Tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản với các Sở, Ban, Ngành tại Hà Nội - 6 doc

10 371 0
Tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản với các Sở, Ban, Ngành tại Hà Nội - 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

3.2. Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. 3.2.1. Nâng cao chất lượng ở từng khâu của nội dung quản lý và trên cả quá trình quản lý 3.2.1.1. Khâu lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư Chất lượng khâu lập kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD bởi vì đây là khâu đầu tiên của toàn bộ quá trình. Tuy nhiên, công tác lập và phân bổ kế hoạch hiện nay chưa tốt, còn tồn tại hai hạn chế là không đúng thời hạn và chưa đầy đủ, chính xác. Để khắc phục những hạn chế này, cần thực hiện một số giải pháp sau: Cơ quan tài chính lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo các giai đoạn của trình tự đầu tư. Có 3 loại kế hoạch: Kế hoạch vốn cho chuẩn bị đầu tư, kế hoạch vốn cho chuẩn bị thực hiện và kế hoạch vốn cho thực hiện đầu tư. Với mỗi loại kế hoạch này có các yêu cầu biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả quản lý. Ngay từ đầu khi đơn vị lập dự toán chi ngân sách của mình, cơ quan tài chính cần xem xét ngay danh mục xin kinh phí cho việc lập dự án. - Đánh giá sơ bộ sự cần thiết của dự án đề xuất dựa trên những thông tin đã nắm được về tình hình thực tế và những nhu cầu phát triển của đơn vị, của ngành. Loại bỏ ngay những dự án không cần thiết hoặc chưa cần thiết, những dự án không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị hoặc với yêu cầu phát triển ngành. - Đánh giá mức hợp lý của vốn chuẩn bị đầu tư của mỗi dự án nhất định để điều chỉnh. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Như vậy, không những tiết kiệm được khoản chi lập dự án đầu tư mà còn hạn chế được sự lãng phí nếu như dự án được lập nhưng không được quyết định đầu tư. Khi dự án đã có quyết định đầu tư, cơ quan tài chính cần bố trí vốn cho việc lập tổng dự toán, thiết kế kỹ thuật để chuẩn bị thực hiện đầu tư. Vì dự án đã có quyết định đầu tư, công việc chuẩn bị thực hiện đầu tư càng mau chóng tiến hành thì công trình càng mau chóng được khởi công theo đúng tiến độ. Đối với các dự án đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cơ quan tài chính sẽ lập và thông báo kế hoạch vốn thực hiện đầu tư dự án. Kế hoạch năm và kế hoạch quý cần giao sát với nhu cầu vốn theo tiến độ công trình, cần đánh giá khả năng giải ngân của công trình, qua đó bố trí vốn kịp thời, hợp lý tránh được ứ đọng nguồn. ở đây có hai ý cần thực hiện. Một mặt phải bố trí đủ vốn cho công trình để thi công theo đúng tiến độ, không để xảy ra tình trạng tạm ngừng thi công do chưa có vốn hoặc tình trạng đơn vị phải xin bổ sung vốn nhiều lần. Mặt khác, kế hoạch vốn cần được bố trí đủ, không qua thừa so với khả năng thực hiện của đơn vị, tránh việc bố trí nhiều vốn mà thực hiện được ít, phải chuyển sang quý sau hoặc phải thu hồi lại khi hết hạn. Bố trí vốn hợp lý không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đối với mỗi công trình mà nó còn làm tăng khả năng cân đối vốn giữa các công trình và do đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD nói chung. Để làm được điều này cần căn cứ vào: - Tổng dự toán và nhu cầu vốn theo tiêu tiến độ đã được duyệt - Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư của đơn vị và của KBNN. - Tổng hợp dự toán và tình hình thực hiện dự toán của tất cả các dự án Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Những yếu tố này đòi hỏi một hệ thống thông tin báo cáo đầy đủ, chính xác kịp thời giữa cơ quan quản lý với đơn vị sử dụng vốn và giữa các cơ quan quản lý với nhau. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình của cán bộ quản lý. Trong việc lập và phân bổ kế hoạch ngân sách đối với cả 3 loại kế hoạch nêu trên đều phải lưu ý những điểm sau. - Bố trí danh mục vốn, kế hoạch vốn có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các dự án thuộc các ngành y tế, giáo dục vì xét về ý nghĩa xã hội, số lượng của các công trình cần thực hiện và tính cấp thiết của cá công trình, hai ngành này đều đứng đầu. Bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải vốn, sửa chữa chắp vá chính là nhằm yếu tố hiệu quả tiết kiệm trong mục tiêu quản lý vốn, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu phát triển của mỗi ngành. - Giao mức vốn hợp lý tức là trong đó các khoản mục chi và mức vốn phù hợp cho mỗi khoản mục chi cần được giao càng chính xác và đầy đủ càng tốt. Điều này mới nghe có vẻ mâu thuẫn với xu hướng tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị nhưng thực sự không phải như vậy. Việc đưa ra mức vốn hợp lý phải căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ vào dự toán của đơn vị và có sự trao đổi, điều chỉnh nếu có bất đồng. Đó là quyền tự chủ của đơn vị. Ngược lại, cơ quan tài chính giao chính xác và đầy đủ các khoản mục chi là nhằm đưa ra một công cụ giám sát, bắt các đơn vị phải tự giác chi vốn theo đúng mục đích (đúng nội dung của mỗi khoản mục), và đúng dự toán (đúng số vốn được giao của mỗi khoản mục). Đặc biệt, đối với những hoạt động đã được lập kế hoạch trước như việc thực hiện Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com các dự án đầu tư, xây dựng thì việc bố trí vốn cụ thể theo các mục chi lại càng tỏ ra thích hợp. Thông thường mọi người hay nghĩ đến việc cơ quan tài chính cần tính giảm những khoản chi lớn quá mức cần thiết trong dự toán trình duyệt của đơn vị. Tuy nhiên, xét khía cạnh khác, cơ quan tài chính cần có vốn cho đơn vị tính đầy đủ, tính đúng giá các khoản chi cần thiết để giao dự toán cho chính xác, hạn chế việc phải bổ sung dự toán sau này, tránh tình trạng bị động về vốn đối với các chủ đầu tư lẫn cơ quan quản lý cấp phát. 3.2.1.2. Khâu thanh toán vốn. Thanh toán vốn chính là một khâu quan trọng để kiểm soát việc thực hiện chi vốn ngân sách. Chất lượng của khâu thanh toán vốn phụ thuộc vào: - Chất lượng khâu lập dự toán ban đầu - Tình hình thực hiện thi công và hoàn thành khối lượng công trình theo tiến độ của đơn vị. - Chất lượng hệ thống thanh toán vốn của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Hạn chế lớn nhất của khâu thanh toán vốn hiện nay là việc giải ngân chậm, chi ngân sách bị dồn vào cuối năm. Để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình của các đơn vị, Sở Tài chính – Vật giá cần phối hợp với đơn vị chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền đôn đốc các đơn vị tiến hành thực hiện vốn đã được bố trí theo kế hoạch, khắc phục tình trạng kế hoạch, khắc phục tình trạng kế hoạch vốn đã giao mà không được chi hoặc tỷ lệ thực hiện kế hoạch quá thấp, hoặc việc dồn các khoản chi vào cuối năm, ảnh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hưởng đến tiến độ công trình và gây khó khăn cho công tác quyết toán của cơ quan tài chính. Về phần mình, cơ quan quản lý thanh toán (kho bạc) cần kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý cấp phát (Sở Tài chính), thực hiện nhanh chóng việc chuyển vốn, thanh toán vốn cho các đơn vị có đầy đủ hồ sơ thanh toán, hướng dẫn cho các đơn vị còn thiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân các công trình. Đồng thời, hai cơ quan này cần tăng cường chế độ thông tin báo cáo lẫn nhau để kiểm soát các khoản chi, giám sát tiến độ và khối lượng thanh toán vốn, từ đó kịp thời đốc thúc và phát hiện các sai sót. Hiện nay, theo quy định mới của Luật Ngân sách 2002, Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Quyết định số 192/2001/QĐ - TTg ngày 17/12/2001 về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, hạn mức kinh phí hoặc số kinh phí khoán của các cơ quan đơn vị nếu chi không hết (do tiết kiệm hoặc tăng thu) và kinh phí chi hoạt động thường xuyên, khoản thu sự nghiệp (đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Chi đâu tư XDCB cơ bản không áp dụng quy định này. Đối với chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD, quy định tương tự có thể có tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý điểm khác biệt. Hai quy định nêu trên là nhằm khuyến khích các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp tiết kiệm chi quản lý hành chính và tăng thu, vì vậy còn có quy định cho phép các cơ quan đơn vị này sử dụng một phần kinh phí dôi ra để tăng lương và đầu tư tăng cường cơ sở vật chất. Đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD, chỉ được dùng vào mục đích duy nhất là chi cho công trình, dự án đang thực hiện và việc cho phép chuyển hạn mức thừa sang năm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sau chỉ là giải pháp tình thế cho các đơn vị do điều kiện khách quan không thực hiện tốt kế hoạch vốn đã giao. Vì vậy để tránh tình trạng bị lạm dụng cần phải kèm theo những quy định chặt chẽ hơn. Ví dụ có giải trình về nguyên nhân không thực hiện đúng kế hoạch, vốn chuyển sang năm sau phải được thực hiện xong trong một thời gian nhất định. 3.2.1.3. Khâu quyết toán. Quyết toán là khâu kiểm tra cuối cùng đối với việc sử dụng vốn ngân sách. Nó là điểm chốt, phát hiện những sai sót mà các khâu quản lý khác đã bỏ qua. Vì vậy, yêu cầu đối với công tác quyết toán là phải chặt chẽ, chính xác, đúng chế độ, đúng pháp luật. Hạn chế lớn nhất trong khâu quyết toán hiện nay là việc các công trình chậm quyết toán và số quyết toán duyệt còn chênh lệch nhiều so với quyết toán đơn vị. Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện các biện pháp sau: Các công trình đã thi công xong cần nhanh chóng lập báo cáo quyết toán. Cơ quan tài chính cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn về các trình tự, thủ tục, hồ sơ quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ quan, đơn vị. Trong văn bản hướng dẫn nên có mục lưu ý các sai sót mà đơn vị hay mắc trong quá trình quyết toán như các hồ sơ thủ tục bị thiếu, quyết toán nhầm mục lục ngân sách, cách tính và điều chỉnh giá trị công trình theo đơn giá thành phố quy định, thời hạn nộp báo cáo quyết toán. Như vậy sẽ hạn chế được các sai sót của đơn vị, đẩy nhanh tốc độ quyết toán. Các đơn vị cần tự giác thực hiện nghiêm túc việc quyết toán thực hiện vón đầu tư năm, quyết toán hạng mục công trình hoàn thành và quyết toán công trình hoàn thành. Nếu việc quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm, quyết toán hạng mục công Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trình hoàn thành được thực hiện tốt thì việc quyết toán công trình hoàn thành sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn. Cơ quan tài chính cần thực hiện tốt các công việc. - Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và cơ quan quản lý của chủ đầu tư kiểm tra, theo dõi tiến độ thanh quyết toán vốn theo kế hoạch, đôn đốc những đơn vị chậm trễ. - Tiến hành giải quyết thanh toán nhanh cho các đơn vị đã đủ thủ tục, hướng dẫn bổ sung thủ tục cho các đơn vị còn thiếu. - Thẩm tra giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị quyết toán so với giá trúng thầu, dự toán được duyệt, các đơn giá, tiêu chuẩn, định mức quy định, giá trị khối lượng tăng giảm và nguyên nhân. - Thẩm tra các khoản chi phí khác bằng cách so sánh số vốn đề nghị quyết toán của từng loại chi phí đã thực hiện so với dự toán được duyệt và chính sách chế độ quy định về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng. Công tác kiểm tra, thẩm tra nếu thực hiện tốt sẽ đạt được các mục đích: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư - Phát hiẹn các sai phạm - Có được bản quyết toán công trình chính xác, tránh được việc sử dụng lãng phí, thất thoát ngân sách. - Đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn, quản lý dự án. Điều kiện quan trọng để thực hiện tốt khâu quyết toán là phải có hệ thống kế toán, kiểm toán mạnh và trong sạch. Điều này phụ thuộc vào các quy định hiện hành của Nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực. 3.2.1.4. Trên toàn bộ quá trình quản lý Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong quá trình quản lý, công tác hướng dẫn của cơ quan quản lý là rất quan trọng vì không phải đơn vị nào cũng nắm được hết các văn bản quản lý của Nhà nước đồng thời vận dụng được chúng vào thực tế phong phú sinh động. Công tác hướng dẫn thực hiện tốt sẽ giảm được những sai sót không đáng có, giảm được lãng phí và công sức do việc phải làm lại các báo cáo, đẩy nhanh tiến độ và tăng cường hiệu quả công việc. Trên toàn bộ quá trình quản lý cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thuộc hệ thống quản lý và việc thông tin, báo cáo giữa cơ quan quản lý với đơn vị sử dụng vốn và giữa đơn vị quản lý với nhau. Hai biện pháp khả thi hiện nay là: - Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giả, thống nhất về quy trình biểu mẫu. - ứng dụng công nghệ thông tin Hiện nay, cả hai vấn đề nêu trên đều đagn ở dạng đề án của Nhà nước và từng bước thực hiện ở một số cơ quan đơn vị. Mục tiêu và yêu cầu của cải cách một bước thủ tục hành chính là phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải quyết công việc của dân và tổ chức. Cụ thể là: phải phát hiện và xoá bỏ những thủ tục thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp, đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với công dân; tổ chức xây dựng và thực hệin các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng thống nhất, đúng pháp luật và công khai; vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ nạn quan liêu cửa quyền, sách Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhiễu và tham nhũng trong công chức Nhà nước, đồng thời đảm bảo được trách nhiệm quản lý Nhà nước giữ vững kỷ cương pháp luật. Để đạt được mục tiêu kể trên từ khi có chủ trương cải cách thủ tục hành chính đến nay, trong hệ thống hành chính Nhà nước đã và đang tiến hành các công việc: - Tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm thiểu phiền hà tạo thuận lợi. ít tốn kém cho nhân dân và các tổ chức. - Lập lại trật tự trong việc ban hành các thủ tục hành chính, chỉ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định mới được ban hành thủ tụ, các cơ quan, tổ chức, các nhân thực hệin thủ tục không được tuỳ tiện đặt thêm các thủ tục. - Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đang có nhiều vướng mắc, nhiều hiện tượng tiêu cực như: cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng, phân bổ và cấp phát vốn đầu tư của Nhà nước, các lệ phí đi liền với thủ tục… Để công cuộc cải cách hành chính đạt hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể là: - Đổi mới dồng bộ cơ chế ban hành thủ tục hành chính, đảm bảo tính pháp lý thống nhất, năng động hợp lý, khoa học của hệ thống thủ tục hành chính. Bỏ những thủ tục rườm rà, dễ lợi dụng. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực có sự kiểm soát của Nhà nước, theo hướng giảm sự kiểm soát phi hiệu quả và không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được vai trò quản lý của Nhà nước . - Công khai hoá và quy định cụ thể các trình tự, thủ tục giải quyết công ciệc, tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức liên hệ công tác nắm đượcvà chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu theo đúng trình tự thủ tục ấy. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Xây dựng cơ chế có hiệu quả để kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc, xử lý cán bộ vi phạm, khen thưởng người có thành tích. Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD gặp khó khăn sau: Mâu thuẫn giữa yêu cầu chặt chẽ, đầyđủ, chính xác của các thủ tục. Khối lượng văn bản quản lý, hồ sơ thủ tục hiện nay rất nhiều, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.Vì vậy, việc rà soát lại và chỉnh sửa, thay đổi các văn bản này là một công việc hết sức khó khăn, cần nhiều thời gian, tiền bạc, sức lực và phải tiến hành một cách thận trọng và đồng bộ, tránh việc sửa đổi nhiều lần các văn bản gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị. * Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình quốc gia về công nghệ thông tin là xây dựng và triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực tinhọc hoá quản lý Nhà nước. Chúng ta đã bước đầu xây dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc ứng dụng tin học trong quản lý Nhà nước và các hoạt động chuyên ngành. Trên cơ sở đó đã tổ chức triển khai từng bước xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội. Một số dự án thông tin đã và đang thực hiện là: - Dự án tin học hoá hệ thống thông tin Văn phòng Chính phủ. - Các dự án tin học hoá quản lý Nhà nước tại các địa phương và các bộ, ngành. - Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê kinh tế- xã hội, Tài chính –ngân sách, tài nguyên đất, Công chức viên chức và các đối tượng hưỏng chính sách, Dân cư, Luật và các văn bản pháp quy. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. 3.2.1. Nâng cao chất lượng ở từng khâu của nội dung quản lý và trên cả quá trình quản. thu sự nghiệp (đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Chi đâu tư XDCB cơ bản không áp dụng quy định này. Đối với chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD, quy định tư ng tự có thể có tác dụng. Tuy. quản lý 3.2.1.1. Khâu lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư Chất lượng khâu lập kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD bởi vì đây là khâu đầu

Ngày đăng: 21/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan