1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu giấy của Việt Nam cần biết Marketing hợp lý và hiệu quả khi xuất khẩu ra thế giới ppsx

59 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 324,31 KB

Nội dung

Lời mở đầu Trong những năm cuối cùng của thế kỷ này, nước ta đã có những bước tiến quan trọng trong vấn đề hội nhập ASEAN (năm 1995) APEC (năm 1998 cùng với việc đang xúc tiến đàm phán ra nhập AFTA, WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ. Trong quá trình hội nhập đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, chúng ta không thể thâm nhập thị trường đặc biệt là thị trường thế giới bằng những mặt hàng manh mún, công nghệ thấp chất lượng kém và càng không thể chủ quan áp đặt những mặt hàng sẵn có trên thị trường. Chính vì lý do đó, để thành công trên con đường kinh doanh quốc tế nó đòi hỏi tất cả các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nắm bắt được những cơ hội của thị trường. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây, để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả, các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để từ đó mà vận dụng các chiến lượcMarketing – xuất nhập khẩu ở nhiều mức độ khác nhau. Và trong số đó có Công ty Giầy Thụy Khuê. Công ty giầy Thụy Khuê là một đơn vị chuyên sản xuất - kinh doanh mặt hàng Giầy dép. Hàng năm Công ty đóng góp một phầ không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Giầy dép của nhà nước. Song vài năm gần đây do chịu nhiều tác động của các nhân tố khách quan, chủ quan hoạt động xuất khẩu của Công ty xuất hiện những vấn đề cần đổi mới, như tầm quan trọng của hoạt động Marketing xuất khẩu. Xuất phát từ những điều trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Giầy Thụy Khuê tôi đ• chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài đó là: Vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp với phân tích điều kiện kinh doanh thực tại ở Công ty, trên cơ sở đó chỉ ra ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại cùng nguyên nhân gây ra để đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – xuất khẩu ở Công ty. Phạm vi nghiên cứu của đề tài do hoạt động kinh doanh thương mại quốc tếlà một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hoạt động Marketing – xuất khẩu còn khá mới mẻ, đầy phức tạp và thách thức cho nên với năng lực của một sinh viên tôi không thể nghiên cứu tất cả các nội dung của đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản để giải quyết những vấn đề về Marketing – xuất khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logic, lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận thực tiễn các vấn đề lý luận để nghiên cứu. Với mục đích, giới hạn và phương pháp nêu trên tôi chia luận văn thành ba phần chính: Phần I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing – xuất khẩu. Phần II: Thực trạng hoạt động Marketing – xuất khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – xuất khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê. Phần I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing – xuất khẩu. I. Khái niệm, vai trò và chức năng của Marketing quốc tế. 1. Khái niệm Marketing Quốc tế. Marketing quốc tế là việc thực hiện các hoạt động nhằm định hướng, nắm bắt nhu cầu thị trường nước ngoài để xác lập các biện pháp thỏa mãn tối đa nhu cầu đó, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Như vậy ta thấy thực chất Marketing quốc tế chỉ là sự vận dụng nguyên lý, nguyên tắc các phương pháp và kỹ thuật tiến hành của Mareking trong điều kiện thị trường nước ngoài. Sự khác biệt của Marketing quốc tế và Marketing nói chung chỉ ở chỗ là hàng hoá và dịch vụ được tiêu thụ không phải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài. Sự khác biệt này chỉ là thứ yếu và càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Marketing trong những điều kiện mới. Việc nghiên cứu Marketing quốc tế là chìa khóa để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp ở đây có thể là mua bán hay đầu tư sản xuất tại các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp muốn nắm bắt. Và khi mà chúng ta nghiên cứu Marketing quốc tế trong trường hợp chỉ áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài thì đó chính là Marketing – xuất khẩu. 2. Vai trò và chức năng của Marketing quốc tế. Với vai trò làm thích ứng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với điều kiện của môi trường quốc tế, xuất phát từ sự khác biệt to lớn giữa thị trường nước ngoài với thị trường nội địa và giữa thị trường nước ngoài với nhau, để đảm bảo lợi nhuận tôi đa cho doanh nghiệp, Marketing quốc tế thực hiện được những chức năng cơ bản: - Thiết lập một hệ thống quan sát hữu hiệu tập hợp các thị trường để nhận biết một cách nhanh chóng các biến động thị trường và nếu có thể thì dự báo trước các biến động đó. - Xác lập khả năng phản ứng nhanh đối với các điều kiện đặc biệt và đồng thời với nó là khả năng thiết ghi nhanh chóng từ phía dịch vụ hành chính. - Thiết lập một hệ thống theo dõi kết quả và kiểm tra hiệu quả của các hoạt động đã cam kết bất chấp những khó khăn sinh ra do sự khác biệt về môi trường kế toán, sự biến động về tiền tệ và sự khác biệt về “văn hoá” trong quản lý doanh nghiệp. - Hình thành khả năng sáng tạo và áp dụng những thay đổi trong kỹ thuật thu nhập thông tin và kỹ thuật hoạt động trên thị trường để bao quát được mọi trường hợp riêng biệt. Thực hiện được những chức năng trên là điều kiện cần thiết cho sự phát triển quốc tế lâu dài và có hiệu quả của doanh nghiệp. II. Nội dung cơ bản của hoạt đọng Marketing – XK. Bao gồm: 1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu. a. Nghiên cứu khái quát thị trường xuất khẩu. * Nghiên cứu cơ cấu, quy mô của thị trường: Việc xác định cơ cấu, quy mô của thị trường rất có ích cho các công ty xuất khẩu khi họ tham gia vào thị trường hoàn toàn mới, vì qua việc nghiên cứu này giúp cho công ty xác định được tiềm năng của thị trường đó thông qua các nội dung: + Số lượng người tiêu thụ, người sử dụng. + Khối lượng hiện vật hàng hóa tiêu thụ. + Doanh số bán thực tế. + Phần thị trường mà công ty có thể cung ứng và thoả mãn. * Nghiên cứu khái quát xu thế vận động của thị trường: Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp công ty xác định được quy luật biến động cũng như triển vọng của thị trường đó, trên cơ sở ấy giúp công ty đưa ra những quyết định Marketing có hiệu quả nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. * Nghiên cứu các yếu tố môi trường ở nước ngoài: Khi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh ở một nước không phải nước nhà họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều. Sự phức tạp đó do môi trường cạnh tranh, đặc điểm của các thị trường có sự khác biệt đối với thị trường trong nước. Mặt khác các khía cạnh tác nghiệp của các hoạt động Marketing sự hiện diện của thị trường của công ty với độ rộng, chiều sâu của các sản phẩm chào bán của nó và sự sẵn có của các hãng nghiên cứu Marketing và quảng cáo cũng có sự khác biệt với thị trường trong nước. Do đó việc nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường nước ngoài là vô cùng cần thiết. * Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc tế: Sự ổn định hay bất ổn định về kinh tế, chính sách kinh tế của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung hay một quốc gia nói riêng có tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả của công ty trên thị trường nước ngoài. Trong môi trường môi trường kinh tế các công ty XNK tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: + Cấu trúc công nghiệp nước sở tại: Định hình các nhu cầu vể sản phẩm, dịch vụ, mức lợi tức và mức độ sử dụng nhân lực. Có bốn loại cấu trúc công nghiệp: - Nền kinh tế tự cấp tự túc. - Nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu thô. - Nền kinh tế đang công nghiệp hoá. - Nền kinh tế côn nghiệp hoá. + Sự phân bổ thu nhập: Thu nhập phản ánh khả năng thanh toán và sử dụng của người tiêu dùng nên cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng đến tổng mức nhu cầu và tổng mức nhập khẩu sản phẩm hàng hoá của nước đó. Nó được biểu hiện qua GNP, GDP bình quân trên đầu người, sự ổn định đồng tiền, khả năng thanh toán + Xu thế phát triển và hội nhập kinh tế vùng và trên thế giới: Mang lại sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giảm bớt hàng rào thương mại giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy các di chuyền trên thị trường quốc tế các nhân tố đầu vào và các chính sách kinh tế, tài chính, tỷ giá hối đoái Hội nhập cũng có ảnh hưởng đến lợi ích các quốc gia tham gia khối kinh tế. ảnh hưởng tích cực là tạo ra buôn bán trao đổi, còn tiêu cực là làm chệch hướng trao đổi. Bên cạnh đó nó còn có thể đưa đến thay đổi quan trọng trong cấu trúc của các quốc gia thành viên. Cạnh tranh lớn hơn, lợi ích kinh tế theo quy mô do tiếp cận các thị trường lớn hơn và đầu tư, đổi mới nhiều hơn Từ đó dẫn đến việc sử dụng nguồn lực hữu hiệu hơn và phát triển kinh tế nhanh hơn ở các quốc gia thành viên * Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường tài chính quốc tế: Môi trường này có tác động lớn đến hoạt động XNK của các Công ty XNK nên những sắp đặt về tài chính tiền tệ quốc tế có vai trò quan trọng đối với môi trường hoạt động quốc tế. Sự vận hành các thị trường ngoại hối là mối quan tâm trực tiếp của hầu hết các Công ty khi tham gia kinh doanh quốc tế. Trong môi trường này Công ty cần nghiên cứu: Sự biến động trong tỷ giá hối đoái , thị trường vốn quốc tế, các rào cản quan trọng đối với tính linh hoạt của vốn đó là: Các kiểm soát hối đoái do chính phủ đặt ra ở nhiều quốc gia, rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro về chủ quyền. * Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường luật pháp chính trị quốc tế: Môi trường luật pháp chính trị quốc tế có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Sẽ là thuận lợi nếu công ty kinh doanh trong một quốc gia ổn định về chính trị và ngược lại. Nghiên cứu về môi trường này thường thông qua các vấn đề sau: + Vai trò của chính phủ: Đây là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế được chia ra làm ba nhóm: - Nhóm xúc tiến đẩy hoạt động thương mại quốc tế. - Nhóm cạnh tranh hay thay thế sự quản lý xuất khẩu bằng những hãng tư nhân. - Nhóm ngăn cản. Hai nhóm đầu thường được áp dụng đối với các công ty trong nước còn nhóm thứ ba thường được áp dụng đối với các công ty nước ngoài. + Những kiểm soát của chính phủ: Bao gồm: - Những đòi hỏi bắt buộc về giấy phép. - Thuế quan XNK và các loại thuế phụ thu. Những điều tiết về hối đoái. Một số hiệp định thoả thuận được các quốc gia tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm các hiệp định song phương. Hiện nay Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ. + Vấn đề giải quyết xung đột: Do không có một thế chế thi hành luật nào tồn tại nên các công ty thường giới hạn trong các luật pháp của nước nhà và nước chủ nhà. Vấn đề đặt ra khi có tranh chấp là giải quyết các bất đồng luật pháp của các bên từ các quốc gia khác nhau như thế nào: “Loại luật nào được vận dụng?” và “Loại toà án nào sẽ theo đuổi việc kiện tụng”. * Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường văn hoá - xã hội quốc tế: Văn hoá định hình những hành vi mua sắm và tiêu dùng có thể chấp nhận được cho cả người tiêu dùng và nhà kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho các nhà Marketing là phải có sự nghiên cứu về văn hoá - xã hội để đưa ra các quyết định Marketing – mix phù hợp. Do khía cạnh của văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của các công ty đó là: + Giao tiếp ngôn ngữ: Ngôn ngứ là một phương tiện của giao tiếp. Ngôn ngữ có hai loại là ngôn ngữ bằng lời và không lời (điệu bộ, vẻ mặt, dáng điệu và kiểu cách). + Quá trình tư duy nhận thức: Có khác nhau giữa các quốc gia nên dễ gây nên sự hiểu lầm trong giải thích các thông điệp. + Giá trị và quy tắc: Giá trị là những quan điểm lý tưởng sâu sắc làm nền tảng cho các quy tắc hướng đạo đời sống xã hội. Qui tắc: Là những quy định tiêu chuẩn và mô hình ứng xử được thừa nhận. + ý thức về bản thân và không gian: Nền văn hoá có tác động đến sự thoả mãn của con người với bản thân mình. Sự tự nhận biết bản thân và tự đánh giá có thể khác nhau giữa các quốc gia. + Phần thưởng và sự công nhận: Cách thức và phương pháp ca gợi đối với kết quả thực hiện và thành tựu là một phương cách quan sát nền văn hoá khác. Các phần thưởng giấy mời ăn tối, các tài khoản chi tiêu danh hiệu và tiền được sử dụng rất khác nhau theo khung cảnh văn hoá. Địa vị và nghề nghiệp hay động cơ mà con người theo đuổi mục đích cũng khác nhau, hài lòng với các phần thưởng cũng khác nhau giữa các nền văn hoá. + Niềm tin và thái độ: Được thể hiện ở tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của từng người mua do đó cũng ảnh hưởng đến mô hình tiêu thụ sản phẩm. + Các mối quan hệ: Mỗi nền văn hoá thiết lập mối quan hệ con người và tổ chức theo nhiều cách khác nhau và quyết định quyền lực trong mối quan hệ này. + Thời gian và ý thức thời gian: Những khác biệt về thời gian và ý thức thời gian có ảnh hưởng đến tính thời vụ của sản phẩm chào bán và chiến dịch quảng cáo. Có hai quan điểm về thời gian đó là: Đó là thời gian là tuyến tính và thời gian là chu trình. + Trang phục và diện mạo: Cũng có sự khác biệt về nền văn hoá. Thậm chí cả màu sắc và sự phối hợp về màu sắc cũng bị văn hoá chế định. + Thực phẩm và thói quen thực phẩm. * Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh quốc tế: Bất kỳ công ty nào khi tham gia vào thị trường quốc tế đều phải đối mặt với cạnh tranh. Cạnh tranh được ví như con dao hai lưỡi, nó có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể tạo ra nguy cơ đối với công ty. Do đó để giành thắng lơị trong điều kiện kinh doanh hiện nay các nhà kinh doanh cần nắm bắt được các vấn đề: + Cơ cấu cạnh tranh. + Số lượng và loại đối thủ cạnh tranh và những hoạt động của chúng. + Các nhân tố tác động lên cạnh tranh. b. Nghiên cứu chi tiết thị trường xuất khẩu. Một Công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu dự định tham gia vào một thị trường mời họ cần phải nắm bắt được các thông tin chi tiết về thị trường thông qua các vấn đề sau: * Nghiên cứu tập tính hiện thực và thói quen mua sắm của người tiêu dùng: Thông tin thu được sẽ giúp cho công ty xuất khẩu xác định: Thị trường cần hàng gì? Chất lượng như thế nào? Khi nào mua? Mua như thế nào? Tuy nhiên đây là việc nghiên cứu vô cùng khó khăn và phức tạp nhất là đối với các công ty của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. * Nghiên cứu tập tính tinh thần của người tiêu dùng nước ngoài: Tập tính tinh thần của người tiêu dùng là những vấn đề mà con người suy nghĩ. Nghiên cứu vấn đề này bao gồm: Nghiên cứu nhu cầu động cơ, hình ảnh của sản phẩm trong khách hàng, thái đọ của người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng hoá nhập ngoại * Nghiên cứu giá cả thị trường nước ngoài: Việc nghiên cứu này rất quan trọng đối với công ty xuất khẩu khi đưa ra quyết định giá xuất khẩu của mình. Các vấn đề [...]... gian phân phối thích hợp, đồng thời thiết lập và kiểm soát mối liên hệ và hoạt động của các kênh phân phối đó 2.2 Nội dung phương thức thâm nhập 2.2.1 Các phương thức thâm nhập a Xuất khẩu - Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài Hình thức xuất khẩu gián tiếp khá phổ... phối sau: Hãng buôn xuất khẩu Công ty quản lý xuất khẩu Đại lý xuất khẩu Khách vãng lai Các tổ chức phối hợp - Xuất khẩu trực tiếp: Hầu hết các nhà sản xuất chỉ sử dụng các trung gian phân phối trong các điều kiện cần thiết Khi đã phát triển đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường thì họ thích sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp hơn Trong... bán buôn, giá bán lẻ, giá nhập khẩu, các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng biến động của giá * Nghiên cứu bán hàng ( nhà xuất khẩu) Hợp đồng chỉ được thực hiện khi cả hai bên ký kết cùng tích cực thúc đẩy công việc thuộc trách nhiệm của mình Thực tế cho thấy khi tranh chấp xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng hợp đồng Vì vậy, trước khi tiến hành quan hệ buôn bán trao đổi với một bạn hàng, đặc... vấn đề cần nghiên cứu là: + Khả năng thanh toán của bạn hàng + Chức năng quyền hạn của bạn hàng + Uy tín trên thị trường + Tinh thần thiện chí + Quan điểm lợi nhuận * Nghiên cứu tình hình cạnh trạnh ở thị trường xuất khẩu ở đây nhiệm vụ của các nhà xuất khẩu là phải tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp cạnh tranh phù hợp Tuy nhiên, đối với các công ty của Việt Nam việc... năng sản xuất hàng xuất khẩu của công ty, + Xuất bản ấn phẩm về công ty hay tổ chức xuất khẩu: việc này không chỉ giới hạn về việc mô tả sản phẩm mà còn giới thiệu về công ty + Triển lãm và hội chợ thương mại là nơi công ty tiếp cận với khách hàng qua đó có thể tiến hành ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp sản phẩm của công ty + Phim ảnh: Công ty có thể xây dựng các cuốn phim video để giới thiệu về sản... doanh nghiệp yếu hơn ra khỏi ngành sản xuất đó Nó tạo ra sự độc quyền trên thị trường 4.2.2 Quan hệ giữa chính sách giá tại các thị trường a Mối quan hệ giữa giá nội địa và giá xuất khẩu Trong sự tương quan giữa các nội địa và giá xuất khẩu của sản phẩm có thể có ba loại quyết định: + Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa: Quyết định này dựa trên căn cứ: Thứ nhất là sản phẩm xuất khẩu còn xa lạ với thị... lược: Mục tiêu của cách tiếp cận này là tìm ra cách thức thâm nhập thích hợp nhất đối với doanh nghiệp Nó đòi hỏi phải ước lượng được tất cả những cách thức thâm nhập có thể có và sau đó so sánh chúng với nhau để ra quyết định 3 Chính sách về sản phẩm xuất khẩu 3.1 Khái niệm về sản phẩm xuất khẩu và chính sách sản phẩm Sản phẩm xuất khẩu là mọi thứ có thể thoả mãn được nhu cầu và mong muốn của khách hàng... hàng năm được thực hiện tốt, hiện tại sản xuất năm sau cao hơn năm trước Công ty đã có nhiều giải pháp để sản xuất liên tiếp hợp tác và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất Năm 1992 - 1993 Công ty hợp tác với Công ty P.D G của Thái Lan mở thêm dây truyền sản xuất giầy dép nữ thời trang xuất khẩu và tuyển thêm 250 lao động ngoài xã hội vào làm việc Năm 1994, công ty ký với công... công ty đã triển khai quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002 kết hợp với công tác quản lý chất lượng đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa chất lượng hỏng 4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Cùng với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Đến nay bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công ty được chia ra làm 3 cấp: Công ty,... ty tập trung xấp xỉ trên dưới 90% dành cho xuất khẩu và chỉ có khoảng 10% dành cho nội địa Hoạt động sản xuất và kinh doanh tập trung chủ yếu vào giấy xuất khẩu chiếm khoảng 50% tỷ trọng trong các mặt hàng, trong khi giầy dép da xuất khẩu chiếm trên 30% tỷ trọng và chỉ có 10% cho giầy vải tiêu thụ nội địa Đây là những mặt hàng truyền thống mà công ty sản xuất trong nhiều năm qua Tại công ty giầy Thụy . phân phối sau: Hãng buôn xuất khẩu. Công ty quản lý xuất khẩu. Đại lý xuất khẩu. Khách vãng lai. Các tổ chức phối hợp. - Xuất khẩu trực tiếp: Hầu hết các nhà sản xuất chỉ sử dụng các trung. xuất nhập khẩu có hiệu quả, các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để từ đó mà vận dụng các chiến lượcMarketing – xuất nhập khẩu ở nhiều. công ty xuất khẩu khi đưa ra quyết định giá xuất khẩu của mình. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm: giá bán buôn, giá bán lẻ, giá nhập khẩu, các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng biến động của giá.

Ngày đăng: 05/08/2014, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w