Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dây và cáp điện thượng đình

90 589 7
Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dây và cáp điện thượng đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Marketing với tư cách là khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh đã và đang được vận dụng phổ biến và mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Kỹ năng quản trị marketing đã, đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển các doanh nghiệp ngay cả trong điều kiện nền kinh tế mới nền kinh tế tri thức. Dưới các điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tổ chức và hoạt động kinh doanh theo quan điểm marketing đang ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta cho thấy chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để nhận thức đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các công cụ marketing hiện đại.Từ quan điểm, tư duy đến hành động marketing ở nước ta còn khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực tiễn đang đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. Marketing với tư cách là khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh đã và đang được vận dụng phổ biến và mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Kỹ năng quản trị marketing đã, đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển các doanh nghiệp ngay cả trong điều kiện nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Dưới các điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tổ chức và hoạt động kinh doanh theo quan điểm marketing đang ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta cho thấy chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để nhận thức đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các công cụ marketing hiện đại.Từ quan điểm, tư duy đến hành động marketing ở nước ta còn khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực tiễn đang đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO thì môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, khi đó các công ty nước ngoài với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của mình sẽ vào thị trường Việt Nam do đó các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian này phải củng cố thị trường hiện có đồng thời phải nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới để tạo ra một lợi thế “sân nhà” cho riêng mình. Như vậy việc củng cố và mở rộng thị trường là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi các doanh nghiệp này muốn tòn tại và phát triển trong thời gian tới. Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình với sản phẩm chính là cáp đồng, cáp nhôm, cáp điều khiển; dây điện mềm, dây điện từ, dây xe máy, ổ phích cắm điện tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Từ khi đưa sản phẩm ra thị trường đến nay công ty đã có những thành công nhất định tuy nhiên những thành công của công ty chưa thật tương xứng với tiềm lực của mình và với dung lượng thị trường của các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Điều này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan trong đó có nguyên nhân là công ty chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường hiện có của mình và chưa phát triển những thị trường mới cho các sản phẩm của công ty. Để 1 công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với các vấn đề thực tiễn đặt ra, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình” làm đề tài luận văn. Tôi tin rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp công ty phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1 Mục tiêu chung. Tìm hiểu tình hình công tác Marketing tại công ty, qua đó đề xuất những giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thường Đình. 2.2. Mục tiêu cụ thể. - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty. - Đề xuất các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu những vấn đề về hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình - Phạm vi về thời gian: + Thời gian nghiên cứu: Dùng các số liệu và thông tin của Công ty từ năm 2005-2007. + Thời gian thực tập: Tiến hành nghiên cứu đề tài từ 01/10/2007 đến 15/06/2008. 2 - Phạm vi nội dung:Trong đề tài, tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu công tác phát triển thị trường sản phẩm của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập tài liệu Thông tin thu được thu thập từ hai nguồn sau đây: - Nguồn số liệu thứ cấp: Tài liệu có liên quan của các cơ quan chức năng của Bộ công thương, Tổng cuộc thống kê, Bộ tài chính - Nguồn số liệu sơ cấp: + Điều tra, phỏng vấn các khách hàng của công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình. + Phỏng vấn Giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình. + Phỏng vấn tham khảo ý kiến chuyên gia Việt Nam. 4.2. Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê kinh tế ( thống kê mô tả, thống kê so sánh…) - Phương pháp phân tích kinh tế. 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. Marketing với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.1.1. Marketing là gì? Trong thực tế nhiều nhà quản trị kinh doanh thường cho rằng marketing là bán hàng hoặc quảng cáo. Đó thực sự là các phần việc của marketing nhưng marketing có phạm vi rộng hơn rất nhiều. Có một dãy dài những hoạt động không phải là sản xuất nhưng thực sự góp phần vào tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Những hoạt này phải được tiến hành trước khi sản xuất, trong quá trình sản xuất, trong khâu tiêu thụ và trong giai đoạn sau khi bán hàng, đó chính là các hoạt động marketing. Trong kinh doanh, marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thoả nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Hiệp hội marketing Mỹ đã định nghĩa marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các vấn đề sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Còn theo Philip Kotle thì marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi. Sự khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ ở quan điểm, gốc độ nhìn nhận về marketing và tất cả các định nghĩa đều đúng. Các định nghĩa đã chỉ ra marketing cũng được ứng dụng cho các hoạt động của các tổ chức phi kinh doanh về cả quan điểm, nguyên lý và kỹ thuật marketing. Marketing được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá, thể thao…Tuy nhiên lĩnh vực chúng ta nghiên cứu ở đây là marketing trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các định nghĩa marketing đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích qua đó thoả mãn các mục tiêu của cả người mua lẫn người bán dù họ là cá nhân hay tổ chức. 4 Để phục vụ cả người mua lẫn người bán, marketing tập trung vào tìm kiếm nhu cầu và mong muốn của các khách hàng tiềm năng và tìm cách thoả mãn những nhu cầu này. Các khách hàng triển vọng gồm cả khách hàng cá nhân và cả khách hàng tổ chức. Chìa khoá để đạt được các mục tiêu của cả hai bên là tư tưởng trao đổi những thứ có giá trị giữa hai bên sao cho mỗi bên đều nhận được lợi ích cao hơn sau khi trao đổi, marketing không thể tách rời hoạt động trao đổi. 1.1.2. Phát triển thị trường là gì?. Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, nó xuất hiện đồng thời với sự ra đời và quá trình của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường: - Hội đồng Quản trị Hoa Kỳ cho rằng: “Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển dịch vụ, hàng hoá từ người bán sang người mua”. - Đứng trên góc độ marketing thì thị trường được định nghĩa như sau: “Thị trường boa gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muồn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”. Theo quan điểm trên thì quy mô thị trường sẽ thuỳ thuộc vào số lượng người có cùng nhu cầu và khả năng về tài chính mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu đó. Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người nói chung và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu. Tóm lại thị trường hàng hoá dịch vụ chỉ tồn tại khi: - Phải có khách hàng, người mua. - Khách hàng phải có nhu cầu và mong muốn được thoả mãn bằng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng có động cơ mua hàng hoá, dịch vụ. - Khách hàng phải có khả năng thanh toán khi mua hàng hoá dịch vụ cho doang nghiệp cung ứng. Phát triển thị trường của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là làm sao để tăng số lượng sản phẩm bán ra, tức là tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của 5 doanh nghiệp. Bản chất của chiến lước phát triển thị trường đối với một doanh nghiệp có thể quy về 4 nội dung chính như sau: - Phát triển thị trường về mặt không gian (phạm vi địa lý) - Theo quan điểm của các doanh nghiệp Việt Nam, việc phát triển thị trường còn bao gồm cả việc đưa thêm ngày càng nhiều loại hàng hoá dịch vụ cùng loại nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thực chất của chiến lược này là tìm các biện pháp tạo ra nhu cầu hàng hoá dịch vụ. - Phát triển thị trường còn bao gồm cả việc khuyến khích tăng sức mua của khách hàng hiện tại, tức là tìm mọi biện pháp thúc đẩy khách hàng chưa mua thì mua tiếp hoặc khách hàng đã mua thì mua nhiều hơn. - Nên hiểu phát triển thị trường bao hàm việc thực hiện đồng bộ cả ba nội dung trên: tăng khách hàng, phát triển sản phẩm, mở rộng phạm vi địa lý. 1.1.3. Vai trò của marketing đối với sự phát triển thị trường Xuất phát từ quản điểm marketing cho rằng chìa khoá để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp là xác định được những nhu cầu mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu hơn so với đối thủ cạnh tranh, ta thấy tầm quan trọng của marketing là rất lớn đối với việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Việc đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố then chốt thu hút khách hàng, chiếm lĩnh và phát triển thị trường. Vai trò của marketing thể hiện một số điểm sau: - Đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng, từ đó lôi kéo thêm khách hàng, phát triển thị trường. Bản chất của marketing là xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, tập tạp trung vào nhu cầu của khách hàng, phối hợp cả những hoạt động có tác động đến khách hàng và tạo ra lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầug của khách hàng. - Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông quan các chính sách marketing: Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng bằng cách nào? Doanh nghiệp sẽ thông qua các chính sách marketing để thực hiện chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phân đoạn thị trường, tập trung vào 6 thị trường mục tiêu. Phối hợp các chính sách marketing – đó là áp dụng chính sách sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chính sách giá cả hợp lý chính sách phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính sách xúc tiến thương mại nhằm quảng cáo thượng hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; chính sách nhằm đào tạo ra những con người nhạy bén với nhu càu của khách hàng, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với sự nhiệt tình và khéo léo. Tác dụng của việc sử dụng đồng bộ các chính sách marketing đó là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Tăng thêm uy tín của doanh nghiệp, uy tín thương hiệu sản phẩm, từ đó phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp tao ra thông qua việc bán các sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng phù hợp với người tiêu dùng; thông qua các dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng: lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, tư vấn – đây là yếu tố quan trọng khiến khách hàng hài lòng, cảm thấy mình được phục vụ chu đáo nằm ngoài giá trị sử dụng mà sản phẩm đem lại. Uy tín của công ty còn được tạo ra thông qua việc duy trì và phát triển các quan hệ lâu dài với khách hàng (đại lý, cửa hàng, nguời tiêu dùng trực tiếp…), thông qua hoạt động quảng cáo thương hiệu sản phẩm, tên tuổi doanh nghiệp. Có được uy tín, doanh nghiệp sẽ tạo được sự tin cậy từ phía khách hàng, nhờ đó mà phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm của doang nghiệp. - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó phát triển thị trường. Quá trình marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, môi trường vĩ mô, vi mô để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh nhằm khai thác thế mạnh của mình, hạn chế điểm yếu, giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với đối thủ của mình. Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra thị trường mục tiêu, từ đó dử dụng các chính sách marketing phù hợp với mỗi thị trường. Tất cẩ những điều trên chứng tổ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra rất mạnh thông qua marketing, từ đó giúp doanh nghiệp chiến thắng được các đối thủ, chiếm lĩnh và phát triển thị trường. 7 1.1.4. Các kiểu chiến lược thị trường của doanh nghiệp. 1.1.4.1. Các chiến lược thâm nhập thị trường. Các chiến lược này tập trung vào cải thiện vị trí của sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp với các khách hàng hiện tại của nó. Chiến lược thâm nhập thị trường có thể quan tâm tới việc tạo ra một kế hoạch marketing để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn một loại sản phẩm. Các chiến thuật thường được sử dụng là giảm giá, quảng cáo nhấn mạnh nhiều lợi ích của sản phẩm, bao gói sản phẩm với những cách khác nhau Thực hiện một kế hoạch như vậy bao gòm tăng tốc độ sản xuất, thay thế các bộ phận chưa được lắp ráp thành các bộ phận sản phẩm hoàn chỉnh hoặc tự động hoá quá trình sản xuất mà trước đây làmg bằng thủ công. 1.1.4.2. Các chiến lược phát triển thị trường Theo chiến lược này, doanh nghiệp phải tìm kiếm khách hàng mới cho các sản phẩm hiện tại của nó. Ví dụ: - Một nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp có thể quyết định phát triển các sản phảm để tham gia thị trường hàng tiêu dùng. - Một tổ chức dịch vụ xã hội tác động tới các cá nhân và gia đình chưa bao giừo sử dụng dịch vụ của họ. 1.1.4.3. Các chiến lược phát triển sản phẩm Trong chiến lược này, các sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng hiện tại. Ví dụ: - Một nhà máy kẹo quyết định đem ra thị trường loại kẹo có ít calo. - Một trường đại học có thể phát triển các chương trình đào tạo mới. 1.1.4.4. Các chiến lược đa dạng hoá Các chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp đòi hỏi phát triển sản phẩm mới cho các khách hàng không phải là khách hàng hiện tại của nó. Ví dụ: - Một cửa hàng hạ giá đưa ra một hỗn hợp giữa khoảng hạ giá và cho vay. - Một trường đại học thiết lập các tổ chức để tìm kiếm các giá trị thương mại cho các kết quả nghiên cứu của họ. Dựa vào cơ sở nào để doanh nghiệp chọn một hoặc tất cả các chiến lược của nó? Các định hướng xác định bới nhiệm vụ của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. 8 Nhà quản trị nên lựa chọn các chiến lược dựa trên nhiệm vụ của nó và các năng lực phân biệt của doanh nghiệp mà sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tương đối. 1.2. Giải pháp về marketing chiến lược nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. 1.2.1. Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược marketing trong doanh nghiệp. 1.2.1.1. Phân tích môi trường marketing. a. Môi trường vĩ mô. * Môi trường tự nhiên (vật chất). Môi trường vật chất bao gồm các tài nguyên như khoáng sản, khí hậu, côn người và các khía cạnh tự nhiện khác. Marketing bị ảnh hưởng rất lớn bở rất nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên. Ví dụ, một nhà làm marketing về giầy đã hiểu rằng phải không được quên môi trường vật chất trong hoạt động xuất khẩu, một hoạt động mạo hiểm. Một công ty đã thất bại khi Liên Xô cũ trả lại hơn 100.000 đôi giầy dép nhiệt đới mỏng đã không phù hợp với khí hậu khắc nghiệt ở Nga. Môi trường tự nhiên của marketing bao gồm không chỉ những gì chúng ta nghĩ như là “nguồn tài nguyên thiên nhiên” mà cả những đòi hỏi phải bảo về môi trường sống của con người nói chung. Các doanh nghiệp đang phải chi chí ngày càng nhiều cho các giải pháp chống ô nhiễm môi trường làm tăng chi phí marketing. Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu gia tăng ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế. * Môi trường văn hoá xã hội Hoạt động marketing, chỉ dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm vi một xã hội và từng xã hội có một nền văn hoá hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó. Khi nói đến môi trường marketing, văn hoá không phải chỉ là âm nhạc, nghệ thuật hay văn học. Mà thay vào đó, văn hoá để chỉ thể chế xã hội, giá trị xã hội, đức tín và thái độ của xã hội. Văn hoá gồm tất cả mọi thức là xu thế hành vi cơ bản của con người từ lức chúng ta sinh ra. Mỗi xã hội có những giá trị văn hoá truyền thông căn bản rất bền vững, được duy trì từ đời này sang đời khác tạo nên những tập quán tiêu dùng. Các doanh 9 nghiệp nên tìm cách thích ứng với những yếu tố môi trường này thay cho nỗ lực làm thay đổi nó. Ngược lại có những yếu tố văn hoá thứ phát dễ thay đổi, có sự giao thoa giữa các nền văn hoá. Khi các yếu tố này thay đổi thường kéo theo những khuynh hướng tiêu dùng mới cho các nhà kinh doanh và làm mất đi thị trường cũ. * Môi trường nhân khẩu học Nhân khẩu học được định nghĩa như là sự nghiên cứu và quy mô, cơ cấu (tuổi tác, các cộng đồng) và sự phân bố của dân số trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội như biên giới địa lý. Quy mô, phân bố dân cư và các đặc tính riêng của người dân ở bất cứ thị trường địa lý nào cũng ảnh hưởng rõ nét đến marketing. - Dân số Việt Nam: số dân của Việt Nam luôn luôn thay đổi. Nếu những người làm thị trường phải thoả mãn những mong muốn và nhu cầu của số dân đó thì vấn đề quan trọng nhất phải nhận thức được những thay đổi đang xuất hiện và chúng ảnh hưởng tới dân số của chúng ra theo chiều hướng nào. - Sự di dân: Sự di dân luôn là môt nhân tố về nhân khẩu tối quan trọng ở Việt Nam. Một trong những xu hướng di dân rõ nét trong nhưng năm qua là di dân từ đồng bằng Bắc Bộ vào Nam Bộ và di dân từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên. Vấn đề đô thị hoá: sự mở rộng của các khu vực trung tâm đô thị dẫn đến các thành phố lân cận và ngoại ô của nó ngày càng tiến gần nhau đến mức mà ở một số khu vực đã hợp nhất với nhau. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang hình thành cũng làm thay đổi phân bố dân cư. Quy mô gia đình của người Việt Nam cũng ngày càng nhỏ lại dẫn đến cơ cấu nhu cầu thay đổi. Trình độ văn hoá của người dân tăng lên đòi hỏi doanh nghiệp phải có những trình độ làm marketing mới. * Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là một tập hợp gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người làm marketing phải biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, tỷ giá, thu nhập bình quân/đầu người…khi làm các quyết định kinh doanh cụ thể. Từng yếu tố này vận động biến đổi có thể gây nên thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng. 10 [...]... động của các nhân 34 viên bán hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty được thành lập ngày 20 tháng 4 năm 1999, trên cơ sở tiền thân của tổ hợp tác sản xuất các mặt hàng cơ kim khí - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng. .. trình nghiên cứu phát triển sản phẩm và chi phí tịêu tốn trong giai đoạn đưa sản phẩm vào thị trường Mặc dù không ai biết trước chu kỳ sống của sản phẩm sẽ như thế nào và sẽ kéo dài bao lâu, các nhà quản trị biết rằng sản phẩm nào cũng sẽ có một chu kỳ thị trường 25 Các giai đoạn thị trường của sản phẩm - Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường: Là giai đoạn đầu vào thị trường của sản phẩm khi mà doanh... thành sản phẩm mới, đưa vào thị trường và phát triển thành công trên thị trường Để có sản phẩm mới doanh nghiệp có hai cách Một là mua sản phẩm từ người khác Điều nầy có thể là mua sản phẩm và tiếp thị với nhãn hiệu của riêng mình, hoặc mua thiết kế, công thức sáng chế hoặc mua giấp phép sản xuất một sản phẩm của người khác Hai là tự mình phát triển sản phẩm lấy bằng các hoạt động R&D (nghiên cứu và phát. .. nhập thị trường Đồng thời các hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp phải tốt, đáp ứng được nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp 1.3 Giải pháp chiến lược marketing mix nhằm phát triển thị trường tiêu 21 thụ sản phẩm của công ty Doanh nghiệp phải xác định các biện pháp marketing cụ thể sẽ sử dụng để tác dộng vào thị trường mục tiêu. Cụ thể doanh nghiệp phải xác định nội dung của 4P... Chính sách sản phẩm 1.3.1.1 Sản phẩm trong môi trường marketing Trong môi trường marketing, sản phẩm được hiểu là một phần của một giải pháp cho một vấn đề của khách hàng, bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và cũng có nghĩa là thông qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình Sản phẩm có thể bao gồm một hay tất cá các yếu tố: sản phẩm hữu hình, sản phẩm phi vật thể và dịch vụ... toàn mới trên thị trường hiện tại + Thứ ba: Tìm ra giá trị sử dụng mới của sản phẩm Đó có thể là tạo ra công dụng mới cho sản phẩm * Chiến lược phát triển thị trường sẽ được doanh nghiệp xem xét và lựa chọn trong những trường hợp sau: * Khi khả năng tiêu thụ sản phẩm hiệu tại trên thị trường truyền thống của các doanh nghiệp thâm nhập vào các khu vực mới hoặc các thị trường mới kém phát triển hơn mà... dùng - Thử nghiệm thị trường Giai đoạn nầy sản phẩm được thử nghiệm thực tế với người tiêu dùng trước khi được đưa vào sản xuất đại trà được đưa vào sản xuất đại trà - Tung sản phẩm mới vào thị trường Giai đoạn thử nghiệm thị trường giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có đủ cơ sở để kết luận có nên tung sản phẩm mới vào thị trường hay không Nếu doanh nghiệp quyết định tung sản phẩm vào thị trường, doanh nghiệp... phẩm vào thị trường, doanh nghiệp cần xác định thời gian sản xuất, chọn thị trường để tung sản phẩm trước v.v 1.3.1.3 Chu kỳ thị trường của sản phẩm Sau khi giới thị u sản phẩm mới vào thị trường, doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có một cuộc sống hạnh phúc và lâu dài Mặc dù không ai mong đợi sản phẩm của mình sẽ trường tồn vĩnh cữu trên thị trường, doanh nghiệp nào muốn thu lại được nhiều lợi nhuận... về sản phẩm của họ 20 * Khi sản phẩm của doanh nghiệp bước vào pha bão hoà và suy thoái của chu kỳ sống sản phẩm dẫn đến việc tiêu thụ trên thị trường hiện tại gặp nhiều khó khăn * Khi doanh nghiệp gặp những thời cơ kinh doanh có thể khai thác được những đoạn thị trường mới Bộ phận Marketing giữ vai trò liên kết giữa những thay đổi tình hình thị trường và khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển thị. .. yếu của bộ phận này là tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, động cơ thái độ và sở thích hành vi của họ đối với sản phẩm của công ty Trên cơ sở đó, bộ phận marketing sẽ xác định các giải pháp marketing cho phép thực hiện chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường Bộ phận tài chính và sản phẩm phải chuẩn bị vốn và năng lực sản xuất thật tốt để hỗ trợ bộ phận marketing 1.2.3.2 Giải pháp . marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty. - Đề xuất các giải. cứu của luận văn 2.1 Mục tiêu chung. Tìm hiểu tình hình công tác Marketing tại công ty, qua đó đề xuất những giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dây. đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình làm đề tài luận văn. Tôi tin rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn

Ngày đăng: 04/08/2014, 15:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3.1.1. Sản phẩm trong môi trường marketing.

    • Qui trình phát triển sản phẩm mới.

    • 1.3.1.3. Chu kỳ thị trường của sản phẩm

    • Sau khi giới thịêu sản phẩm mới vào thị trường, doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có một cuộc sống hạnh phúc và lâu dài. Mặc dù không ai mong đợi sản phẩm của mình sẽ trường tồn vĩnh cữu trên thị trường, doanh nghiệp nào muốn thu lại được nhiều lợi nhuận để bù lại những chi phí đã bỏ ra trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm và chi phí tịêu tốn trong giai đoạn đưa sản phẩm vào thị trường. Mặc dù không ai biết trước chu kỳ sống của sản phẩm sẽ như thế nào và sẽ kéo dài bao lâu, các nhà quản trị biết rằng sản phẩm nào cũng sẽ có một chu kỳ thị trường.

      • - Giai đoạn giảm sút. Đây là giai đoạn mà doanh số bán và lợi nhuận bắt đầu tụt dần, doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới vào để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.

      • - Giai đoạn rút lui khỏi thị trường. Giai đoạn nầy đã có nhiều sản phẩm cùng loại biến mất trên thị trường và thị trường ngày càng co hẹp cho đến khi chấm dứt.

      • 1.3.1.4. Ma trận BCG (Boston Consulting Group)

        • 1.3.2.5. Một số chiến lược giá phổ biến

        • a. Giá xây dựng từ giá thành

        • - Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện Đà Nẵng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan