Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố trong giai đoạn 2008 –

Một phần của tài liệu Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt (Trang 107 - 123)

III/ Giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trong giai đoạn 2008 –

2. Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố trong giai đoạn 2008 –

2008 – 2015

2.1. Đối với việc tăng cường đẩy mạnh công tác hỗ trợ về vốn

Đây là khâu khó khăn nhất của DN nói chung và cũng là khâu khó nhất của các DN nói chung và là rất khó khăn DNNVV nói riêng. Thiếu vốn gây nên những ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Khi phát sinh nhu cầu về vốn đòi hỏi các DN phải tự huy động và tìm kiếm tuy nhiên chính quyền thành phố cần có những hỗ trợ để DN có thể có được nguồn vốn dễ dàng hơn, nhằm thỏa mãn cho nhu cầu SX – KD. Công việc mà thành phố và các cơ quan chức năng các hiệp hội phải làm đó là:

Tạo vốn qua việc mở rộng tín dụng ngân hàng:

Ta có thể thấy rằng, Ngân hàng chính là một kênh tài chính rất quan trọng, vốn của ngân hàng chiếm một khoản lớn trong thành phần vốn SX – KD của doanh nghiệp, khoản vốn này có thể được sữ dụng cho việc mua sắm, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng kịp thời nhu cầu SX – KD. Khó khăn trong vấn đề tín dụng liên quan đến ngân hàng đó là điều kiện, thủ tục tín dụng chưa đồng bộ, dịch vụ chưa tiện ích và phong phú, khả năng đáp ứng vốn trong dài hạn cho các DNNVV còn rất hạn chế. Khó khăn xuất phát

từ phía DN đó là năng lực tài chính thấp, thiếu phương án KD có hiệu quả, khả năng điều hành quản trị DN thấp, lập báo cáo kế toán thường là đối phó.

Do vậy mở rộng tín dụng ngân hàng là:

- Chính quyền thành phố cần khuyến khích các ngân hàng thương mại chủ động tìm kiếm các dự án cho vay khả thi, nâng cao năng lực thẩm định, mở rộng cho vay có bảo đảm, vay tín chấp và các hình thức cho vay khác. Đồng thời tăng cường công tác cung cấp thông tin cho các DN, đưa ra nhiều dịch vụ phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, thường xuyên đào tạo cập nhật kiến thức cho các cán bộ làm công việc này.

- Cố gắng xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và DN. Chính quyền TP cần có các chính sách thành lập các tổ chức tư vấn và hỗ trợ một phần kinh phí cho các DN trong dịch vụ này. Thường xuyên theo giõi và đôn đốc cho trung tâm này hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời phối hợp với trung tâm hỗ trợ DNNVV của Bộ đóng trên địa bàn để có các hình thức hỗ trợ tốt hơn tránh được sự chồng chéo không cần thiết.

Mở rộng hình thức cho thuê tài chính

Do đặc điểm của các DNNVV là không đủ tiềm lực về vốn, không có tài sản để thế chấp cho nên cho thuê tài chính nhất là cho thuê mua máy móc trang thiết bị phát triển SX – KD sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DNNVV, một mặt nó giải quyết vốn trung và dài hạn để đầu tư, một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường cho DN.

Tuy nhiên, CTTC có những nhược điểm sau: Lãi suất thường cao hơn lãi suất vay vốn cùng loại của các ngân hàng; đòi hỏi kiến thức, cũng như kinh nghiệm của các nhân viên là nghiệp vụ này (bảo hiểm, nhập khẩu, thuế); sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính tín dụng với nhau ngày càng trở nên gay gắt. Đối với hoạt động cho thuê tài chính của TP mà nói hiện nay cúng không nằm ngoài những quy luật đó, đó là dư nợ của các công ty cho thuê tài chính thành phố tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của TP, sự nhận biết của khách hàng vào hoạt động cho thuê còn rất hạn chế và hiện chỉ có một DN hoạt động trong lĩnh vực CTTC.

Để hoạt động CTTC thực sự phát triển và hỗ trợ đắc lực cho DNNVV tại thành phố thì chính quyền thành phố cần thiết phải tiến hành các giải pháp sau:

- Chính quyền thành phố cần có biện pháp cả khuyến khích lẫn bắt buộc các công ty CTTC nỗ lực hết mình trong việc kiện toàn và cũng cố bộ máy tổ chức, đội ngũ nhân viên, nhà quản lý thực sự có chất lượng và am hiểu, thành tạo nghiệp vụ. Đồng thời giúp cho các công ty CTTC mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng, nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực này, đưa ra mức lãi suất vay có thể linh động thay đổi để có thể phù hợp hơn đối với các đối tượng khách hàng là các DNNVV.

- Thành phố cần phải hỗ trợ các DNNVV thông qua việc phát triển mạng lưới các công ty cho thuê tài chính. Tạo điều kiện cho các công ty CTTC dược thành lập, thúc đẩy nhanh quá trình thành lập các công ty CTTC nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV có điều kiện tiếp cận vốn vay, tránh sự độc quyền và tăng tính cạnh tranh, tạo

ra các điều kiện có lợi cho các DNNVV biết đến cũng như sữ dụng tốt các nguồn vốn này.

- Phát huy vai trò và thế mạnh sẵn có của quỹ đầu tư phát triển trên địa bàn. Quỹ đầu tư và phát triên cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bão lãnh tín dụng đầu tư đối vơi các dự án nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động đủ số vốn để đầu tư dự án phát triển và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Điều mà thành phố cần làm đó là huy động mạnh nguồn vốn cho quỹ hoạt động, tiếp theo đoa là phải quản lý và theo dõi sát sao tình hình hoạt động của quỹ.

- Thành phố cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa DNNVV với các tổ chức tài chính trên, điều cần thiết đối với công tác hỗ trợ này đó chính là sự ân cần và nhiệt tình trong công tác hỗ trợ, chính quyền phải xem các DNNVV chính là những đứa con tinh thần và vật chất của mình để có được sự giúp đỡ chân thành nhất, luôn là cơ quan đi đầu trong việc giải quyết khó khăn của các DNNVV.

Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng cơ sỡ hạ tầng

Theo quy hoạch phát triển dài hạn đến năm 2020 của TP Đà Nẵng sẽ là một trong những đô thị lớn của cả nước, chính vì vậy với nguồn vốn và ngân sách hạn chế chính quyền thành phố không thể đáp ứng hết lượng vốn và nhu cầu đầu tư lớn như thế cho nên tốt nhất chính quyền thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách tư nhân khuyến khích đầu tư vào xây dựng cơ sỡ hạ tầng. Theo đó, lĩnh vực nào, dịch vụ nào mà các DNDD có thể đầu tư và đầu tư có hiệu quả thì chính quyền thành phố nên khuyến khích làm. Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các DNNVV có

việc làm, góp phần giảm nguồn chi của thành phố, xây dựng thành phố ngày càng hiện đại, đồng thời nguồn kinh phí này sẽ dùng ngược lại để hỗ trợ cho các DN này bằng các hình thức hỗ trợ trong quá trình các DN này thực hiện việc đầu tư của mình. Đây là mô hình không mới mẻ, nó tương tự như việc mà chính phủ đã phát động đó là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cách làm này đã được thực hiện ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nên vận dụng mô hình này. Khuyến khích nguồn vốn trong dân góp phần giải quyết được sự khó khăn về vốn, vừa tạo được động lực, công ăn việc là cho các DNNVV, đó cũng chính là tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết được vấn đề xã hội này.

2.2. Đối với công tác hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ

Công nghệ không chỉ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu SX, nâng cao khả năng cạnh tranh...mà nó còn đóng một vai trò không nhỏ đối với các DNNVV, các DN phải thường xuyên thay đổi và áp dụng công nghệ để đáp ứng cho nhu cầu thay đổi ngày càng cao, càng nhanh của thị trường. Tuy nhiên hiện nay công tác hỗ trợ này chưa được thành phố tiến hành một cách mạnh mẽ và chưa có chính sách riêng nào để dành cho các DNNVV. Chính quyền thành phố và các tổ chức làm công tác khoa học công nghệ, đào tạo trên địa bàn cưa tiếp cận và phối hợp với các DNNVV, dó đó các DNNVV thiếu đi sự tiếp xúc cần thiết đối với các loại vốn trong và ngoài nước, với các loại vốn dài hạn nhằm mua sắm trang thiết bị, ngoài ra mức thuế đánh vào thu nhập của các đội ngũ chuyên gia nước ngoài còn rất cao đây cũng là một trở ngại đối với công tác chuyển giao công nghệ.

Hậu quả tất yếu đó là các doanh nghiệp yếu mọi mặt trong việc tiếp thu và ứng dụng KHCNHT tiên tiến. Công tác hỗ trọ hiện nay đã có nhưng chúng ta cần phải có giải pháp để đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố về KT-CN này.

Chính quyền thành phố cần làm gì trong công tác hỗ trợ DNNVV về kỹ thuật và công nghệ ?

Hỗ trợ về vốn cho các DNNVV thay đổi kỹ thuật và công nghệ:

Hỗ trợ về vốn rõ ràng là điều nên làm, tuy nhiên điều quan trọng hơn đó là hỗ trợ theo phương thức nào và nguyên tắc phải tuân thủ trong công tác hỗ trợ phải làm như thế nào. Để công tác hỗ trợ này thật sự đem lại hiệu quả thì điều cân thiết đó là, tập trung vốn vào đúng đối tượng và đúng mục tiêu của vốn, không dàn trải lượng vốn đầu tư, những mặt cần phải hỗ trợ vốn như đổi mới công nghệ, mẩu mã, đào tạo và nghiên cứu công nghệ. Trong quá trình hỗ trợ này chính quyền và các cơ quan có chức năng phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện vốn vay, có quy định rõ ràng trong khâu sử dụng vốn cũng như guy trình giải ngân nguồn vốn và điều cuối cùng đó là chính quyền phải làm công tác bão lảnh cho các DNNVV trong việc vay vốn. Ngoài ra chính quyền còn cần phải kiểm tra thật gắt gao ở khâu lựa chọn dây cuyền thiết bị và công nghệ tránh cho DN mua phải những thiết bị công nghệ thấp và đả lỗi thời, hoặc những dây chuyền không đúng với mục đích sử dụng, đồng thời tổ chức nghiên cứu, thay đổi những công nghệ ứng dụng làm cho nó phù hợp hơn với quá trình sử dụng.

Chính quyền cần hỗ trợ và khuyến khích DNNVV áp dụng hệ thống uản lý ISO. Trung tâm có vai trò tư vấn về kỹ thuật công nghệ, cải tiến trang thiết bị. Chính vì vai trò rất to lớn của mình, trung tâm phải nỗ lực hết mình đi đầu trong công tác hỗ trợ về thông tin công nghệ, duy trì tốt hoạt động thưỡng xuyên của trung tâm, thưỡng xuyên cập nhật thông tin và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Website của trung tâm, xây dựng được sự trao đổi thông tin hai chiều trực tuyến và hiệu quả song song với việc sử dụng tốt hiệu quả đường dây nóng. Vậy, vai trò của chính quyền thành phố trong công tác này là gì, đó là tạo ra cơ chế và chính sách hỗ trợ cũng như môi trường tốt nhất cho trung tâm có điều kiện để phát triển tốt nhất vai trò và tầm quan trọng của mình, một mặt cũng phải quan tâm thật sâu sắc công tác của trung tâm để nắm bắt được tình hình phát triển của trung tâm và các DNNVV thành phố, để có những đối ứng và giúp đỡ nhanh chóng, thật sự cần thiết cho các DN này. Hỗ trợ trong lĩnh vực này còn là việc tạo lập mối quan hệ thiết thực giữa cơ quan nghiên cứu với các trường ĐH, viện chuyên ngành, các chuyên gia của cả nước với các DN. Chính quyền nên đặt hàng các trung tâm này trong việc nghiên cứu, nhằm tạo lập cơ sỡ cho việc phát triển sau này.

2.3. Đối với các giải pháp về đất đai và mặt bằng

Phần lớn các DNNVV đều thiếu mặt bằng và đất đai để tiến hành các hoạt động SXKD, làm trụ sở giao dịch, có những chủ doanh nghiệp phải sử dụng chính nhà của mình để làm trụ sở giao dịch cho công ty, do diện tích nhỏ bé cho nên nó thường gây ra

những khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, thành phố cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNNVV có mặt bằng phù hợp với yêu cầu sản xuất và kinh doanh.

Thực hiện nghiêm chỉnh điều 3,4,5 & 6 trong quy định về một số chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố, chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xây dựng và gấp rút hoàn thành các cơ sỡ hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thành phố nên giao và cho thuê đất đối với các DNNVV để các DN yên tâm đầu tư sản xuất, sắp xếp bố trí lại sản xuất, tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động sản xuất. Việc giao và nhận đất phải đảm bảo được sự công bằng và đáp ứng đủ nhu cầu về văn phòng, mặt bằng SXKD cho các DNNVV, tốt nhất là nên chọn những vị trí cho các DN ở gần các khu trung tâm, nơi có điều kiện đầy đủ về cơ sỡ vật chất hoặc gần nguồn nguyên liệu sản xuất của DN có như thế việc hôc trợ DN về mặt bằng SXKD mới thực sự có được hiệu quả. Có chính sách và cơ chế thông thoáng trong việc cho thuê đất, đặc biệt là nên miễn thuế sử dụng đất cho các DN khoảng 5 năm tính từ ngày các DN đó đi vào SXKD thực sự, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc vào diện ưu tiên hoặc là DN sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Khi tiến hành cho thuế và giao đất, chính quyền thành phố cần giám sát chặt chẽ việc cấp và giao đất này để đảm bảo được sự công bằng cho các doanh nghiệp.

Một mặt khác chính quyền thành phố nên đưa ra quy hoạch cụ thể và chi tiết tổng thể phân bổ các trung tâm, các cơ sỡ vật chất sao cho đảm bảo được tốt nhất cho hoạt động SXKD của các DNNVV, đặc biệt chính quyền thành phố nên quy hoạch và khuyến khích việc xây dựng các cao ốc và văn phòng cho thuê ngay trong trung tâm

thành phố để phần nào giải quyết được vấn đề thiếu mặt bằng giúp các DN có được một văn phòng đầy đủ diện tích và tiện nghi đảm bảođiều kiện thuận tiện nhất cho các DN đặt văn phòng giao dịch, tìm kiếm khách hàng, một mặt đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển cơ sỡ hạ tầng ra các vùng phụ cận để đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN, tuy nhiên trong việc này cần phải được tiến hanh rất bài bản và đảm bảo được mức độ xây dựng đúng tiến độ và kỹ thuật quy hoạch. Ngoài ra, chính quyền thành phố cần phải có được những biện pháp dài hơi hơn trong việc phát triển cơ sỡ hạ tầng như hệ thống giao thông, năng lượng và hệ thống thông tin liên lạc nhằm phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế của thành phố các DN, trong đó có các DNNVV đang đóng trên địa bàn thành phố.

2.4. Các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khuyến khích XK các mặt hàng chủ đạo của thành phố

Đối với chính quyền thành phố mà nói thì vai trò của chính quyền trong việc khuyến khích xuất khẩu đó là đư ra các chính sách phù hợp để tạo điều kiện cúng như đẩy mạnh xuất khẩu cho các mặt hàng thế mạnh của thành phố. Chính quyền thành phố nên đưa ra các quy chế xét thưởng, nhưng để quy chế này thật sự có hiệu lực thì cần phổ biến nó thật là rộng rãi các tiêu chuẩn, thủ tục, điều kiện khen thưởng, một lưu ý

Một phần của tài liệu Các doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh trạnh khi hội nhập thị trường quốc tế rộng lớn ppt (Trang 107 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)