1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quá trình cung ứng tiền tệ của NHTW cho hệ thống NHTM pps

10 1,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm ổn định giá trị tiền tệ góp phần đảm bảo an tòan hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. I.CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT CUNG TIỀN Ngân hàng trung ương (NHTW) là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Đây là tổ chức duy nhất được phát hành tiền trong nền kinh tế, thông qua các công cụ như tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở. Nó có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia. Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thông qua sự thúc đẩy mức tăng, giảm tổng sản phẩm quốc nội. Do vậy điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong các nhiệm vụ của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò này thông qua các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,… 1.Nghiệp vụ thị trường mở: NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, NHTW mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mà NHTW bỏ ra để mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Một phần trong số tiền NHTW bỏ ra này đuợc giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào ngân hàng. Lượng cung tiền tăng lên đúng bằng lượng tiền gửi vào ngân hàng và lượng tiền gửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn theo số nhân. Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, NHTW bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Công chúng trả cho trái phiếu chính phủ bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra khi dân chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này ngân hàng giảm cho vay và quá trình tạo 1 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách mà ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên nhất vì đây là công cụ dễ thực hiện và NHTW có thể thay đổi cung ứng tiền trên qui mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp và các qui định về ngân hàng. 2.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTW cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng dự trữ nhiều hơn do đó cho vay ít hơn từ số tiền mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền. NHTW ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. 3.Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất mà NHTW áp dụng khi các ngân hàng thương mại vay tiền. Các ngân hàng thương mại vay tiền của NHTW khi đã cho vay quá nhiều hoặc vì có nhiều khoản tiền được rút ra. NHTW có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của NHTWđể bù đắp dự trữ. Do đó, khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của NHTW, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng. Công cụ này được NHTW dùng không chỉ để kiểm soát cung tiền, mà còn nhằm giúp đỡ các ngân hàng khi họ rơi vào tình thế khó khăn. *Các khối tiền cơ bản: Lượng tiền cung ứng bao gồm các khối tiền cơ bản sau: -Khối lượng tiền tệ M1:(là tiền giao dịch) -Khối lượng tiền tệ M2:(tiền tài sản hay chuẩn tệ) -Khối lượng tiền tệ M3 -Khối lượng tiền tệ L Bảng tổng hợp các khối lwngj tiền cung ứng cho nền kinh tế trong một thời kỳ xác định 2 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 Mức cung tiền Các thành phần trong mức cung tiền -Tiền mặt -Tiền gửi không kỳ hạn (còn được gọi là tiền gửi trong tài khoản Sec) -M1 -Tiền gửi tiết kiệm -Tiền gửi có kỳ hạn ngắn -Tiền gửi có kỳ hạn loại nhỏ -Trái phiếu ngắn hạnđược mua lại của các NHTM -Euro dollar (đôla châu Âu) loại nhỏ -Tiền gửi trong các quỹ tín dụng trên thị trường tiền tệ -Tài khoản tiền gửi ở thị trường tiền tệ -M2 -Tiền gửi có kỳ hạn loại lớn -Trái phiếu dài hạn được mua lại của NHTM và các tổ chức tài chính khác -Euro dollar loại lớn -M3 -Trái phiếu (kho bạc-công ty-chính quyền địa phương) -Cổ phiếu -Trái phiếu tiết kiệm -Thương phiếu -Hối phiếu nhận thanh toán ở ngân hàng 3 L M3 M2 M1 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 II.NGUYÊN TẮC PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA NHTW. Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Đó là: - Phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng Giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải có vàng nằm trong kho của ngân hàng làm đảm bảo. Mức đảm bảo ở mỗi nước có sự co giãn khác nhau. Nhìn chung có 3 hình thức duy trì đảm bảo sau đây: + Nhà nước quy định một hạn mức phát hành, khối lượng phát hành phải nằm trong hạn mức pháp định. + Nhà nước quy định tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông và không quy định mức dự trữ vàng làm đảm bảo cho lượng giấy bạc đó + Nhà nước quy định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành. Ví dụ: ở Mỹ quy định tỷ lệ dự trữ kim loại đảm bảo là 40% tổng số tiền