủ khắp nước và trên thế giới liên kết các tổ chức, gia đình

và quốc gia Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất trongnền kinh tế

Thứ tư: kinh tế tri thức là nền kinh tế học tập Giáo dục và đào tạo được

đầu tư cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất (nhà máy, côngtrường…) Mọi người có điều kiện thuận lợi để học tập, không ngừng phát

Trang 7

triển tri thức, nâng cao kỹ năng, phát triển sức sáng tạo, thúc đẩy đổi mới Xãhội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.

Thứ năm: kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa Quá trình phát

triển kinh tế đi liền với quá trình kinh tế thị trường, phát triển thương mại thếgiới và quá trình toàn cầu hóa, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng pháttriển Các sản phẩm và thị trường ngày càng có tính toàn cầu Người ta thườnggọi kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tếtoàn cầu dựa vào tri thức

Thứ sáu: kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó, các

công nghệ sạch, tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, chất thải công nghiệp íthơn, hạn chế ảnh hưởng làm ô nhiễm môi trường, bảo đảm được yêu cầu pháttriển bền vững

II Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức

1 Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WBI).

Ngân hàng Thế giới cho rằng các nền kinh tế tri thức cần dựa trên bốntrụ cột sau:

Hình 1: Tứ trụ của nền kinh tế tri thức

Thứ nhất: Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo

và sử dụng tri thức Một môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy

tự do của tri thức, hỗ trợ đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông(CNTT&TT), khuyến khích việc làm chủ doanh nghiệp như trọng tâm củakinh tế tri thức

Trang 8

Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụngtri thức trước hết là việc của chính quyền và bộ máy lập pháp Một thách thức

là làm sao để nâng cao được dân trí toàn xã hội Khi dân trí được nâng cao,người dân sẽ có thêm động lực và khả năng tìm kiếm dòng chảy tri thức, hoạtđộng sáng tạo cũng như tăng xu hướng làm chủ doanh nghiệp Vì những cán

bộ của bộ máy chính quyền và địa phương là những công dân có ảnh hưởngnhiều hơn đến môi trường kinh tế và thể chế xã hội, việc nâng cao được quantrí, như dân gian thường nói, là một điều hệ trọng Những yếu kém về tri thứccủa một số quan chức mà người dân đôi khi được biết như chuyện “ngực lép

xe máy”, chuyện “100% tiến sĩ”, cho thấy đây là một thách thức lớn khi tamuốn đến nền kinh tế tri thức

Ví dụ: GS Ngô Bảo Châu => Nhà nước ta tạo môi trường thuận lợi cho

GS hoạt động và phát triển trong nước như xây dựng viện toán học

Thứ hai: Giáo dục và đào tạo có chất lượng cao để người dân được

giáo dục và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng tri thức

Giáo dục và đào tạo là chuyện sống còn của đất nước Đương nhiên nếugiáo dục không làm được sứ mạng đào tạo được những người có tinh thần vàkhả năng sáng tạo, sẽ không có cách nào tiến đến kinh tế tri thức Nói riêng vềđào tạo người lao động có tri thức trong công nghiệp, nhìn theo năm nhómngành:

A: Hàm lượng lao động cao và làm việc giản đơn như may mặc, giàydép

B: Hàm lượng lao động cao và sử dụng nguyên liệu nông lâm ngưnghiệp như chế biến thực phẩm

C: Hàm lượng tư bản cao và sử dụng tài nguyên khoáng sản như thép,hóa dầu

D: Hàm lượng lao động cao và lành nghề, làm các sản phẩm như đồđiện gia dụng, xe máy, bơm nước, linh kiện điện tử

E: Hàm lượng công nghệ cao và làm máy tính, công nghệ thông tin vàtruyền thông, xe hơi, đồ điện tử cao cấp

Trang 9

Ở Đông Á, Trung Quốc tập trung vào A và lắp ráp trong D; Thái Lan vàcác nước Đông Nam Á 4 có lợi thế trong B và D; Nhật Bản và các nước NIEsgiữ lợi thế ở D và đang tăng phần sản xuất bên ngoài nên Trung Quốc và một

số nước Đông Nam Á đang dịch chuyển về D Việt Nam đang chủ yếu làm A

và B Rõ ràng muốn chuyển dịch qua các nhóm ngành khác như C, D, và E,chúng ta phải đối mặt với bài toán đào tạo người lao động có tri thức cao hơn,làm được những việc ở các nhóm ngành này

Khi đặc trưng của nền kinh tế tri thức là vốn hóa trí tuệ thì việc giáo dục là nhân tố phát triển bền vững, hình thành ra vốn con người (human

capital) Trình độ tri thức hóa nền kinh tế một nước được xác định theo hai tiêu chí Thứ nhất tỷ lệ vốn con người tức giá trị các tri thức đưa vào ứng dụngtrong nền kinh tế so với giá trị các tài nguyên hữu hình phải được tăng dần Tiêu chí phi vật thể hóa này thường được gọi là sự thay thế nguyên tử vật chấtbằng các bit và bytes thông tin

Tiêu chí thứ hai dựa trên tỷ lệ công nhân tri thức (knowledge workers)

so với người lao động chân tay Ở Mỹ lực lượng công nhân tri thức gồm từ kiến trúc sư, nhà tạo mẫu, nhân viên ngân hàng, thầy giáo, giới khoa học… cho đến chuyên gia phân tích chính sách chiếm đến 60% Ở nhiều nước khác

tỷ lệ này cao hơn do thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên hay do đã phát triển

Trang 10

một nền giáo dục cao hơn, thực dụng hơn và đa dạng từ nhà trường, học viện đến tích lũy trải nghiệm và đào tạo, tái đào tạo.

Trái với lề lối tiếp nhận từ chương, nền giáo dục hướng tới kinh tế trithức đòi hỏi khả năng tranh luận, sáng tạo và thực nghiệm Đây hẳn là mộtđịnh hướng mà giáo dục nước ta phải tính đến bởi việc tăng trưởng GDP naykhông thể tách rời trình độ công nhân Chúng ta có thể có những công nghệtốt, nhưng nếu thiếu vốn con người để điều hành khai thác và nâng cao chúngthì không thể tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh Trên căn bản này Ngânhàng Thế giới đang đầu tư cho chương trình Giáo dục hướng tới Kinh tế Trithức (EKE) nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập vào nền kinh tếmới này

Ở Việt Nam đã bàn nhiều về giáo dục, đã có Nghị quyết T.Ư, đã có luậtGiáo dục, chẳng còn thiếu thứ gì, mà vẫn ì ạch Muốn tiến nhanh và vữngtrong thời đại kinh tế tri thức, ưu tiên hàng đầu phải đặt vào việc chấn hưng,cải cách, hiện đại hóa giáo dục, và hơn nữa, phải nhanh chóng tiến tới phổ cậpđại học - chứ không chỉ dừng ở trung học cơ sở hay trung học phổ thông Mớinghe tưởng chừng là một mục tiêu quá xa vời, nhưng suy nghĩ kỹ hơn và nhìn

xu thế ở các nước ngay trong khu vực, chứ chưa nói tới các nước tiên tiến trênthế giới, còn đối với Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác nếu thật sựmuốn vươn lên nhanh bằng con đường trí tuệ Phổ cập đại học sẽ giải quyếtđược nạn thất học, nhu cầu học tập chính đáng của nhân dân, sẽ có điều kiệntốt hơn để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ, mở rộng các cánh cửa vào kinh

tế tri thức, đồng thời là biện pháp gián tiếp giải quyết nhiều vấn đề bức xúc:phát triển dân chủ, hạn chế và chống tội phạm, tạo công ăn việc làm ổn định

Thứ ba là hệ thống cách tân

Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn,doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được khotri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng chocác nhu cầu của đất nước, và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết Xây dựng được một hệ thống cách tân là một thách thức rất lớn, tức hệ

Trang 11

thống các tổ chức đóng vai trò thu nhận và sáng tạo tri thức chủ yếu trong xãhội Việc này liên quan tới những thách thức lâu nay của ta như chất lượnggiáo dục đại học và nghiên cứu Một khía cạnh ở đây là thách thức về tínhcách tân của các tổ chức trong xã hội Quản trị tri thức (knowledgemanagement)- lý thuyết và thực tiễn về quá trình sáng tạo, thu nạp và sử dụngtri thức để nâng cao hiệu quả của các tổ chức- là một công cụ rất đáng quantâm cho cuộc cách tân này

Có thể lấy thí dụ về quản trị tri thức của các công ty Nhật Bản, được

mô hình hóa trong cuốn sách nổi tiếng của Nonaka và Takeuchi Sự vượt lên

kỳ diệu của Nhật Bản từ hoang tàn đổ nát sau Đại chiến thế giới thứ hai làđiều đáng tìm hiểu và học tập Khi này các công ty Nhật Bản phải vươn lêntrong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt Họ cần có công nghệ mới, thiết kế sảnphẩm mới, quá trình sản xuất mới, cách tiếp cận thị trường mới Các công tyNhật đã thực hiện được hiệu quả quá trình sáng tạo những tri thức cần chophát triển kinh tế Mọi thành viên của các công ty được khuyến khích chia sẻtri thức mình tích lũy được với đồng nghiệp, góp vào tài sản tri thức của công

ty, cùng nhau hợp sức tạo ra tri thức công nghệ và sản phẩm mới của công ty.Cách họ làm dựa trên sự tương tác liên tục theo một dòng xoắn ốc khôngngừng tăng giữa các khía cạnh của tri thức ẩn và tri thức tường minh của các

cá thể, nhóm và tổ chức Công thức của sự thành công của các công ty NhậtBản là: Sáng tạo tri thức > Liên tục cách tân > Ưu thế cạnh tranh

Thứ tư là hạ tầng cơ sở thông tin:

Một hạ tầng cơ sở thông tin động, từ radio đến Internet, là cần thiết để

cho phép dễ dàng liên lạc, phổ biến, và xử lý thông tin Mặc dù còn nhữngtranh luận, giả sử ta thừa nhận bốn trụ cột này để xem ta sẽ gặp những tháchthức nào khi phải xây dựng chúng

Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) l h t ng c s à hạ tầng cơ sở để ạ tầng cơ sở để ầng cơ sở để ơ sở để ở để để

th c hi n h u h t các ho t ầng cơ sở để ết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu ạ tầng cơ sở để động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữung c a kinh t tri th c, l phủa kinh tế tri thức, là phương tiện hữu ết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu ức, là phương tiện hữu à hạ tầng cơ sở để ươ sở đểng ti n h uữu

hi u h tr cho ba tr c t nêu trên v giáo d c v ợ cho ba trụ cột nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, hệ thống ụ cột nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, hệ thống ộng của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu ở để ề giáo dục và đào tạo, hệ thống ụ cột nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, hệ thống à hạ tầng cơ sở để đà hạ tầng cơ sở để ạ tầng cơ sở đểo t o, h th ngốngcách tân, môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho việc sáng tạong kinh t v th ch xã h i thu n l i cho vi c sáng t oết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu à hạ tầng cơ sở để ể ết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu ộng của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu ận lợi cho việc sáng tạo ợ cho ba trụ cột nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, hệ thống ạ tầng cơ sở để

v s d ng tri th c Thách th c trong vi c xây d ng h t ng c sà hạ tầng cơ sở để ử dụng tri thức Thách thức trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở ụ cột nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, hệ thống ức, là phương tiện hữu ức, là phương tiện hữu ạ tầng cơ sở để ầng cơ sở để ơ sở để ở để

Ngày đăng: 20/03/2013, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tứ trụ của nền kinh tế tri thức - Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức
Hình 1 Tứ trụ của nền kinh tế tri thức (Trang 7)
Hình 2- Toàn cầu hóa, kiến thức và mạng lưới thông tin là 3 động lực phát triển kinh tế tri thức. - Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức
Hình 2 Toàn cầu hóa, kiến thức và mạng lưới thông tin là 3 động lực phát triển kinh tế tri thức (Trang 13)
Hình 2 - Toàn cầu hóa, kiến thức và mạng lưới thông tin là 3 động lực phát   triển kinh tế tri thức. - Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức
Hình 2 Toàn cầu hóa, kiến thức và mạng lưới thông tin là 3 động lực phát triển kinh tế tri thức (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w