YỀU CẦU CƠ BẢN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO potx

5 226 0
YỀU CẦU CƠ BẢN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ YỀU CẦU CƠ BẢN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO Tổ chức thương mại thế giới (tên tiếng Anh the world Trade Organization –WTO), được thành lập ngày 1/1/1995 mà tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). Tổ chức GATT chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau đàm phán về vấn đề thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, tạo điều kiện cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo ra nhiều việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Sự cần thiết gia nhập WTO Hiện nay, tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá là một xu thế, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Muốn chống lại nghèo đói, cần phát triển giao lưu, thương mại, buôn bán giữa các nước, cùng hội nhập cùng hợp tác để phát triển. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng kể từ năm 1986 đến nay. Với chủ trương tiếp tục đổi mới nền kinh tế, đa phương hoá, từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế ở khu vực và thế giới, nước ta đã thu được những kết quả rất quan trọng về ổn định và phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế và đối ngoại được mở rộng uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Nhờ có hội nhập kinh tế quốc tế mà kinh tế Việt Nam tăng trưởng không ngừng. Chỉ tính trong 5 năm qua (2001-2005) GDP của Việt Nam tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 có mức tăng trưởng rất khá: 8,5%. Tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 20,7%, tỷ trọng ngành Công nghiệp tăng lên, chiếm 41% trong tổng GDP. Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 37,5% so với GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17%/năm. Nếu năm 1986 khi mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam mới đạt 3 tỷ USD thì đến năm 2003, đã đạt mức 44,5 tỷ USD, gấp gần 15 lần. Việc gia nhập WTO là bước đi quan trọng của Việt Nam tiếp theo trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; (sau khi tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), và diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM). - Gia nhập WTO sẽ làm cho vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế, điều này được thể hiện trong chính sách của các nước thành viên của WTO, ngoài ra, còn được hưởng những lợi ích mà các thành viên khác trong WTO dành cho nhau. Một số yêu cầu cơ bản đối với doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Việt Nam, sau nhiều đàm phán song phương và đa phương với các nước đã gia nhập WTO, đến nay chúng ta cũng đã đạt được những kết quả nhất định, để chuẩn bị tham gia tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết: Đào tạo nguồn nhân lực Chúng ta cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách để phát triển thị trường lao động, đặc biệt là nâng cao chất lượng lao động, cần đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề, tạo ra các việc làm và chú ý khâu tuyển chọn lao động. Cần xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia về WTO, cần có một chương trình, một quy hoạch chiến lược nhằm xây dựng và nâng cấp các trường đào tạo nhân lực có chất lượng cao. - Theo những báo cáo đánh giá về lao động, việc làm, hiện nay chúng ta có khoảng 8 triệu lao động đang thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp, mà hàng năm, mới chỉ giải quyết được chừng 1,5 triệu việc làm, thị trường lao động của chúng ta rất dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn bị hạn chế nhiều, văn hoá lao động chưa cao, để hội nhập kinh tế cũng như khi gia nhập WTO, đòi hỏi chúng ta cần phải có đội ngũ lao động từ cán bộ quản lý đến công nhân có trình độ, năng lực thực sự, có phẩm chất cao trong việc làm; Phẩm chất cao được thể hiện là người lao động cần phải có tri thức, sống có văn hoá, hiểu biết pháp luật và lối sống. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín. Thương hiệu là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp-xây dựng được một thương hiệu và hàng chất lượng cao sẽ đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn; chúng ta hiện cũng đã có nhiều sản phẩm có thương hiệu tốt, có uy tín, cứ nghe tên thương hiệu là người tiêu dùng trong và ngoài nước yên tâm, như “Bia Hà Nội”, “Bia Hailida”, thuốc đánh răng PS, bưởi Năm Roi, Sữa Vinamilk, Giầy Bitis, Bánh đậu xanh Rồng Vàng, nhãn lồng Hưng Yên thế nhưng còn khá nhiều sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, nhiều doanh nghiệp khi hội nhập và chuẩn bị gia nhập WTO vẫn chưa nhận thức được vấn đề uy tín, thương hiệu, đặc biệt khi buôn bán với nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn kinh doanh theo kiểu “Chộp giật” chỉ mong lừa người ta hòng thu lợi bất chính và chỉ được một lần, lần sau người tiêu dùng sợ không dám hợp đồng mua sản phẩm. Có rất nhiều sản phẩm khi xuất ra nước ngoài bị pha trộn như cà phê, hạt điều, gạo bị trộn và thậm chí còn để ẩm mốc ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp. Cần phải đổi mới doanh nghiệp Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp là vấn đề cần thiết trong quá trình hội nhập và chuẩn bị gia nhập WTO - các doanh nghiệp cần đổi mới chính mình, không được trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý như ban hành các văn bản luật, xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho doanh nghiệp; Phù hợp với yêu cầu hội nhập, doanh nghiệp cần có sự nhận thức tư tưởng và kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù DNNN đã có nhiều cố gắng như tạo ra doanh thu lớn, tỷ suất lợi nhuận tăng, đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong GDP, nhưng vẫn còn tình trạng nợ dây dưa kéo dài, nợ xấu, hoặc ăn vào vốn, để mất vốn. Thành tựu nổi bật của DNNN năm 2005 là đã tạo ra doanh thu 68.000 tỷ VNĐ, đóng góp 40% GDP, 83% DNNN kinh doanh có lãi, 7% hoà vốn còn lại là thua lỗ, mất vốn. - Việc sắp xếp DNNN theo hướng đa sở hữu. Trong 5 năm (2001-2005) đã sắp xếp được 3.590 doanh nghiệp trên tổng số 5.655 DNNN còn lại, trong đó cổ phần hoá 2.347 doanh nghiệp, song tiến độ sắp xếp vẫn còn chậm, một số doanh nghiệp vẫn thua lỗ và mất vốn. Năm 2006 vẫn tiếp tục sắp xếp, đổi mới 900 DNNN, chủ yếu là Công ty cổ phần, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, tạo điều kiện để doanh nghiệp làm tốt vai trò nòng cốt trong nền kinh tế, tiếp tục nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. - Cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng sau đây: + Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn sang hình thức Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty TNHH nhiều thành viên là nhà nước để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thống nhất (Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2006). + Cần tiến hành đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Đổi mới chính sách tài chính doanh nghiệp, xây dựng chính sách tài chính doanh nghiệp bình đẳng, ổn định, khuyến khích phát triển lực lượng sản xuất xã hội. + Bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xoá bỏ triệt để các hình thức bao cấp; phát triển các sản phẩm dịch vụ công ích . mà các thành viên khác trong WTO dành cho nhau. Một số yêu cầu cơ bản đối với doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Việt Nam, sau nhiều đàm phán song phương và đa phương với các nước đã gia. MỘT SỐ YỀU CẦU CƠ BẢN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO Tổ chức thương mại thế giới (tên tiếng Anh the world Trade Organization WTO) , được thành lập ngày. pháp lý như ban hành các văn bản luật, xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho doanh nghiệp; Phù hợp với yêu cầu hội nhập, doanh nghiệp cần có sự nhận

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan