1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tìm hiểu về "ép xung" và công nghệ XMP, EPP 2.0 potx

10 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 299,99 KB

Nội dung

Tìm hiểu về "ép xung" và công nghệ XMP, EPP 2.0 Bài viết dưới đây cung cấp một vài thông tin cơ bản về công nghệ Ép xung cho mọi người. Đôi lời về "ép xung Mua một máy tính chỉ là vấn đề về tiền bạc, nhưng tinh chỉnh hệ thống để đạt được hiệu năng tốt nhất lại đòi hỏi hiểu biết và kiên nhẫn. Phần cứng thường có khả năng cài đặt để chạy với mức độ “nặng đô” hơn so với tiêu chuẩn mặc định được đặt ra bởi nhà sản xuất. Ví dụ, bộ vi xử lý thường có khả năng chạy với tốc độ nhanh hơn vài trăm MHz so với mức mặc định của nhà sản xuất. GPU card đồ họa và RAM cũng vậy. Kết quả cho các cuộc thử nghiệm đều khẳng định hiệu suất phần cứng luôn được nâng cao hơn khi thực hiện ép xung. Bộ nhớ RAM có khả năng “ép xung” khá tốt, và hầu hết mô-đun đều có thể thực hiện vào quá trình này. Nếu như bạn sử dụng một bo mạch chủ chỉ hỗ trợ DDR2-800, nhưng đến khi bạn muốn nâng cấp thì chỉ còn loại RAM có tốc độ cao hơn. Thế là bạn đành gắn vào mặc dù không dám chắc có sử dụng được không. Điều đó là khả dĩ được, mặc dù độ chậm trễ tiêu chuẩn (biểu thị tốc độ phản hồi yêu cầu) sẽ chỉ hoạt động tốt nhất khi bạn sử dụng một chú DDR2-800 như khuyến cáo của nhà sản xuất. Dù sao thì bạn cũng sẽ nhận được PC2-6400 băng thông dù bạn có thích hay không, trừ khi bạn tác động vào BIOS để thay đổi. Tuy nhiên “ép xung” cũng rất nguy hiểm, bởi cho đến nay thì việc này cực kỳ phức tạp và tiềm tàng khá nhiều hiểm họa. "Ép" CPU bé nhỏ của bạn phải chạy nhanh hơn sẽ kéo theo cấp số nhân giữa xung và FSB (front-side bus) cùng một chút điện áp kèm theo để giữ cho mọi thứ ổn định. Nhiều khi quay trở lại trước thời kì “ép xung” lại mang lại hiệu năng cao hơn. Như với card đồ họa, việc “ép xung” chủ yếu là việc tăng tốc độ của nhân và bộ nhớ đến mức mà nó có thể hỏng hóc bất cứ lúc nào, trừ phi bạn học một khóa về “mod” máy tính và đã đạt hạng A. Trong khi đó bộ nhớ lại có ít nhất 6 sự thay đổi. Bạn tăng tốc độ của bộ nhớ bằng cách thúc đẩy bus của nó, nhưng lại có thêm một bộ chia xung khiến bạn phải xem xét. Sau đó có ít nhất có 4 giá trị thời gian cũng sẽ tăng lên theo khi bạn ép xung để chấp nhận được tốc độ mới. Điều này dẫn theo một lượng điện áp đáng kể để có thể giữ mọi thứ ổn định và có khi bạn cũng phát hiện ra được “lợi ích” của việc tăng điện áp của bán cầu Bắc ở bo mạch chủ. Nói chung, bạn khó mà chắc chắn rằng mình tinh chỉnh đúng đắn, trừ phi bạn có một loạt cuộc thử nghiệm, mà chi phí bỏ ra để được “đi một ngày đàng học một sàng khôn” có vẻ không nhỏ khi phải hy sinh cả tá linh kiện. Vậy, khi nào thì nên tiến hành ép xung? EPP 2.0 và XMP – “ép xung” bộ nhớ dễ dàng Đây là lúc bạn nên tìm hiểu về Enhanced Performance Profiles (EPP) 2.0, tạm dịch là công nghệ tăng tốc hiệu năng do Nvidia đề xuất. Các nhà sản xuất bộ nhớ sẽ kiểm tra mô-đun của bộ nhớ và tìm ra thiết lập tối ưu cho người dùng. Thế là một loạt các cài đặt tiêu chuẩn được lưu trữ trong EEPROM trên mô-đun của chính nó và điều này được gọi là SPD (Serial Presence Detect). Vì thế, bo mạch chủ sẽ đọc và đưa ra cấu hình bộ nhớ tự động. (Bạn có thể tìm hiểu về EEPROM tại đây http://vi.wikipedia.org/wiki/EEPROM) Tuy nhiên EEPROM được sử dụng để lưu trữ các thiết lập SPD với ít hơn một nửa 256-byte. Vì vậy phần còn lại có thể dùng để lưu trữ phần thiết lập mở rộng của EPP 2.0. Một bo mạch chủ tương thích với công nghệ này sẽ tạo ra một BIOS tùy chọn đơn lẻ để “bật” cấu hình. Thay vì phải thay đổi vô số tùy chỉnh thì nay, bạn chỉ cần lựa chọn chế độ EPP 2.0 và bộ nhớ sẽ được tự thiết lập cho bạn. “Ép xung” bộ nhớ đơn giản chỉ với 1 cú click chuột. Công nghệ mang tên “2.0”, điều đó thể hiện rằng đây không phải là công nghệ mới mẻ. Nó chì là nền tảng cho DDR3 và bộ nhớ SLI ra đời năm 2006. Intel cũng đã đưa ra ý tưởng tương tự cho định dạng XMP, cho series bộ 3 chip xử lý P35, X38 và X48 mà hiện nay đang dần xuất hiện. Cũng giống như EPP 2.0, XMP cho phép bạn cấu hình có hiệu suất vượt hơn cả SPD chỉ với một thiết lập BIOS đơn lẻ. Cả 2 ý tưởng này đều nhận được những nguồn hỗ trợ dồi dào, đặc biệt là từ Corsair. Không may là cả 2 công nghệ này đều chưa đạt được như mong muốn. Mặc dù thiết lập được thời gian ghi nhớ, sau đó đối phó với sự thay đổi của FSB và điện áp, nhưng phần còn lại của hệ thống máy tính vẫn phụ thuộc vào bạn. Thậm chí là, FSB được lựa chọn bởi cấu hình có sẵn có thể đặt bộ xử lý vượt quá khả năng của bạn mà không có thêm chút điện áp nào, thế nên có khi lại cháy nổ. Dù sao thì EPP 2.0 và XMP đã đi đúng hướng trên con đường “ép xung” dành cho người dùng phổ thông. . Tìm hiểu về "ép xung" và công nghệ XMP, EPP 2. 0 Bài viết dưới đây cung cấp một vài thông tin cơ bản về công nghệ Ép xung cho mọi người. Đôi lời về "ép xung. nên tiến hành ép xung? EPP 2. 0 và XMP – “ép xung” bộ nhớ dễ dàng Đây là lúc bạn nên tìm hiểu về Enhanced Performance Profiles (EPP) 2. 0, tạm dịch là công nghệ tăng tốc hiệu năng do Nvidia. chế độ EPP 2. 0 và bộ nhớ sẽ được tự thiết lập cho bạn. “Ép xung” bộ nhớ đơn giản chỉ với 1 cú click chuột. Công nghệ mang tên 2. 0 , điều đó thể hiện rằng đây không phải là công nghệ mới

Ngày đăng: 02/08/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w