Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sau gia nhập WTO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN Môn: Quản trị kinh doanh Đề tài: Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO Họ tên : Vũ Việt Hà Mã sinh viên: 11131102 Lớp : Quản trị kinh doanh 14 Hà Nội – 2014 MỤC LỤC A, Lời nói đầu ……………………………………………….1 B, Nội dung ………………………………………………….2 I, Tổng quan về môi trường kinh doanh ………………………… 2 1, Khái niệm …………………………………………………………… 2 2, Phân loại MTKD ………………………………………………………. 3 3, Nghiên cứu môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp …………… 4 a, Khái quát ……………………………………………………… 4 b, Vai trò của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh …………… 4 II, Môi trường kinh doanh của các DN Việt Nam hiện nay ………. 5 1, Phân tích MTKD của các DN VN sau gia nhập WTO ………………. 5 2, Tác động của MTKD lên các DN Việt Nam …………………………. 7 a, Cơ hội của các doanh nghiệp ………………………………………. 7 b, Thách thức với các doanh nghiệp ………………………………… 10 3, Môi trường kinh doanh của DN Việt Nam …………………………… 12 III, Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam ………………… 14 C, LỜI KẾT ………………………………………………… 16 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đã bước vào tiến trình hội nhập, nền kinh tế với những bước phát triển và thay đổi không ngừng làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường kinh doanh trong nước. Môi trường kinh doanh là một khái niệm rất nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể gây sự tác động mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ta phải đối mặt với sự thay đổi rất lớn của môi trường kinh doanh, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, đòi hỏi các nhà quản trị phải có nắm bắt kịp thời và có những chiến lược cụ thể để thích ứng với môi trường hội nhập. Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hoá thương mại đòi hỏi các nước phải xoa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở của tự do trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đố phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó chúng ta phải làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam cả về chất lượng và giá cả. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức để đạt được lợi ích kinh tế lớn nhất. Đó là vấn đề nan giải không chỉ đối với cá nhân doanh nghiệp mà còn cần đến sự quan tâm của các cấp chính quyền. NỘI DUNG I, Tổng quan về môi trường kinh doanh: 1. Khái niệm: * Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: là tổng thể các yếu tố, nhân tố bên trong và bên ngoài, vận động, tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. * Đặc trưng: + Hết sức phức tạp, nhiều nhân tố yếu tố. + Luôn biến động ( Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và quá trình toàn cầu hoá không ngừng của các quốc gia) * Sự cần thiết phải nhận thức đúng về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: + Doanh nghiệp là một hệ thống mở. Trong quá trình hoạt động và phát triển, doanh nghiệp không ngừng tương tác với môi trường; các yéu tố của môi trường vừa tác động qua lại lẫn nhau, vừa gây ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, hung thịnh hay diệt vong của doanh nghiệp. + Bên cạnh đó, nghiên cứu môi trường còn tạo cơ sở giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, thích ứng mới môi trường. => Nhà quản trị cần nghiên cứu và nhận biết đúng đắn môi trường kinh doanh để góp phần làm thay đổi môi trường theo hướng ngày càng tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho môi trường kinh doanh, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định để hiện thực hoá hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. 2. Phân loại môi trường kinh doanh: Có thể phân loại môi trường kinh doanh theo nhiều tiêu chí, nhiều yếu tố; theo đó có 4 cách phân chia cơ bản sau: * Phân chia theo phạm vi: - Môi trường quốc tế - Môi trường kinh tế quốc dân - Môi trường cạnh tranh ngành ( tác nghiệp ) - Môi trường nội bộ * Phân chia theo các yếu tố môi trường: - Môi trường chính trị, luật pháp - Môi trường kinh tế - Môi trường văn hoá, xã hội - Môi trường kĩ thuật công nghệ - Môi trường dân số và lao động - Môi trường điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên - Môi trường cơ sở hạ tầng - Môi trường sinh thái * Phân chia theo phạm vi của doanh nghiệp: - Môi trường bên trong - Môi trường bên ngoài 3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp: a, Khái quát: MTKD tồn tại khách quan đối với DN. Nó luôn biến động theo những xu hướng thuận nghịch khác nhau đối với những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay của ngành. Vì vậy nó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc nhận thức được mà còn phải biết nghiên cứu MTKD để tận dụng những cơ hội và hạn chế rủi ro do nó mang lại cho doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thực chất là tiến hành phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Hai công việc phân tích và dự báo luôn đi cùng và hỗ trợ lẫn nhau, phân tích để dự báo và dự báo tạo những cơ sở để phân tích tốt hơn. b, Vai trò của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh: + Một là giúp cho doanh nghiệp đối phó được với những tháy đổi bất thường trong kinh doanh. Trong xu thế hội nhập hiện nay, MTKD luôn biến động nhanh chóng, khó dự đoán gây ra những thay đổi khó lường. Sự thay đổi của MTKD có thể dẫn tới cơ hội hoặc thách thức cho DN. Nghiên cứu MTKD bên ngoài giúp DN tìm ra các cơ hội, nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu MTKD bên trong giúp tìm ra nhưng điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh, kết hợp cơ hội – nguy cơ, điểm manh – yếu sẽ giúp DN đưa ra được các phương án hoạt động đúng đắn. + Hai là giúp DN xây dựng các kế hoạch và phương hướng, chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Thông qua nghiên cứu MTKD, DN thấy rõ được mình đang hoạt động trong môi trường nào, chịu tác động của những yếu tố nào, tác động đó là bất lợi hay thuận lợi… Chẳng hạn các DN sản xuất hàng may mặc ở nước ta hiện nay cần phải nhận thức rõ MTKD của doanh nghiệp mình, ngành mình hiện nay là toàn cầu hoá. Nó đòi hỏi các DN cần đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Đặc biệt may mặc là một ngành hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường cũng như thị hiểu của người tiêu dung, Do vậy việc tiến hành nghiên cứu MTKD của ngành này càng cần phải liên tục và thường xuyên. II. Môi trường kinh doanh của các DN Việt Nam hiện nay: Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã đem lại cho chúng ta những cơ hội và thách thức, đòi hỏi các DN Việt Nam phải nhạy bén trong việc tiếp cận và tận dụng cơ hội này. MTKD thay đổi theo chiều hướng mở cửa hội nhập đẩy mạnh tốc độ và khả năng cạnh tranh của DN trong nước với quốc tế. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường quốc tế, mở cửa khu vực dịch vụ của Việt Nam, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, việc mở cửa hội nhập cũng tạo nên sức ép cạnh tranh với môi trường hàng hoá trong nước. Sự thay đổi mạnh mẽ này của môi trường kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ tất cả các yếu tố của môi trường mới, đồng thời có chiến lược cụ thể cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1, Phân tích môi trường kinh doanh của các DN VN sau gia nhập WTO: Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu tình hình và phân tích các số liệu cụ thể đối với những tác động có thể nhận thấy trong việc Việt Nam gia nhập WTO đối với môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường quốc tế, cá được vị thế bình đẳng trong tranh chấp thương mại, mở cửa khu vực dịch vụ VN, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, thương mại bán lẻ, đem lại chế độ đối xử quốc gia cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, gỡ bỏ các yêu cầu xuất khẩu, hàm lượng trong nước, sự minh bạch và thông thoáng. Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 đã cải thiện việc gia nhập thị trường và quản trị công ty đối với khu vực tư nhân. Chính phủ cam kết sẵn sang đối thoại và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục cải cách. Các cơ quan Chính phủ đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí và điều hành. Cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các nhà quản trị phải nỗ lực hơn nữa trong điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, chuyển giao công nghệ và nguồn nhân lực. Môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được cải thiện về nhiều mặt: các công ty có vồn đầu tư nước ngoài được bình đẳng về pháp lí như các doanh nghiệp VN. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cơ hội này, điểm mạnh của nền kinh tế VN như múc tăng trưởng kinh tế cao, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội, lục lượng lao động trẻ có năng lực tiếp thu nhanh và lượng vốn đầu tư nước ngoài đưa vào đạt kỉ lục. Những dự án lớn với công nghệ phức tạp được trải đều trên khắp lãnh thổ nước ta. Khu vực tư nhân trong nước đón nhận sự phát triển tích cực này thông qua sự tăng cao vầ số lượng các doanh nghiệp mới, đầu tư và mở rộng kinh doanh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức nghiêm trọng mà các DN phải đối mặt. Cơ sở hạn tầng kém phát triển, thiếu hụt về năng lượng, thiếu lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn cao là những cản trở đối với cộng đồng doanh ghiệp nước ta. Việc thực hiện những cam kết WTO (như cấp phép các chi nhánh có 100% vốn nước ngoài đã quá hạn 01/04/2007) đã bị chậm hoặc việc tuân thủ hạn chế với WTO trong lĩnh vực phân phối thương mại. Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng lĩnh vực này trên thực tế vẫn cần có hiệu lực hơn. Vẫn còn nhiều quy định pháp lí rườm rà, chồng chéo nhất là trong lĩnh vực đất đai, giấy phép xây dựng và các quy định về môi trường. Một số quy định vè thuế thường xuyên thay đổi bất thường, một số quy định hạn chế trần đối với mức khấu trừ và những hiệu lực từ trước trong những thời kì trước khi ban hành quy định. Trong những năm qua xuất khẩu tăng bình quân 20-25%, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP ngày càng tăng từ 27% năm 1995 lên 67,6% năm 2007. GDP của Việt Nam tăng khoảng 7,8%/năm từ năm 2000, đứng thứ 2 trong các nước khu vực Đông Á. Trên cơ sở đó, việc gia nhập WTO dự kiến sẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế qua đó làm tăng hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế bền vững hơn nữa. Một mặt các cam kết mở cửa thị trường sẽ tác động lên mức giá nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế quan sẽ dẫn đến tăng mức cạnh trang trong nước, dấn tới việc tái cơ cấu một số ngành để đứng vững và phát triển. Mặt khác thị trường ổn định hơn khi ta gia nhập WTO cũng là điều kiện để cho các ngành phát triển theo hướng xuất khẩu có hiệu quả hơn so với phát triển theo định hướng thay thế nhập khẩu. Trong một nền kinh tế hiện đại, dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng. Năm 2006-2007, dịch vụ đóng góp 38,3% vào GDP. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa có nhiều thay đổi lớn về cấu trúc phát triển ngành dịch vụ. Dịch vụ giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỉ trọng lớn, dịch vụ giá trị gia tăng cao mang tính quyết định mới chiếm 7% trong GDP. WTO chính là một cơ hội để ta phát triển hơn nữa các ngành dịch vụ thông qua việc thu hút vốn, công nghệ và kĩ năng từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. 2, Tác động của MTKD lên các DN Việt Nam: a, Cơ hội của các doanh nghiệp: Việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng, là thành công lớn của nước ta, cho phép nền kinh tế tiếp cận với nhiều lợi ích, đối tác và là cơ hội để đây nhanh tốc độ tăng trưởng cũng như hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Trong đó tác động mạnh nhất, lớn nhất thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại như xuất – nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, các DN nước ta có được những cơ hội lớn sau: + Một là: Mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị đinh, không bị phân biệt đối xử khi tham gia thương mại hoá. Tính đến tháng 10 năm 2005, WTO chiếm trên 85% tổng thương mại hang hoá và khoảng 90% tổng thương mại toàn cầu. Nhờ tư cách thành viên của WTO, doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ vào 148 nước thành viên của WTO với mức thuế ưu đãi, thay vì chỉ có một số thị trường truyền thống (Nga, Đông âu) và 1 số thị trường mới khai thác (Mỹ, Nhật bản, EU). Trên đây là tăng số lượng thị trường; ngoài ra còn có tăng sản lượng xuất khảu ra nước ngoài. Ngoài ra còn tạo cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các ngành mà Việt Nam có ưu thế cạnh tranh (ví dụ như hàng nông sản, hàng dệt may. Doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cơ hội này từ hai phương diện: một là do những quy định của WTO; hai là do ưu thế cạnh tranh về giá cả, chi phí dem lai Việt Nam đã đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17.4% xuống còn 13.4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23.5% xuống còn 20.9%, thực hiện trong [...]... Khi các doanh nghiệp nước ngoài vào, các cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra, các doanh nghiệp sẽ dùng lương để thu hút người lao động giỏi Hiện nay, tuy Việt Nam có lao động đông, nhưng lao động chúng ta cũng có một số hạn chế: yếu ngoại ngữ, thiếu tác phong công nghiệp 3, Môi trường kinh doanh của DN Việt Nam: Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về triển vọng hoạt động của DN Việt Nam năm 2008, Việt Nam. .. các doanh nghiệp Việt Nam: Gia nhập WTO không còn là sự lựa chọn mà đã là quá trình được khởi động từ lâu và đang trong giai đoạn kết thúc Những phân tích ở trên cho thấy trong khi các lợi ích tiềm năng của gia nhập WTO là có điều kiện, Việt Nam vẫn phải chấp nhận những thách thức rất đáng kể khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức này Câu hỏi chiến lược đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam. .. chấp của WTO Khi đã là thành viên của WTO, các tranh chấp về thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam với các nước khác sẽ được giải quyết dựa trên những điều luật của tổ chức này Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông thoáng, ít tốn thời gian, trên cơ sở tự động và có tính ràng buộc Việt Nam có thể tranh thủ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các. .. khu vực nông nghiệp, gia nhập WTO có thể gặp khó khăn nhiều hơn do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm một chiều + Hai là: Hiện nay trong nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là DN vừa và nhỏ - đây là đặc trưng chung của các nước đang phát triển Điểm này là một bất lợi lớn trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO Do quy mô doanh nghiệp vừa... đẳng vào thị trương các nước thành viên : các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các quy định chỉ dành cho thành viên WTO, hang hoá Việt Nam được tiếp cận bình đẳng vào các thị trường của 148 thành viên WTO, không bị chèn ép, đối xử không bình đẳng khi Việt Nam chưa là thành viên Ví dụ: một nước khi đã là thành viên thì được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với hang nhập khẩu của nước khác trong... tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình bằng các biện pháp chủ yếu là cải tiến, đổi mới công nghệ bên cạnh việc kết hợp hài hoá, chọn lọc các biện pháp bổ sung thích hợp Hy vọng rằng trong tương lai không xa, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng sẽ chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài... hiện nay là làm thế nào để quá trình gia nhập WTO có lợi cho phát triển? Thứ nhất, các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu kĩ các luật lệ của WTO, tìm hiểu các cam kết được công bố, có kế hoạch sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, mở rộng quy mô cả về vốn lẫn nguồn lực Thứ hai: Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để tranh thủ cơ hội mới... quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại do cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương không cho phép các nước phát triển áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có lợi từ sự đảm bảo chắc chắn là các đối tác thương mại của họ buộc phải tuân thủ các quy tắc của WTO b, Thách thức với các doanh nghiệp: ... hiệu quả kinh doanh không cao chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa, kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, do đó với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao sẽ là đối thủ lớn, đe dọa nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại Việt Nam Bên... tiện kinh doanh Trong việc thúc đẩy tăng cường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều quan trọng là đảm bảo họ thực sự tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được chứ không chỉ dừng lại ở việc lập dự án Vấn đề đặt ra cho tăng điểm môi trường kinh doanh để vừa tăng việc thu hút vồn đầu tư nước ngoài, vừa tăng hiệu quả của việc hấp thụ vốn, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể III Giải pháp cho các