1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt

126 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 857,49 KB

Nội dung

A – Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính Phủ và chính quyền thành phố là tạo ra nhiều việc làm cho người dân & huy động vốn từ trong dân để phát triển đất nước. Muốn phát triển kinh tế thì phải huy động được vốn, trong điều kiện phát triển của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng, điều cần nhất đó là vốn trong nước và để có được nguồn vốn này thì phải huy động vốn từ trong dân. Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là bước đi thích hợp và thật sự quan trọng bởi vì nó góp phần tạo ra được nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hôi của cả nước, cũng như của thành phố. Ngoài ra, việc phát triển DNNVV phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như sự vần động biến đổi của nền kinh tế Việt Nam, bước đi trên còn giúp tháo gỡ các vấn đề xã hội như thất nghiệp, khắc phục và giảm bớt các tệ nạn xã hôi, góp phần bảo đảm trật tự an ninh, đảm bào sự phát triển công bằng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Nói tóm lại, phát triển DNNVV là một bước đi không thể không tiến hành, tận dụng tối đa nguồn lực và phát triển nền kinh tế xã hội sẽ giúp cho nước ta vững bước trên con đường hội nhập và mở cửa với nền kinh tế thế giới. Đà nẵng một thành phố năng động, là trung tâm phát triển mạnh mẽ nhất của khu vực Miền trung & Tây nguyên và sự phát triển kinh tế của nó kéo theo sự phát triễn mạnh mẽ của các DNNVV. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng khó khăn và có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệplà không nhỏ. Số DN được thành lập ít hơn quy mô số dân của thành phố, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tăng thêm vốn, lao động là chưa nhiều. Tuy đã có nhiều DN hoạt động hiệu quả, có hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường…nhưng sự phát triển của DNNVV thành phố tuy đã có nhiều thay đổi nhưng còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân các DNNVV ở Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng, mặt khác chính quyền thành phố cũng chưa có đủ các chính sách phù hợp để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện được tốt nhất các giải pháp và chính sách đã đề ra, chính quyền thành phố cũng chưa theo sát được các vấn đề liên quan đến DN. Để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV, cũng như đẩy mạnh công tác hôc trợ các DN trên địa bàn thành phố nhằm huy động tối đa tiềm năng vốn, lao động, mặt bằng…trong dân, cần thiết phải làm rỏ thực trạng của DNNVV của thành phố và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền thành phố. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phần nào khái quát hoá và hệ thống hoá về mặt lý luận cũng như các vấn đề có liên quan đến DNNVV và vai trò của DNNVV đối với sự phát triển KT - XH - Đánh giá ttổng quan thực trạng của các DNNVV trên địa bàn thành phố, cũng nhưng công tác hỗ trợ cho các DN này của chính quyền thành phố bao gồm cả nguyên nhân, những hạn chế và thành quả đạt được từ công tác phát triển và hỗ trợ các DNNVV này - Xem xét mối quan hệ, sự tương thích của công tác hỗ trợ với doanh nghiệp - Phân tích & đưa ra một số giải pháp phát triển DNNVV cũng như việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ của chính quyền đối với các DN này trong giai đoạn 2008 – 2015 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các DNNVV, những khó khăn và vướng mắc trong quá trình phát triển của các DN, cũng như cồng tác hỗ trợ của chính quyền thành phố đối với các DNNVV tính từ năm 1997 – 2007. Và đồng thời đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của DNNVV và công tác hỗ trợ của chính quyền thành phố cho các DN này Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các DN thuộc hội Doanh nghiệp trẻ thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp và chương trình của chính quyền thành phố đã thực hiện từ năm 1997 – 2007 để hỗ trợ cho DNNVV trên địa bàn thành phố. 4. Phương pháp nghiên cứu • Thu thập số liệu • Phân tích thống kê và đánh giá • Phương pháp so sánh • Điều tra, xử lý bằng SPSS 5. Kết cấu chuyên đề thực tập Phần 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay Phần 2: Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2007 Phần 3: Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian đến Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, do khả năng còn hạn hẹp và kiến thức chưa được sâu rộng, thêm vào đó là không có đầy đủ số liệu để phân tích nên trong đề tài của em còn rất nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự thông cảm của thầy cô. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S TRẦN THỊ TÚC đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện TRẦN THANH HẢI B – Nội dung PHẦN I Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay I/ Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam & thế giới 1. Khái niệm về doanh nghiệp & doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1. Khái niệm về doanh nghiệp (DN) Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một nền sản xuất kinh doanh nào tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để bán, cung ứng cho khách hàng và thu lợi nhuận, dù hoạt động đó chỉ là một cá nhân, một hộ gia đình, đều có thể coi là một doanh nghiệp. Cùng cách hiểu này, Viện Thống kê và viện nghiên cứu kinh tế Pháp định nghĩa DN là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để bán. Tuy vậy, trong các văn bản pháp quy của nước ta ranh giới thật rõ ràng “doanh nghiệp” hộ gia đình và doanh nghiệp khác vẫn còn nhiều vấn đề tranh cải. Luật DN được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2000, Chương I, Điều 3 nêu rõ: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Tiếp theo đó, Luật cũng đã định nghĩa kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoạc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như vậy chính trong văn bản Luật cũng đã để một khoảng trống, rằng có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hẳn đã là doanh nghiệp. Bởi vì, muốn trở thành doanh nghiệp thì phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định tất yếu phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể nếu không có đăng ký kinh doanh, không được gọi là doanh nghiệp, cho dù hộ này vẫn thực hiện các hoạt động kinh doanh hợp pháp. 1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Trong một nền kinh tế , có thể tuỳ theo các chỉ tiêu khác nhau mà người ta phân ra các loại doanh nghiệp khác nhau. Theo ngành kinh tế có thế chia ra DN công nghiệp, DN nông nghiệp, DN thương mại dịch vụ; Theo tính chất hoạt động thì có DN hoạt động công ích và DN SX-KD; Theo hình thức sở hữu thì có DNNN, DNDN và DN có vốn đầu tư nước ngoài; Theo quy mô, mà chủ yếu là quy mô về vốn và lao động thì có DN lớn, DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở hầu hết tất cả các nước. Có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về DNNVV. Các định nghĩa này có những điểm giống nhau và khác nhau, vì vậy khó mà tìm ra một định nghĩa thống nhất mặc dù ai cũng biết rằng kinh doanh nhỏ và vừa thì khối lượng công việc ít hơn, đơn giản hơn là ở các DN lớn. Hiện nay không có tiêu chuẩn chung cho việc phân định ranh giới quy mô DN ở các nước. Ở mỗi nước, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế cụ thể mà có cách xác định quy mô DN trong từng giai đoạn nhất định. Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước Lĩnh vực Công nghiệp Thương mại-Dịch vụ Các nước DN vừa DN nhỏ DN vừa DN nhỏ Mỹ Dưới 3,5 triệu USD Dưới 500 lao động Dưới 3,5 triệu USD Dưới 500 lao động Nhật Bản Dưới 100 triệu Yên Dưới 300 lao động Dưới 20 lao động 10 - 30 triệu Yên Dưới 100 lao động Dưới 5 lao động CHLB Đức 1 đến < 100 triệu DM 10 < 500 lao động Dưới 1 triệu DM Dưới 9 lao động 1-100 triệu DM 10 < 500 lao động Dưới 1 triệu DM Dưới 9 lao động Philippin 15 - 60 triệu Peso Không quy định 1đ < 15 triệu Peso Không quy định 1đ 15 - 60 triệu Peso Không quy định 1đ < 15 triệu Peso Không quy định 1đ Đài Loan 1,6 triệu USD 4 -10 lao động 1,6 triệu USD 4 - 10 lao động (Nguồn: Đỗ Đức Định-Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển DNNVV ở một số nước trên thế giới) Xác định tiêu chí DNNVV ở Việt Nam Cần thiết phải xác định DNNVV vì những lý do sau:  Phục vụ cho việc thống kê và phân tích  Để xây dựng và áp dụng chính sách  Thiết kế và áp dụng các dịch vụ hỗ trợ phát triển Từ nhiều năm trước, khi chính phủ chưa ban hành chính thức tiêu chí quy định DNNVV, một số cơ quan nhà nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể khác nhau để phân loại DNNVV. Có thể kể ra cách cách phân loại tiêu biểu sau: - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) căn cứ vào 2 tiêu chí lao động và vốn của các ngành để phân biệt: + Trong ngành công nghiệp: DNNVV là tổ chức kinh tế có số vốn từ 5-10 tỷ đồng và có số lao động 200-500 người. Trong đó DN nhỏ có số vốn dưới 5 tỷ đồng với số lao động nhỏ hơn 200 người. + Trong ngành Thương mại-Dịch vụ: DNNVV là tổ chức có số vốn từ 5-10 tỷ đồng và có số vốn lao động từ 50-100 người. - Ngân hàng Công thương hoạt động cho vay tín dụng đối với các DN quy định rằng: DN vừa là DN có vốn từ 5-10 tỷ đồng và số lao động từ 500-1000 người, DN nhỏ là DN có số vốn dưới 5 tỷ đồng và lao động dưới 500 người. - Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, DN có vốn dưới 1 tỷ đồng và dưới 100 lao động được xếp là DN nhỏ, DN có vốn từ 1-10 tỷ đồng và có từ 100-500 lao động là DN vừa. Tóm lại, người ta thường dùng 2 tiêu chí vốn và lao động thường xuyên để xác định DNNVV vì tất cả các DN đều có thể xác định được 2 tiêu thức này. Riêng tiêu thức doanh thu ít được sử dụng vì đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì tiêu chí này có thể biến động do nhiều yếu tố và khó xác định. Để thống nhất tiêu chí xác định DNNVV, ngày 20/6/1998, Chính phủ đã ban hành công văn số 681/CP-KTN quy định tiêu chí tạm thời xác định DNNVV. Theo quy định này, DNNVV là các DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Quy định tạm thời này chỉ tồn tại 3 năm và ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV, Theo quy định tại Nghị định này, “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2 tiêu chí vốn và lao động hoặc 1 trong 2 tiêu chí trên”. Với tiêu thức phân loại mới này DNNVV ở nước ta chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng số DN hiện có, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Điều này phù hợp với tinh hình kinh tế của nước ta vốn là nền kinh tế sản xuất nhỏ và vừa là chủ yếu. 2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam & thế giới Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, Các DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với Việt Nam và cũng như tất cả các nước khác trên thế giới DNNVV cũng đều đóng một vai trò quan trọng, vậy vai trò các DNNVV như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này. 2.1. DNNVV góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Đây là một thế mạnh rõ rệt của các DNNVV, và là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp này. Các DN này có số lượng lớn, phân bố rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, nên mặc dù số lao động làm việc trong một DNNVV không nhiều nhưng theo quy luật số đông, với số lượng rất lớn DNNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội. Mặt khác, các DNNVV loại này mang tính tư hữu cao, dễ dàng đa dạng hoá sản phẩm, kể cả các mặt hàng mà các DN lớn không sản xuất ra. Sự lớn mạnh của các DNNVV đã làm tăng thu nhập của công nhân và giảm tỷ lệ thất nghiệp của mỗi địa phương nói riêng và toàn lãnh thổ nói chung. Ở các nước có nền kinh tế thị trường, các DNNVV thường tạo ra từ 70-90% việc làm cho xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái, các DN lớn phải cắt giảm lao động để giảm chi phí đến mức có thể tồn tại được vì cầu của thị trường thấp hơn cung. Nhưng đối với các DNNVV do đặc tính linh hoạt, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên vẫn duy trì hoạt động thậm chí vẫn phát triển. Do đó các DNNVV vẫn có nhu cầu về lao động. Chính vì vậy, Hội đồng DN thế giới đã cho rằng: DNNVV là liều thuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái. [...]... khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được cho là có khả năng cạnh tranh thấp so với các nước khác trong khu vực Bằng việc tự do hoá nhanh chóng thị trường của mình, kể cả các ngành công nghiệp còn non trẻ, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các đối thủ kinh doanh nước ngoài Việc mở cửa thị. .. tâm thì có phần lớn các chủ doanh nghiệp lại đi ngược lại yêu cầu này Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về... đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ 2.1.2 Nhu cầu lớn về vốn, thị trường và đào tạo Từ số liệu của các cuộc điều tra thì các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41.74% doanh nghiệp. .. quốc tế cũng chính là một bước mở cửa thị trường, thị trường rộng mở là điều mơ ước của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại Tận dụng được lợi thế trong mở cửa thị trường sẽ tận dụng được các thời cơ và cơ hội kinh doanh lớn Khi mở cửa thị trường sẽ thúc đẩy được sự cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp phải tự thân vận động, cả nền kinh tế cũng vận động để thay đổi để phù hợp với nhu cầu... kinh tế thị trường nên các DNNVV có vai trò to lớn góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường DNNVV có nhiều cơ hội đễ thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ Khi nền kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội kinh doanh mới, sức mua tăng lên nhu cầu lớn hơn, các DNNVV rất nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh thu Diều này rất khó thực hiện ở các DN lớn khi. .. thì những doanh nghiệp sống sót trong thị trường ngành sẽ làm cho thị trường ngành ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn, các doanh nghiệp vì lợi nhuận và chạy theo lợi nhuận sẽ phải tìm cách để hơn được tất cả các DN còn lại trong thị trường của mình Các DN gia nhập sau thường có được lợi thế hơn nhờ học hỏi được kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã bị buộc phải rời khỏi ngành, thứ hai các DN... lực của các công ty xuyên quốc gia đã đóng góp vào việc thúc đẩy cấu trúc thị trường được hội nhập trên phạm vi toàn cầu Ngày nay, hội nhập kinh tế là một xu hướng không thể tránh khỏi đối với tất cả các quốc gia trên thế giới Việc hội nhập có hiệu quả vào hệ thống thương mại thế giới đòi hỏi mức độ tự do hoá cao của mỗi nền kinh tế Hội nhập kinh tế toàn cầu có thể mang lại những lợi ích lớn cho các nước... kinh tế của mình, có nghĩa là nước đó sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những đối thủ nước ngoài Hậu quả là, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các DNNVV thiếu khả năng cạnh tranh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc đi đến phá sản Nếu không có các chiến lược phát triển thích hợp của Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ phải chịu nhiều tổn thất từ hội nhập kinh tế Các. .. doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% doanh nghiệp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa; 35,24% số doanh nghiệp. .. phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía bắc là rất thấp Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp . cửa thị trường sẽ tận dụng được các thời cơ và cơ hội kinh doanh lớn. Khi mở cửa thị trường sẽ thúc đẩy được sự cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp phải tự thân vận động, cả nền kinh tế cũng. thành thị khi chúng ta mở cửa thị trương quốc tế và gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế lớn này. Về phía người lao động, việc mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. thể chế kinh tế quốc tế, và quyền lực của các công ty xuyên quốc gia đã đóng góp vào việc thúc đẩy cấu trúc thị trường được hội nhập trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, hội nhập kinh tế là một xu

Ngày đăng: 05/08/2014, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước - Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt
Bảng 1 Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước (Trang 7)
Bảng 2: Số lượng DNDD dăng ký thành lập qua các năm. - Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt
Bảng 2 Số lượng DNDD dăng ký thành lập qua các năm (Trang 36)
Bảng 4: Quy mô vốn bình quân của 1 DNDD qua các năm - Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt
Bảng 4 Quy mô vốn bình quân của 1 DNDD qua các năm (Trang 42)
Bảng 5: Quy mô lao động sử dụng trong các DNDD - Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt
Bảng 5 Quy mô lao động sử dụng trong các DNDD (Trang 43)
Bảng 7: Tình hình huy động vốn của các DN ở Thành phố Đà Nẵng - Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt
Bảng 7 Tình hình huy động vốn của các DN ở Thành phố Đà Nẵng (Trang 61)
Bảng 8: Tổng hợp một số chỉ tiêu dự báo theo phương án 1 - Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt
Bảng 8 Tổng hợp một số chỉ tiêu dự báo theo phương án 1 (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w