- Các phương pháp đo phát thải khí cơ bản
CHƯƠNG 4:ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 ĐÁNH GIÁ
4.1 ĐÁNH GIÁ
4.1.1.Diễn biến.
a.Diễn biến không gian về lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường KK
Ô nhiễm không khí của huyện Ân Thi xảy ra tại một số xã đặc trưng như Bắc Sơn,Đào Dương,Hồ Tùng Mậu.Thị Trấn Ân Thi… ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông và hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp,dân sinh... Một số nhận xét các chất ô nhiễm như sau:
- Các thông số SO2, NOx và CO2,bụi.. phần lớn không vượt quy chuẩn cho phép, chỉ cao cục bộ một số vị trí đường giao thông.
- Tiếng ồn và bụi vượt chuẩn tại các khu đô thị, KCN; là nơi tập trung mật độ giao thông dày đặc, phương tiện vận chuyển đông đúc. Tiếng ồn còn được phát hiện vượt chuẩn ở khu vực trường học.
Hình4.22:Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm KK do nguồn thải công nghiệp tại Ân thi
Từ biểu đồ trên ta thấy năm 2009 cùng với sự gia tăng dân số tại các xã,
thị trấn, thì sự gia tăng chất thải trong các ngành cũng tăng lên trong đó đặc biệt là phát thải do lượng bụi là lớn nhất,lương phát thải khí CO2 cũng tương đối lớn đối với chất thải như than,củi…
Các yếu tố gây ô nhiễm MT không khí chủ yếu là do phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ chủ yếu là CO2, SO2, NO2 ... gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của con người, đặc biệt là đường hô hấp, thúc đẩy quá trình lão hóa và suy giảm chức năng phổi, gây bện hen suyễn, phế quản, ung thư, giảm tuổi thọ...Ngoài ra còn rất nhiều tác hại khác do ô nhiễm không khí gây ra.
Qua kết quả tính toán lượng phát thải các chất gây ô nhiễm MT không khí ở phần trên ta thấy năm 2009, tình trạng ô nhiễm KK ở Ân Thi đang ở mức gia tăng, bởi vì trên địa bàn huyện hiện nay kinh tế đang phát triển mật độ xe cộ và các khu công nghiệp đang ngày một phát triển,địa bàn huyện có đường 38 chạy qua nên mật độ phương tiện cũng khá cao, số lượng phương tiện lưu thông trên tuyến đường liên tỉnh, liên huyện và các xã khá lớn. Vì huyện Ân Thi sát ngay cạnh huyện Mỹ Hào một trong những huyện có ngành công nghiêp rất phát triển,ở địa bàn huện có nhiều khu công nghiệp nên hoạt động giao lưu buôn bán vận chuyển hàng hóa khá tấp nập...
Đánh giá từ nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới ở Ân Thi cũng tăng lên rất nhanh, đặc biệt là thị trấn Ân Thi hay các xã như Đào Dương,Hồ Tùng Mậu...
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hưng Yên, năm 1990 có 9.387 xe ôtô, năm 1995 có 15.465xe…xe tham gia giao thông. Số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm không khí, khí CO và hơi xăng dầu (HC)
Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân
Nhân dân ở các xã thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thị trấn thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong thị trấn đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.
Các hộ dân tại các thị trấn chủ yếu sử dụng điện, gas, than, dầu làm chất đốt, hoặc dùng kết hợp nhiều loại nhiên liệu; các hộ dân ven thị xã, thị trấn còn sản xuất nông nghiệp nên phần lớn sử dụng rơm, rạ, củi đay làm chất đốt sinh hoạt.
Đối với hộ dân ở thị xã, thị trấn có mức thu nhập, sinh hoạt cao đã sử dụng điện, gas làm chất đốt. Trong năm 2002 ở thị trấn Ân Thi tỷ lệ sử dụng điện là: 100%, gas: 30%, than: 45%, loại khác: 9%.
Diễn biến ô nhiễm qua các năm.
Kết quả đo đạc, phân tích, đánh giá chất lượng không khí tại một số địa điểm cho thấy :
- Bụi lơ lửng trong không khí hầu hết đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-1995. Tuy nhiên, tại các vị trí gần đường,các khu công nghiệp có hàm lượng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (6/15 mẫu đo đạc )
Đánh giá chung: Tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng, khí ... tại thị trấn, khu công nghiệp ở mức nhẹ có thể chấp nhận được, nhưng xu thế có thể ngày càng tăng do các hoạt động giao thông, phát triển công nghiệp ngày càng lớn.
Các thông số hóa học
Kết quả khảo sát, lấy mẫu, đo đạc, phân tích các chỉ số tiêu hóa như: CO2, NO2, SO2, O3, H2S, dung môi hữu cơ tại các vị trí quan trắc đều thấp hơn tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành. Các thông số tác nhân ô nhiễm hóa học tại các vị trí quan trắc đều được nêu ở phần phụ lục.
Diến biến nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện, tiêu biểu kể tới Thị trấn Ân Thi- trung tâm huyện Ân Thi với diện tích lớn và mật độ dân số và lượng xe di chuyển đông đúc nhất.
Nhận xét: Khu vực dân cư có nồng độ bụi, khí thải độc hại, tiếng ồn do hoạt động sản xuất, giao thông... đã vượt tiêu chuẩn cho phép, có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng như: trên các tuyến đường 38, đường 198... khí thải độc (SO2, CO2, CxHy) đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 2 lần tiêu chuẩn cho phép.
B,Diễn biến thời gian về lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường KK Diễn biến ô nhiễm bụi
Qua kết quả phân tích môi trường từ năm 2008-2010 cho thấy nguồn gây ô nhiễm bụi ở khu vực thị trấn và các xã trong huyện chủ yếu là do hoạt động của các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải gây ra.
Diễn biến ô nhiễm khí độc (SO2, CO2, NOx)
Đối với khí SO2: Nồng độ khí SO2 có giá trị cao tại các khu vực là điểm nút giao
thông và có các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nồng độ SO2 đạt cao nhất tại ngã tư khu công nghiệp, ngã tư thị trấn Ân Thi....Tại các khu vực khác nồng độ khí SO2 đều nhỏ hơn TCVN cho phép. Trong 3 năm từ 2008-2010 thì năm 2010 là năm hàm lượng khí SO2 lớn nhất tại các khu vực ngã tư thị trấn Ân Thi,xã Đào Dương,xã Hồ Tùng Mậu…dao động trong khoảng 110,1-150,4 g/m3.
Tại các cơ sở sản xuất khí SO2 hình thành tại các khu lò nung, sấy do sử dụng than, dầu DO, FO làm nguyên liệu đốt. Ngoài ra SO2 còn được thải ra từ các phương tiện giao thông, tuy nhiên trên các tuyến đường ô nhiễm SO2 chỉ xảy ra cục bộ, tại một thời điểm nhất định
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến MT nói chung
Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề bức xúc đối với môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu. Tốc độ công nghiệp hoá mạnh mẽ và việc đô thị hoá nhanh chóng càng làm tăng thêm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.
Các chất gây ô nhiễm chính là: Khí SO2, NO2, CO, H2S, bụi lơ lửng, Chì và các chất hữu cơ bay hơi (như xăng dầu)…
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người
Y học đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO, chì. Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn, ung thư. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới năm 2001 cho thấy ô nhiễm không khí trong
nhà là nguyên nhân 35,7% trường hợp viêm đường hô hấp, dưới 22% các bệnh phổi mãn tính.
Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, trong những năm gần đây các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất trên toàn quốc .Thực tế cho thấy nhiều bệnh hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì…
Bảng 3.2: Các bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc