HIỆN TƯỢNG CHẬM LỘT VỎ TRÊN TÔM NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Các lòai giáp xác nói chung,tôm nói riêng,trong chu kỳ sống, để tăng trưởng, gia tăng trọng lượng và kích thước cần trải qua qúa trình lột xác nhiều lần. Qúa trình này,là sự thay đổi, bỏ lớp vỏ cũ thay bằng lớp vỏ mới.Tùy theo kích thước, trọng lượng, tuổi và một số điều kiện về môi trường mà tôm lột xác ít hay nhiều lần trong tháng,thông thường là 2 lần trong tháng.Tuy nhiên,trong các mô hình nuôi tôm, đôi khi sảy ra hiện tượng tôm chậm hoặc không lột vỏ, hoặc lột vỏ không trọn vẹn(còn dính vỏ).Những hiện tượng này gây ảnh hưởng xấu đến hiệu qủa chung của mô hình như: kích cỡ tôm thu họach thường nhỏ, tôm phân thành nhiều cỡ lọai,tỉ lệ tôm còi chiếm khá cao trong tổng đàn, năng suất và sản lượng thấp.Vỏ tôm sần sùi, thô, đen nên thường bị người mua, thương lái đánh rớt lọai, ép giá. Như vậy nguyên nhân nào tác động trực tiếp đến hiện tượng chậm lột vỏ trên tôm ? Trước tiên là yếu tố môi trường,trong đó nhiệt độ là thông số đầu tiên.Nhiệt độ biến thiên liên tục, tác động đến chu kỳ quang trong ngày, làm tôm phải liên tục điều tiết. Nhiệt độ biến thiên tác động trực tiếp làm hạn chế sự hòa tan của Oxy từ ngòai không khí vào môi trường nước.Nhiệt độ tác động, làm tảo quang hợp mạnh, rút ngắn chu kỳ tồn tại hoặc màu nước kém, tảo không quang hợp, ao nghèo oxy. Thông số thứ hai là oxy trong ao, oxy có được do sự quang hợp của tảo, do sự hấp thu trực tiếp từ ngòai không khí vào môi trường nước.Việc gây màu nước và duy trì màu nước không thực hiện tốt sẽ làm tôm nuôi chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Oxy trong ao được tiêu thụ do các phản ứng hữu cơ xử dụng để thực hiện phương trình phân hủy.Oxy còn được tiêu thụ do tôm nuôi, cá tôm tạp trong ao,do ban đêm tảo sử dụng oxy để phục vụ cho qúa trình hô hấp.Ao thiếu oxy, làm tôm khó khăn trong việc lột vỏ. Thông số thứ ba là độ phèn(pH).Đối với tôm độ pH thích hợp nhất trong khỏang 7-8. Độ pH trong ao thấp là do hệ thống đệm Bicacbonac họat động không tốt,do mưa làm rửa trôi phèn từ bờ xuống ao,do tảo trong ao chậm phát triển nên không cải thiện được độ phèn. Tôm trong ao luôn ở trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng rất lớn đến qúa trình lột xác. Đối với một số lòai tôm biển, độ mặn cũng là thông số có ảnh hưởng đến qúa trình lột xác. Khi độ mặn tăng cao trên 25%0, vỏ tôm thường rất cứng và dày, kéo dài thời gian lột xác của tôm. Đặc biệt vào mùa nắng,chu kỳ lột xác của tôm thường cách nhau rất xa. Ngòai môi trường,yếu tố thứ hai là thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến qúa trình lột xác của tôm. Thức ăn dư thừa cùng với phân, xác tôm thâm nhập vào môi trường nước. Ngòai việc lấy oxy để thực hiện phản ứng phân hủy,gây thiếu oxy trong ao. Khi thức ăn dư thừa cùng với phân xác tôm phân hủy, sinh ra rất nhiều khí độc như: NH3(Amoniac)H2S(Sulfuahydro), NO2(Nitric) gây ảnh hưởng đến qúa trình lột xác.Chất lượng thức ăn, lượng ăn hàng ngày, phương pháp cho ăn,tác động trực tiếp đến qúa trình lột vỏ của tôm.Cho ăn thiếu chất, không chủ động bổ xung một số khóang chất cần thiết như Canxi, Phospho, men kích thích…nên tôm không thể tái tạo lớp vỏ mới. Như vậy,từ những nguyên nhân trên, cần chủ động điều tiết các thông số môi trường bằng cách thực hiện công đọan ngay từ đầu vụ nuôi như cải tạo, xử lí ao, gây màu nước…cho tốt. Nuôi tôm đúng thời vụ khuyến cáo.Duy trì và ổn định mật độ tảo,02 bằng các lọai thuốc-hóa chất như formol liều lượng 15-20 ml/mét khối hoặc thay nước 30-50% định kỳ 2-3 tuần /lần.Duy trì độ pH bằng cách bón vôi nông nghiệp(CaCO3), hoặc vôi đen (CaMg[CO3)]2 liều lượng 1- 2kg/100mét vuông, hoặc bón phân vô cơ DAP lượng 300g/100mét vuông. Dùng chế phẩm sinh học, tham gia trong việc cải thiện nền đáy, giảm bớt nồng độ các chất độc hại.Hiện nay có rất nhiều chế phẩm được bày bán trên thị trường, tuy nhiên sử dụng chế phẩm sinh học mà thành phần là những lòai vi khuẩn sống hữu ích được xem là giải pháp tối ưu: như BRF2-aquakit, EM, Economic…được xem là hiệu qủa khi sử dụng.Giải pháp dùng nước ngọt, chủ động bổ xung vào ao nuôi trong mùa nắng, làm giảm độ mặn giúp các lòai tôm biển dễ dàng lột vỏ.Riêng về thức ăn cho tôm nuôi, chú ý đến liều lượng ăn hàng ngày, bình quân lượng ăn hàng ngày cho tôm nuôi chiếm từ 7-10% so với trọng lượng thân tôm,tùy theo kích thước và trọng lượng, tùy theo lọai thức ăn của từng nhà máy sản xuất mà có những thay đổi về lượng ăn hàng ngày cho phù hợp. Thành phần trong thức ăn cần có lượng đạm >25%(với tôm càng xanh) và >30%(với tôm sú). Định kỳ chủ động dùng các biện pháp sốc nước,sốc nhiệt,sốc hóa chất để kích thích tôm lột vỏ đồng lọat. Nếu dùng biện pháp sốc nước, sốc nhiệt nên chọn những ngày trời nắng,sả bỏ 40-60% lớp nước ở đáy ao nuôi,phơi nắng 4-5 tiếng đồng hồ.Sau đó dẫn nước từ ao lắng qua cấp đủ lại lượng nước đã thay,dùng vôi nông nghiệp bón lượng 1-2kg/100mét vuông ao.Nếu dùng phương pháp sốc hóa chất, có thế chọn các lọai thuốc diệt cá như dây thuốc cá, Rotenone, Saponine định kỳ rải xuống ao với liều lượng 3-5g/mét khối nước ao nuôi. Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ giải quyết được vấn đề tôm chậm lột vỏ, kích thích tôm lột vỏ thường xuyên, dễ dàng hơn. Lý Vĩnh Phước . HIỆN TƯỢNG CHẬM LỘT VỎ TRÊN TÔM NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Các lòai giáp xác nói chung ,tôm nói riêng,trong chu kỳ sống, để tăng trưởng, gia tăng trọng lượng và kích thước. nuôi tôm, đôi khi sảy ra hiện tượng tôm chậm hoặc không lột vỏ, hoặc lột vỏ không trọn vẹn(còn dính vỏ) .Những hiện tượng này gây ảnh hưởng xấu đến hiệu qủa chung của mô hình như: kích cỡ tôm. hưởng đến qúa trình lột xác. Khi độ mặn tăng cao trên 25%0, vỏ tôm thường rất cứng và dày, kéo dài thời gian lột xác của tôm. Đặc biệt vào mùa nắng,chu kỳ lột xác của tôm thường cách nhau