phát hành (đạo luật 1913). Ở Anh quy định số tiền giấy phát hành quá 14 triệu Bảng phải được đảm bảo bằng 100% vàng (đạo luật 1844). Ở Pháp, Đức đã có những đạo luật ngân hàng quy định trữ kim đảm bảo cho tiền giấy phát hành. - Đảm bảo bằng tín dụng hàng hóa: cơ chế đảm bảo bằng trữ kim đã bị đổ vỡ cùng với chế độ bản vị bản vị vàng hoặc bản vị hối đoái vàng. Hiện nay ở các nước đều áp dụng cơ chế đảm bảo bằng tín dụng hàng hóa cho lượng tiền phát hành. Theo cơ chế này, tiền tệ được phát hành và lưu thông thông qua hệ thống tín dụng ngắn hạn bảo đảm tiền đi vào lưu thông gắn liền với sự vận động của sản phẩm hàng hóa theo nguyên tắc có thời hạn và được hoàn trả. Ngoài ra ngân hàng trung ương có thể phát hành tiền tệ để cho ngân sách vay, để tham gia bình ổn thị trường hối đoái. Do việc phát hành tiền có ảnh hưởng rộng lớn đến lưu thông tiền tệ của đất nước nên đòi hỏi công việc đó phải được tiến hành trong những nguyên tắc nhất định. Mặt khác, việc phát hành tiền đi đôi với việc điều tiết lưu 4 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 thông tiền tệ nhằm bảo đảm cung ứng một khối lượng tiền phù hợp vói nhu cầu của kinh tế. Nói cách khác, ngân hàng trung ương cần phải kiểm soát toàn bộ khối lượng tiền cung ứng để vừa đảm bảo đủ phương tiện lưu thông vừa không gây lạm phát để giữ vững và ổn định sức mua của đồng tiền. Việc điều tiết lưu thông tiền tệ để kiểm soát lượng tiền cung ứng bằng hai cách: - Trực tiếp xác định lượng tiền tăng thêm cần được thực hiện như: tăng thêm cho tín dụng, tăng thêm cho tăng trưởng kinh tế, tạm ứng cho ngân sách, tăng dự trữ ngoại tệ, vàng. - Kiểm soát quá trình “tạo tiền” của các ngân hàng thương mại. Thực hiện chức năng này, ngân hàng trung ương trở thành trung tâm tiền tệ của nền kinh tế. III.NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHÁT HÀNH TIỀN CỦA NHTW 1. Phát hành tiền qua ngõ chính phủ: Đối với cộng đồng, chính phủ là một định chế quản lý hành chính và bảo vệ sự vẹn toàn của cộng đồng. Trong nền kinh tế chính phủ là một chủ thể kinh tế, như mọi chủ thể kinh tế khác là các hộ gia đình, các xí nghiệp, công ty, vừa có số thu, vừa có số chi. Tình trạng thu chi của chính phủ được thể hiện cụ thể qua công cụ ngân sách quốc gia. Ngân sách thường rơi vào một trong 3 trường hợp sau: +Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi được gọi là ngân sách thặng dư. +Nếu tổng thu bằng tổng chi thì gọi là ngân sách thăng bằng. +Nếu tổng thu nhỏ hơn tổng chi thì gọi là ngân sách thâm hụt. Khi ngân sách quốc gia rơi vào hai trường hợp đầu thì họat động của ngân sách không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trung ương. Nhưng khi ngân sách thâm hụt, hoạt động ngân sách sẽ tác động đến chính sách tiền tệ. Bởi lẽ chính phủ với tư cách là chủ thể kinh tế, như mọi chủ thể kinh tế khác thì thiếu tiền chi tiêu sẽ phải đi vay tiền để bù đắp thiếu hụt. Hoạt động vay của ngân sách sẽ rơi vào một hoặc kết hợp hay đồng thời 3 phương thức sau: + Vay của công chúng thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, công trái. + Vay của nước ngoài. + Vay của ngân hàng trung ương. 5 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 - Phương thức thứ nhất: Vay của công chúng thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, công trái. Phương thưc này không ảnh hưởng đến mức cung ứng tiền của ngân hàng trung ương. Bởi vì, khi chính phủ phát hành các công cụ nợ, công chúng bỏ tiền ra mua các công cụ đó tức là đã cho chính phủ vay. Chính phủ dùng lại số tiền đó để phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình và thế là tiền lại ra thị trường. Khi đến kỳ hạn, chính phủ thu thuế, có tiền để trả lại cho công chúng, chính phủ lại thu hồi các công cụ nợ về. Như vậy ngân hàng trung ương không phải phát hành thêm tiền. -Phương thức thứ hai : Vay của nước ngoài Bằng phương pháp thứ hai, khi chính phủ vay của nước ngoài, lượng tiền vay được thông thường dưới các hình thức hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ. Những loại tài sản này khi đem về nước thường cũng phải ký quỹ ở ngân hàng trung ương để chuyển đổi thành tiền mặt. Như thế, có nghĩa là ngân hàng trung ương phải phát hành thêm tiền. - Phương thức thứ ba :Vay của ngân hàng trung ương Khi chính phủ vay của ngân hàng trung ương. Lúc này lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ tăng lên thông qua chi tiêu của chính phủ. Chính phủ vay trực tiếp của ngân hàng trung ương có 3 dạng: + Vay ứng trước tạm thời: trường hợp này thường thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng, xảy ra do số thu ngân sách vào chậm không đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tài khóa. + Vay ứng trước có kỳ hạn, trường hợp này xảy ra khi sự thâm hụt đã được chính phủ dự kiến trước vì những mục tiêu nhất định. + Vay ứng trước vĩnh viễn, xảy ra khi sự thâm hụt không lường trước được diễn ra trong tài khóa ngân sách, nếu số ứng trước bất thường trở thành món nợ không hoàn trả được. 2.Phát hành tiền qua ngõ ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung ương thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, thông qua đó để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng trung gian sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu vay tiền ngân hàng 6 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được ngân hàng trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ. Hoạt động cho vay từ ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian là một nghiệp vụ phát hành. Xét ở góc độ đó, ngân hàng trung ương có vai trò chủ động trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng trung ương cũng có thể chủ động được, mà có những trường hợp ngân hàng trung ương thụ động trong việc cho vay, đó là khi cần phải cứu các ngân hàng trung gian thoát khỏi bở vực phá sản do mất khả năng thanh toán. Do hoạt động chính của ngân hàng trung gian là đi vay để cho vay và hoạt động này không phải bao giờ cũng thuận lợi. Những đợt rút tiền ồ ạt của dân chúng vì nhiều lý do ( chẳng hạn: lãi suất trở nên thấp so với lạm phát, ngân hàng mất lòng tin của dân chúng,…) dễ làm cho ngân hàng trung gian mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian không thể thu hồi tiền cho vay về kịp để chi trả, không còn chỗ vay mượn nào khác, tìm đến ngân hàng trung ương vay tiền như là một phương cách cuối cùng. Trong trường hợp này ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng trung gian. Tuy nhiên cần phải để ý: nếu ngân hàng trung ương dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian thì sẽ tạo cho ngân hàng trung gian tâm lý ỷ lại, làm cho độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng cao. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng trung gian biết được ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho nó khi gặp khó khăn, ngân hàng trung gian này sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh vì cho rằng ngân hàng trung ương sẽ cho vay trong trường hợp xấu nhất. Đặc biệt là những ngân hàng lớn (đây là những ngân hàng mà sự phá sản của nó có thể gây nên một sự khủng hoảng tài chính-tiền tệ. Đây là một điều nguy hiểm cho nền kinh tế. Do vậy ngân hàng trung ương cần rất thận trọng, không sử dụng thường xuyên vai trò người cho vay cuối cùng của mình. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng nhiều phương pháp khác nhau: - Tái chiết khấu Ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng trung gian đã chiết khấu cho khách hàng trước đây để hưởng lợi tức tái chiết khấu, nhưng thực ra thông qua nghiệp vụ này mà ngân hàng trung ương có thể giúp cho các ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong 7 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu là công cụ quan trọng hàng đầu, có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. - Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian. - Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân Trong các trường hợp trên, ngân hàng trung ương đều thực hiện việc phát hành tiền tệ. Kết quả là làm cho số lượng tiền tệ trong lưu thông gia tăng. Theo các nhà kinh tế học xem việc làm này là một nghiệp vụ thanh khiết, vì nó có khả năng tự thanh toán và theo đúng nguyên tắc tín dụng. 3.Phát hành tiền qua ngõ thị trường mở: Lúc đầu việc phát hành tiền qua ngõ tái chiết khấu có một tầm quan trọng đặc biệt. Song lần theo thời gian, người ta thấy rõ dần mặt hạn chế của nó, đó là ngân hàng trung ương muốn phát hành thêm tiền thì phải đợi chờ ngân hàng trung gian có nhu cầu vay lại ở mình, bằng cách đem thương phiếu đến xin tái chiết khấu. Mặt khác, về sau này ngân hàng trung gian một là không muốn đến vay ở ngân hàng trung ương do những thủ tục của nó, hai là do ngân hàng trung gian không cảm thấy có nhu cầu đi vay. Với thị trường mở, ngân hàng trung gian có thể tìm cho mình nguồn tài trợ cần thiết vì những thủ tục nhanh chóng. Chính vì thế, hoạt động của thị trường mở ngày một quan trọng hơn, thu hẹp phạm vi hoạt động tái chiết khấu. Từ đấy cơ hội phát hành tiền ở thị trường mở gia tăng nhanh chóng. Thông qua việc mua bán các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường mở, ngân hàng trung ương điều chỉnh lưu lượng tiền mặt trong lưu thông. Với nghiệp vụ bán, ngân hàng trung ương thu hẹp lượng cung tiền mặt trong lưu thông, lãi suất lại tăng lên. Bằng nghiệp vụ mua, tức là bơm tiền vào lưu thông. Lúc này lượng tiền lưu hành trên thị trường xã hội tăng lên tạo ra các động lực gây giảm lãi suất. 4.Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có khả năng tạo lập cho mình một dự trữ vàng và ngoại tệ nhất định. Dự trữ chính thức nằm trong kho bạc của chính phủ dưới dạng dự trữ quốc gia. Dự trữ này không phải để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của côngchúng, mà chúng nhằm thực hiện 3 công dụng chính: + Nó là một công cụ để chính phủ (cụ thể là ngân hàng trung ương) can thiệp vào thị trường vàng, ngoại tệ. + Nó là một công cụ để chống lại lạm phát. 8 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 + Nó là công cụ đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Nếu khối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ của một nước tăng từ năm này sang năm khác, biểu hiện nền kinh tế đó phát triển vững mạnh. Ngược lại, khi dự trữ vàng, ngoại tệ giảm thiểu từ năm này sang năm khác, nó báo hiệu những khó khăn trong nền kinh tế. Ngoài ra, khối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ của một nước còn là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hoàn trả của một nước đối với nước ngoài. Một nước không tích lũy được khối dự trữ vàng và ngoại tệ hoặc khối dự trữ đó giảm xuống số âm sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế. Trên trường quốc tế bị cô lập, vì không nước nào dám quan hệ khăng khít với nước này, các nguồn trợ giúp quốc tế dần dần bị mất đi nếu không có chương trình tái cấu trúc nền kinh tế hữu hiệu. Mặt khác, về mặt quốc nội, hoạt động kinh tế bất ổn triền miên. Do vậy, mặt dù dự trữ vàng và ngoại tệ của một nước, tuy không phải là nguyên nhân gây nên giá trị tiền tệ quốc nội, nhưng nó là cơ sở để tạo niềm tin nơi giá trị đồng tiền quốc nội và đảm bảo giá trị tiền tệ quốc ngoại. Bên cạnh dự trữ chính thức là dự trữ không chính thức nằm rải rác ở các ngân hàng trung gian, ở các tổ chức kinh tế và trong dân chúng. Vàng hoặc ngoại tệ đến tay các chủ thể này bằng nhiều con đường khác nhau. Dự trữ không chính thức hình thành một thị trường mua bán diễn biến rất sôi động, giá cả trên thị trường này hết sức nhạy bén và ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường hàng hóa cũng như hoạt động chung của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì thế ngân hàng trung ương với tư cách là cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước phải can thiệp vào thị trường vàng, ngoại tệ khi cần thiết. Cách làm phổ biến nhất là thực hiện các nghiệp vụ mua bán trên thị trường này. Bằng việc tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thị trường để mua một số ngoại tệ nào đó và vàng, ngân hàng trung ương một mặt làm tăng dự trữ quốc gia, mặt khác nó làm tăng lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây chính là phương thức phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ. 5.Phát hành cân đối: Mỗi khi có sự gia tăng một cách không chủ động của các khoản mục bên tài sản có, buộc ngân hàng trung ương phải phát hành thêm tiền để cân đối nợ có trong bảng quyết toán của mình. Thông thường những hình thức gia tăng tài sản, sản phẩm một cách thụ động trong nền kinh tế và trong tài khoản của ngân hàng trung ương xuất phát từ các nguyên nhân sau: + Chính phủ nhận được viện trợ phát triển của nước ngoài dưới dạng hàng hóa, vàng và ngoại tệ. + Chính phủ vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. + Các tổ chức kinh tế, các ngân hàng trong nước vay nợ nước ngoài. 9 Bài thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 + Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tăng mạnh. + Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn mức bình thường. Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tăng lên của USD, SDR, ngoại tệ khác, tài sản khác và các loại sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế bắt buộc ngân hàng trung ương phải phát hành thêm tiền mặt để giữ cho giá cả hàng hóa ổn định. Mặt khác, một bộ phận lớn SDR, ngoại tệ và tài sản khác sau khi từ nước ngoài tràn vào trong nước sẽ được chính phủ, các ngân hàng trung gian hoặc các tổ chức kinh tế sử dụng dưới dạng ký quỹ cho vay tiền ở ngân hàng trung ương. Đây chính là lý do để vụ phát hành phải đưa thêm một lượng tiền mặt vào lưu thông. _________HẾT_________ Danh sách thành viên: - Nguyễn Thị Yên - Lưu Thanh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọc - Trần Thị Khánh - Nguyễn Thị Tươi - Đỗ Thị Thu Hiền - Trần Thanh Kiều Oanh - Nguyễn Thị Nga - Đinh Thị Dự - Hứa Thị Hồng. 10 . sau: -Khối lượng tiền tệ M1:(là tiền giao dịch) -Khối lượng tiền tệ M2: (tiền tài sản hay chuẩn tệ) -Khối lượng tiền tệ M3 -Khối lượng tiền tệ L Bảng tổng hợp các khối lwngj tiền cung ứng cho nền kinh. trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của NHTW, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ. thuyết trình: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Nhóm 4, Lớp TC 11 K53 QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền và

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w