thâm hụt ngân sách và biện pháp tài trợ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngân sách là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Thông qua ngân sáchNhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như:tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu
Thâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường, do đó cản trởnhu cầu đầu tư của các nhà kinh doanh làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, lãi suấttăng làm giá trị đồng nội tệ tăng, dẫn đến tình trạng siêu nhập Ngoài ra thâm hụtngân sách còn ảnh hưởng tới tình trạng lạm phát, sự ổn định xã hội
Vì vậy ngân sách và vấn đề thâm hụt ngân sách là mối quan tâm sâu sắc củamỗi quốc gia Để hiểu rõ và nắm vững vấn đề quả là không phải dễ, do đó trong đề
án này chỉ đề cập được những vấn đề mang tính chung nhất về “thâm hụt ngân sách và biện pháp tài trợ ”.
Chắc chắn trong đề án còn nhiều sai sót, em mong nhận được lời góp ý củathầy cô Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 2I NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 Ngân sách nhà nước là gì ?
Ngân sách nhà nước là một bảng dự toán và thực hiện các khoản thu ,chi tàichính của nhà nước trong khoảng thời gian thường là một năm(năm tài chính bắtđầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đó)
Ngân sách nhà nước do Quốc hội xem xét và quyết định thông qua tình hìnhthực hiện ngân sách năm trước,nhiệm vụ thu chi của ngân sách nhà nước nămnay,tình hình bội chi ngân sách nhà nước,các giải pháp bù đắp bội chi ngânsách,các khoản nợ nhà nước đến hạn
Về mặt hình thức thì ngân sách nhà nước là một bảng cân đối tổng hợp cáckhoản thu và chi Còn về mặt nội dung kinh tế thì ngân sách nhà nước phản ánh cácquan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân và cácnguồn tiền tệ khác nhằm hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung lớn nhất củanhà nước,thực hiện chức năng nhà nước
Hàm ngân sách đơn giản có dạng sau:
B = -G + tYTrong đó: B là cán cân ngân sách
G là chi tiêu ngân sách
tY là thu ngân sách
2 Vai trò của ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô củanhà nước.Mà nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế bảođảm cho nền kinh tế phát triển ổn định,bền vững.Và như vậy ngân sách nhà nướcchính là cơ sở tài chính,là nguồn lực để nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình
Thông qua ngân sách, nhà nước sẽ điều tiết các quan hệ kinh tế tạo nên sựcân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng,giữa xuất khẩu và nhập khẩu,giữa cơ cấu đầu tư
Trang 3và cơ cấu tiêu dùng nhà nước điều tiết thu nhập giữa các thành phần dân cư tạonên sự công bằng xã hội.
Nếu như trước đây ngân sách nhà nước chuyên đảm nhiệm việc bù lỗ,bùgiá,bù lương thì bây giờ nó dành vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng và chi phí cho cácnhu cầu khác của xã hội
Vậy ta đã biết thế nào là ngân sách nhà nước và vai trò to lớn của nó trongnền kinh tế ,nhưng nếu quản lý thiếu hiệu quả nó sẽ không phát huy được hết tácdụng,do đó ta sẽ đi tìm hiểu:
3 Quản lý ngân sách Nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước là một chu trình gồm ba khâu chính sau:
-Lập dự toán ngân sách nhà nước
-Chấp hành ngân sách nhà nước
-Quyết toán ngân sách nhà nước
Để quản lý tốt ngân sách cần hoàn thành tốt cả ba khâu trên,ta sẽ đi vào cụthể từng khâu để thấy rõ nhiệm vụ và yêu cầu cần thực hiện
3.1 Lập dự toán ngân sách Nhà nước
Việc lập dự toán ngân sách do các cơ quan nhà nước ở trung ương và địaphương thực hiện trong phạm vi quản lý,gửi tới các cơ quan cùng cấp Sau đó Bộtài chính sẽ thay mặt Chính phủ trong việc xem xét dự toán thu chi ngân sách củacác cơ quan nói trên và dựa trên cơ sở đó sẽ trình Chính phủ bản dự toán ngân sáchnhà nước.Cuối cùng Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét và quyết định
Khi lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
-Thứ nhất đảm bảo đúng trình tự và thời gian quy định
-Thứ hai đảm bảo việc xây dựng các chỉ tiêu thu,chi ngân sách nhà nước nhànước phải dựa trên hệ thống,chế độ,các tiêu chuẩn hiện hành có tính chất pháp luậtcủa nhà nước
Ngoài ra,việc lập dự toán ngân sách nhà nước phải dựa vào :
Trang 4-Các chủ trương chính sách của nhà nước trong việc phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước
-Hệ thống chế độ các định mức thu ,chi trong luật ngân sách nhà nước
-Tình hình số liệu có tính chất lịch sử
3.2.Chấp hành ngân sách Nhà nước
Dự toán ngân sách nhà nước sau khi được quốc hội thông qua thì các khoảnthu chi sẽ trở thành chỉ tiêu pháp lệnh buộc các cấp,các ngành phải thực hiện
*Đối với dự toán thu ngân sách phải đảm bảo thu đủ và kịp thời
*Đối với dự toán chi ngân sách phải đảm bảo chi đúng đối tượng,có hiệu quảkinh tế cao
Ngân sách nhà nước ta hiện nay có năm phương thức cấp phát chính:
-Ghi thu ,ghi chi
-Gán thu bù chi
-Cấp phát lệnh chi tiền
-Cấp phát hạn mức kinh phí
-Cấp phát kinh phí uỷ quyền
Mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm riêng ,do đó cần phải tiến hànhđồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch thu và chi ngân sách
3.3.Quyết toán ngân sách Nhà nước
Đảm bảo đúng trình tự,đi từ cấp dưới lên cấp trên,Bộ tài chính sẽ xem xét vàduyệt quyết toán thu chi,sau đó sẽ tổng hợp để trình lên Chính phủ.Chính phủ sẽtrình lên Quốc hội trong kỳ họp cuối năm để duyệt và thông qua
Các báo cáo thu chi ngân sách Nhà nước ở các cấp đều phải được cơ quankiểm toán nhà nước kiểm tra và xác nhận
Trong quá trình quyết toán ngân sách phải đảm bảo một số yêu cầu sau:-Phải tuân theo chế độ kế toán,pháp lệnh thống kê-kế toán nhà nước đã banhành
Trang 5-Phải đảm bảo tính tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị,các cơ quan tàichính từ trung ương đến địa phương trong việc xem xét và quyết toán ngân sáchnhà nước.
-Số liệu phục vụ quyết toán phải được kiểm tra đối chiếu,trùng khớp với sốliệu của kho bạc nhà nước và được kho bạc nhà nước xác nhận
4 Phân cấp ngân sách Nhà nước
Phân cấp ngân sách nhà nước là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấpchính quyền trong vấn đề quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước
Một là,giải quyết mối quan hệ về quyền lực trong việc ban hành chínhsách,ban hành các chế độ thu chi của ngân sách nhà nước
Hai là,giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân chia nhiệm vụ vềkinh tế - chính trị - xã hội và căn cứ vào các nguồn thu trên từng địa bàn để cóphương án điều hoà ngân sách một cách thích hợp
Ba là,giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình quản lý ngânsách nhà nước
Nhưng để thực hiện tốt phân cấp ngân sách nhà nước thì trong phân cấp phảiđảm bảo các nguyên tắc sau:
-Phân cấp ngân sách nhà nước phải được tiến hành đồng thời với việc phâncấp về kinh tế và bộ máy hành chính nhà nước
-Trong phân cấp ngân sách nhà nước phải đảm bảo được vai trò của ngânsách trung ương và tính độc lập của ngân sách địa phương
-Việc phân cấp ngân sách phải đảm bảo sự công bằng giữa các cấp ngânsách
Trong nghị quyết186/HĐBT nguyên tắc phân cấp ngân sách có thêm một sốđiểm sau:
Trang 6Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước
là phải đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi.Tuy nhiên do nhiều tác động
khác nhau mà nguồn thu bị hạn chế,trong khi nhu cầu chi lại tăng rất nhanhnên ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng thâm hụt
Bản chất vấn đề ở đây là gì ? Nguyên nhân ?Hậu quả của nó ra sao ?ta sẽ đivào tìm hiểu
II THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NGUYÊN NHÂN
1 Khái niệm về thâm hụt ngân sách Nhà nước
Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản thu ngân sách nhỏ hơncác khoản chi.Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so vớiGDP(khi tính người ta thường tách riêng các khoản thu mang tính hoán trả trực tiếpnhư viện trợ,vay nợ ra khỏi số thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ chothâm hụt ngân sách)
B = T - G
B < 0 :Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước
là đảm bảo sự cân đối giũa thu và chi.Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị hạn chế
và tăng chậm ,thời kỳ vừâ qua(1976 đến nay) các nhu cầu chi lại tăng nhanh nênngân sách nhà nước mới bội chi kinh niên.Thâm hụt ngân sách cũng là hiện tượngphổ biến ở các quốc gia trên toàn thế giới
Người ta phân biệt ba loại thâm hụt là:Thâm hụt cơ cấu,thâm hụt thực tế vàthâm hụt chu kỳ
-Thâm hụt ngân sách thực tế:Là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực
Trang 7kết quả của chu kỳ kinh doanh và được tính bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế vàthâm hụt cơ cấu.
Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt độngchủ quan của chính sách tài khoá như : định ra thuế suất,phúc lợi,bảo hiểm Vì vậy
để đánh giá kết quả phải sử dụng thâm hụt cơ cấu
2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách không phải là ý muốn của bất kỳ chính phủ nào,màngược lại tất cả các chính phủ đều hứa hẹn và mong muốn đạt tới sự cân bằng ngânsách.Tuy nhiên đây thực sự là một bài toán hóc búa,mà nguyên nhân chủ yếu là do
vi phạm một số nguyên tắc thu và chi ngân sách
Ngoài ra,các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng dẫn tới tình trạng thâm hụt.Khiđất nước lâm vào khủng hoảng ,GNP thực tế giảm,các khoản thu nhập của chínhphủ giảm (thuế doanh thu và thu nhập giảm), mà các khoản chi chuyển nhượng lạităng
Cụ thể,ở các nước tư bản,một mặt để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế
tư nhân,chính phủ đã tiến hành cải cách hệ thống thuế, theo hướng thu hẹp tỷ lệthuế trực thu,làm cho tổng số thu của ngân sách nhà nước giảm mạnh.Mặtkhác,cùng với việc tăng chi cho các nhu cầu xã hội,xây dựng các công trình côngcộng,trợ cấp cho các doanh nghiệp tư nhân,nghiên cứu khoa học,thì chi phí quân sựcũng tăng lên không ngừng,quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước,dẫn đến tìnhtrạng thâm hụt
Còn ở Việt Nam,đặc điểm nổi bật của ngân sách nhà nước thời gian qua làchịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và cơ chế quản lý kếhoạch hoá tập trung cao độ.Vì vậy ngân sách nhà nước luôn gặp phải những khókhăn to lớn , trở nên hết sức bị động cả về thu,chi và cân đối
Thu ngân sách nhà nước tăng chậm và không ổn định,nguồn thu từ nội bộnền kinh tế không đủ chi cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế,xã hội và cho sản xuấtkinh doanh.Chi ngân sách còn lãng phí ,kém hiệu quả, mà nhu cầu chi tiêu của nhà
Trang 8nước thì ngày càng tăng Hơn nữa,việc quản lý và điều hành ngân sách còn nhiềuhạn chế,thể hiện trên tất cả các lĩnh vực:Lập và quyết định dự toán ngân sách,phân
bổ ngân sách,kế toán và quyết toán ngân sách Đó là những nguyên nhân cơ bảnnhất dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách
Ngoài ra,còn có một trường hợp đặc biệt.Lý thuyết cổ điển chỉ ra rằng muốnthăng bằng ngân sách trong thời kỳ suy thoái thì hoặc phải tăng thu hoặc phải giảmchi,song cả hai phương pháp này chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế hai cái “máy hãm”khiến cho nền kinh tế đã trì trệ lại càng trì trệ nặng nề hơn
Để tránh ảnh hưởng kìm hãm đó người ta cố tránh bằng cách cố ý thâm hụtngân sách,sự thiếu hụt ngân sách là động lực và khơi mào cho sự phục hồi kinh tếbằng cách chi tiêu ra nhiều hơn.Nhưng cách này có tác động nguy hiểm đến nềnkinh tế của quốc gia,do đó chúng ta phải rất thận trọng trong gây ra thiếu hụt và sựthâm hụt ngân sách tạm thời này phải được kiểm soát chặt chẽ trong một giới hạnnhất định
Ví dụ như ở Pháp trong quá trình thực hiện các chương trình cải cách đã tiếnhành giảm thuế.Việc bãi bỏ thuế đối với các doanh nghiệp lớn và thuế lợi nhuậnđối với các doanh nghiệp lớn và trung bình đã làm mất nguồn thu của ngân sáchnhà nước 14 tỷ Phơrăng Thu giảm mà chi cho các nhu cầu xã hội lại tăng (năm
1982 tăng 4,6% ) dẫn đến thâm hụt ngân sách
Bảng thâm hụt ngân sách nhà nước Pháp (tỷ Phơrăng)
Thâm hụt
ngân sách
3 Tác động của thâm hụt ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế
3.1.Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư
Trang 9Theo “thuyết tương đương” của Ricardo khi có tình trạng thâm hụt ngân sáchthì tiết kiệm của dân chúng tăng lên bằng mức thâm hụt.Vì thế sẽ không ảnh hưởngđến lãi suất,không gây cản trở đầu tư
Tuy nhiên qua thực tế ở nhiều nước khi ngân sách nhà nước thâm hụt ,chităng ,thu giảm,GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân,nhu cầu về tiền tăng theo.Với mứccung về tiền cho trước,lãi suất sẽ tăng lên,bóp nghẹt một số đầu tư.Kết quả là mộtphần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao,kéo theo tháo lui đầu tư vớiquy mô nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài hạn.Từ đó làm giảm
sự tăng trưởng kinh tế
3.2.Thâm hụt ngân sách - một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát
Để thấy rõ điều này trước hết ta cần hiểu lạm phát là gì?
“Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.”
Khi ngân sách thâm hụt lớn,chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải,lượngtiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát.Khi giá cả đã tăng lênthì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạmphát tiếp tục tăng vọt.Mà tác hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập
và của cải một cách ngẫu nhiên,gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trongnền kinh tế Như vậy, nghĩa là thâm hụt ngân sách nhà nước gián tiếp gây ra cáctác động trên làm tổn hại đến nền kinh tế
Tuy nhiên,lạm phát cũng có tác động ngược đến thâm hụt ngân sách nhànước.Với tác động phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên thì lạm phát cũng làm
dễ dàng hơn cho chính phủ trong một chừng mực nhất định:
Thứ nhất,Chính phủ có thêm một nguồn thu nhập đó là thuế lạm phát
Thứ hai,Chính phủ có thể được lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩatăng ít hơn bản thân mức tăng của lạm phát
Và như vậy mức thâm hụt ngân sách có thể giảm
3.3.Tác động của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại
Trang 10Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cáncân thương mại.Các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá không chỉ được đánhgiá thông qua số lượng mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi.Tỷ lệ trao đổi
ở đây là tỷ số giữa giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu ccủabản thân nước đó Như vậy ,nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối sovới hàng nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tíchcực và ngược lại ( nếu như khối lượng hàng không thay đổi )
Như ta đã phân tích ở trên , tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suấtthị trường tăng.Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng,giá hàng hoá trongnước theo đó cũng tăng làm giảm lượng hàng xuất khẩu.Trong khi tương ứng,hànghoá của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó,dẫn tới việc tăng lượng hàngnhập khẩu Vì vậy ,thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu:Nhập vào lớnhơn xuất ra,việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước bị hạn chế ,sản xuất gặpnhiều khó khăn,tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế
Nước Mỹ từ những năm 80 khi R.RI GÂN lên làm tổng thống tình trạngthâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng,lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua con sốtrên 100 tỷ USD,ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và tình hình xuất nhập khẩu,ta cóthể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau (tỷ USD )
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu thâm hụt
NSNN
Để xử lý tình trạng thâm hụt ngân sách có nhiều giải pháp khác nhau,nhưngbiện pháp nào ưu việt ,mang lại hiệu quả kinh tế cao thì còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như điều kiện kinh tế,tình hình thực tế mỗi nước.Từ đó mới đưa ra phươngthức tài trợ thích hợp, và như vậy chúng ta sẽ nghiên cứu:
Trang 11III TRANG HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THÂM HỤT NGÂN SÁCH THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1 Ngân sách nhà nước Việt Nam - nạn nhân của cơ chế bao cấp
Nền kinh tế Việt Nam trước đây kém phát triển ,thứ nhất do hậu quả củachiến tranh,thứ hai do duy trì cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập chung và hệ thốngkiếm soát lỏng lẻo
Cả hai yếu tố đó cũng làm cho hoạt động của ngân sách nhà nước mang tínhchất bao biện và bao cấp trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội Và trênthực tế ,ngân sách nhà nước là kênh chủ yếu để động viên các nguồn tài chính cấpphát trở lại cho nền kinh tế (từ huy động các nguồn thu đến trang trải các khoảnchi,thanh toán nợ nần,đảm bảo kinh phí cho các tổ chức đoàn thể và các nhu cầu xãhội )
Trong quá trình thực hiện vai trò của mình,ngân sách nhà nước luôn gặp phảinhững khó khăn to lớn và trở nên hết sức bị động cả về thu,chi lẫn cân đối
Thu ngân sách nhà nước tăng chậm và không ổn định,nguồn thu từ nội bộnền kinh tế quốc dân không đủ để bao chi cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế ,xã hội
và cho sản xuất,kinh doanh Do đó ,phần lớn các khoản cấp phát từ ngân sách nhànước cho tích lũy và tiêu dùng dựa vào nguồn viện trợ và vay nợ nước ngoài.Đểchứng minh ta có bảng số liệu sau
Giai đoạn Nguồn viện trợ và vay nợ
Trang 12Khu vực kinh tế quốc doanh tuy đóng góp nguồn thu chủ yếu cho ngân sáchnhà nước nhưng do cơ chế bao cấp nên nguồn thu này không phản ánh đúng thựcchất hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính của các xí nghiệp,nghĩa lànếu loại trừ các khoản nhà nước bao cấp thì hầu như các xí nghiệp quốc doanhkhông đóng góp gì cho ngân sách nhà nước,mà ngược lại chúng còn ngốn thêmmột khoản tiền lớn nhà nước huy động từ các nguồn khác.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ vào ngânsách nhà nước nhưng số thu được cũng chưa tương xứng với kết quả hoạt động củakhu vực này
Chi ngân sách nhà nước vẫn còn rơi vào tình trạng bị động,lãng phí ,kémhiệu quả.Xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn thu,các khoản chi ngân sách nhà nướckhông đáp ứng được một cách đầy đủ,kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu ngày càngtăng của nhà nước.Không những thế,cơ chế bao cấp nặng nề qua cấp phát vốn,bùgiá,bù lỗ,cấp phát kinh phí tràn lan cho các hoạt động xã hội đã làm cho ngân sáchnhà nước luôn luôn trong tình trạng tù túng
Do những sai phạm trong nguyên tắc thu và chi,dẫn đến thu chi mất cânđối,hậu quả là ngân sách nhà nước thâm hụt nặng nề,tài trợ thâm hụt ngân sách nhànước bằng vay nợ đã làm cho tổng số nợ nước ngoài ngày càng tăng
Cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước bình quân từ 1984-1988
Thu NSNN (%GDP) Chi NSNN(%GDP)
Từ XNQD: 7,8 Chi thường xuyên:10,6
Thuế: 3 Chi đầu tư: 5,8
Tổng thu: 10,8 Tổng chi: 16,4
Bội chi : -5,6
Trang 13Từ 1989,những nỗ lực cải cách đã được thực hiện và phát huy tác dụng.Việc
tự do hoá giá cả lãi suất kết hợp với những thay đổi lớn trong thu chi ngân sách nhànước đã làm cho hoạt động của ngân sách nhà nước trở nên chủ động hơn và phảnánh đúng thực chất hơn
Về thu,đã xoá bỏ hình thức thu ngoài thuế từ khu vực kinh tế quốcdoanh,thay vào đó,một hệ thống thuế mới áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế
đã ra đời (ngày 8/ 8/1990 ) Hội đồng nhà nước đã công bố đồng thời ba đạo luật vềthuế :-Luật thuế doanh thu
-Luật thuế lợi tức-Luật thuế tiêu thụCho tới nay ,thu từ thuế chiếm trên 80% tổng số thu ngân sách
Về chi đã xoá bỏ các hình thức bao cấp qua bù lỗ,bù giá áp dụng chế độ tỷgiá cho các loại giá vật tư và máy móc thiết bị,tạo ra cơ sở ổn định cho hệ thống giá
cả của nền kinh tế
Vì vậy mức thâm hụt ngân sách đã giảm đáng kể
Bảng số liệu thâm hụt NSNN so với thu nhập quốc dân sản xuất(%)
Giai đoạn Thâm hụt NSNN1976-1980 28,2
1981-1985 14,11986-1990 13,2
Trang 14tiêu kinh tế - xã hội do tất cả các cấp ngân sách chi gây ra tình trạng chồngchéo ,nên hoạt động của ngân sách kém hiệu quả và gây khó khăn cho việc kiểmsoát của nhà nước.Ngoài ra,vai trò thống nhất quản lý và điều hành ngân sách nhànước không được đảm bảo,trong khi ngân sách trung ương bội chi thì ngân sáchmột số địa phương lại bội thu,nhưng nhà nước không điều hoà được và ngân sáchnhà nước vẫn thâm hụt lớn
2 Ngân sách và tình hình thâm hụt ngân sách ở một số nước tư bản
Ngân sách các nước tư bản cũng rơi vao tình trạng thâm hụt nặng nề vớinhững đặc điểm chủ yếu sau đây:
-Một là,số lần bội chi trong mỗi giai đoạn ngày càng tăng Nếu giai đoạn
1920 1940 ngân sách nhà nước Mỹ có 10 lần bội chi ,thì đến giai đoạn 1950
-1970 đã lên tới 16 lần và từ -1970 tới nay rơi vào tình trạng bội chi liên tục.Nước ýtrong suốt 15 năm ( từ 1965 đến 1980 ) không năm nào là không thâm hụt ngânsách nhà nước,ở Đức, Anh và một số nước khác tình trạng này cũng phổ biến
-Hai là, khối lượng bội chi ngày càng lớn, ở Mỹ giai đoạn 1930 - 1979,tổng
số thâm hụt ngân sách tăng từ 17,6 tỷ USD nhảy vọt lên 300 tỷ USD.Tuy nhiên ,tình trạng thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng nhất và thực sự được coi là cănbệnh hiểm nghèo của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ những năm 80 và ngày càng tăng
Cụ thể mức thâm hụt như sau:
Giai đoạn Mức thâm hụt NSNN
(tỷ USD)1930-1940 17,6
1950-1960 31,2
1970-1979 300
Mức thâm hụt những năm 80
Trang 15Tuy nhiên ở Anh và Nhật,tình trạng bội chi ngân sách nhà nước mấy nămgần đây có được cải thiện hơn ,những năm 80 chính phủ đã giảm được số bộichi,đặc biệt năm 1989 còn bội thu 7 tỷ bảng.
-ba là, tỷ trọng mức bội chi so với GDP ngày càng cao Đây là một chỉ tiêuquan trọng để đánh giá mức độ trầm trọng của bội chi ngân sách nhà nước và ảnhhưởng của nó tới nền kinh tế.Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy chiều hướng tănglên rõ rệt của tỷ trọng thâm hụt ngân sách ở một số nước
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP (%)
Nước Bình quân các năm
Trang 16-Bốn là,thâm hụt ngân sách thể hiện ở tất cả các cấp ngân sách (bao gồmngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Những vấn đề trên đây tuy thuộc về lịch sử phát triển của nền tài chính tưbản chủ nghĩa ,nhưng chúng cũng là cơ sở để khẳng định sự bất lực của các nhànước tư bản ở mọi thời kỳ đối với thực trạng của ngân sách nhà nước
Thật vậy,từ các thế kỷ trước sang đến tận thế kỷ thứ XX,sự thâm hụt ngânsách không những không được loại trừ ,mà còn có xu hướng trầm trọng thêm
Tuỳ tình hình mỗi nước mà chính phủ các nước đó sẽ đưa ra các biện pháp
để bù đắp thâm hụt ngân sách Có thể là phát hành thêm tiền hoặc tiến hành cácnghiệp vụ vay nợ
Do thâm hụt ngân sách lớn,số vay nợ hàng năm cộng với số nợ các nămtrước ngày càng chồng chất.Trên thực tế ,các chính phủ rất khó có khẳ năng thanhtoán,nếu không thực hiện biện pháp vay nợ mới để trả nợ cũ
Năm 1987,tổng số nợ của Ý chiếm 93% GDP ,ở Mỹ,mặc dù tỷ lệ khối lượngchỉ chiếm 31% so với GDP nhưng tổng số nợ đã lên tới trên 2000 tỷ USD,gấpkhoảng 4 lần tổng số thu hàng năm từ ngân sách nhà nước.Số tiền trả hàng năm từngân sách nhà nước cho các khoản lãi của nợ nhà nước Mỹ cũng rất lớn , giai đoạn1939-1979 bình quân mỗi năm khoảng 16 tỷ USD ,đến 1984 ,số tiền lãi phải trả
đã tăng lên 144,5 tỷ USD
Như vậy nợ nhà nước thực sự là một gánh nặng,để giảm bớt gánh nặng đócần tìm hiểu và đưa ra phương pháp tài trợ thích hợp nhất
IV GÁNH NẶNG THỰC SỰ CỦA NỢ CÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
1 Gánh nặng thực sự của nợ công
Xuất phát từ phương trình kinh tế tính tổng sản phẩm quốc nội theo phươngpháp luồng sản phẩm:
GDP = C + I +G +XN (1)