Thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy Trong điều trị tiêu chảy việc bù nước và điện giải là việc làm cần thực hiện đầu tiên. Thường bù nước bằng đường uống, cần thiết mới dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch nhưng phải được bác sĩ chỉ định và thực hiện với sự theo dõi của nhân viên y tế. Chỉ dùng kháng sinh khi bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm khuẩn và phải do thầy thuốc chỉ định. Cần chọn đúng loại kháng sinh với liều thích hợp. Các loại thuốc có tác dụng hấp phụ, thuốc giảm nhu động ruột cũng có thể dùng trong điều trị tiêu chảy nhưng nếu dùng sớm sẽ rất có hại vì chất độc và vi khuẩn bị giữ lại trong cơ thể, tăng thời gian tiếp xúc của cơ thể với tác nhân gây bệnh, làm bệnh nặng thêm. Chỉ nên dùng các loại thuốc này sau 24 giờ bù nước điện giải mà số lần tiêu chảy vẫn không giảm. Riêng các thuốc làm giảm nhu động ruột, không dùng cho những bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn hoặc viêm loét đường tiêu hóa, trẻ em dưới 2 tuổi. Các thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị tiêu chảy Tetraxyclin: Có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Nên uống thuốc một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn (sữa và thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc). Nên uống thuốc với nhiều nước (uống cốc to) để tránh kích ứng thực quản, uống thuốc ở tư thế đứng, không nên nằm ngay sau khi uống thuốc. Không dùng chung với penicillin, thuốc giảm đau opioid, vitamin nhóm B, các thuốc có ion kim loại như calci, magiê, mangan, nhôm, sắt Không dùng tetraxyclin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi (gây biến màu răng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương). Khi dùng thuốc dài ngày cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết. Cotrimoxazol: Hỗn hợp sulfamethoxazol và trimethoprim (tỷ lệ 5/1). Thuốc ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của chuyển hóa axit folic, có tác dụng diệt vi khuẩn. Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, trẻ em dưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thiếu máu hồng cầu do thiếu axit folic. Tác dụng không mong muốn: về đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, viêm lưỡi), về da: ngứa, ngoại ban, phản ứng thường nhẹ, nhưng có khi rất nặng có thể gây chết (hội chứng Lyell). Khi có rối loạn ngoài da, máu, cần ngừng dùng thuốc ngay. Neomycin: thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 250mg-500mg, hỗn dịch, thuốc tra mắt, mỡ tra mắt. Thuốc có độc tính cao nên phải dùng rất thận trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh ở gan, thận, thính lực giảm. Không dùng cho bệnh nhân tắc ruột, có tổn thương ở niêm mạc tiêu hóa, trẻ em dưới một tuổi, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, những người mẫn cảm với thuốc. Cần theo dõi chức năng thận và thính giác. Không uống quá 4 ngày. Ciprofloxacin: Kháng sinh nhóm quinolon có dạng uống (viên nén 100mg, 150mg, 200mg, 300mg, 400mg, 500mg, 750mg, viên nang 200mg), thuốc đạn (500mg), thuốc tiêm (200mg/100ml, 100mg/50ml, 100mg/10ml), thuốc nhỏ mắt 0,3%. Thuốc hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thức ăn và thuốc chống toan làm ảnh hưởng hấp thu của thuốc. Thuốc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liều để tránh kháng thuốc. Không dùng cho người mang thai và đang cho con bú. Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi (thuốc gây thoái hóa sụn ở trẻ đang lớn), người mẫn cảm với thuốc. Thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi, người bị động kinh, người bị thương tổn thần kinh trung ương. Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nhiều với nước. Sau khi uống thuốc 2 giờ mới dùng thuốc chống toan dạ dày. Không dùng đồng thời ciprofloxacin với thuốc có nhôm, magiê, sắt, kẽm, sucrafat, theophyllin, thuốc gây độc tế bào (cyclophosphamid) vì những thuốc này làm giảm hấp thụ thuốc ciprofloxacin. Cần lưu ý: Những người điều khiển phương tiện giao thông, máy móc: thuốc có thể làm giảm khả năng điều khiển, vận hành máy. Tác dụng không mong muốn: về đường tiêu hóa (buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi), hệ thần kinh (chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi) đôi khi ảnh hưởng đến giác quan, tim mạch, đến việc tạo máu. Norfloxacin: Kháng sinh nhóm quinolon có dạng uống (viên nén 200mg-400mg) dung dịch tra mắt 0,3%. Thuốc có tác dụng với bệnh nhân mắc các bệnh tiêu chảy, lỵ trực khuẩn. Cần thận trọng với bệnh nhân thiểu năng về gan, suy thận, người cao tuổi, người bị bệnh động kinh hay rối loạn thần kinh trung ương. Không dùng trong các trường hợp mang thai, đang cho con bú, trẻ em đang lớn (gây thoái hóa khớp ở người chưa trưởng thành). Uống thuốc một giờ trước khi ăn, hoặc 2 giờ sau khi ăn với nhiều nước. Trong ngày phải uống thêm nhiều nước để có thể đào thải nước tiểu từ 1.200ml-1.500ml mỗi ngày. Metronidazol: Là thuốc kháng khuẩn có phổ rộng trên động vật nguyên sinh. Thuốc có dạng uống (viên nén 250mg-500mg), thuốc đạn trực tràng (500mg-1.000mg), thuốc trứng (500mg, hợp dịch (40mg/10ml, tuýp 30g, gel 0,75g/100g), thuốc tiêm (500mg/100ml). Thuốc có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do Giardia, lỵ cấp tính áp-xe gan nặng do amip. Khi uống thuốc hấp thu nhanh, độ khả dụng sinh học là 100%. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khi tiêm thuốc hấp thụ tương tự như khi uống. Không dùng thuốc khi mang thai (nhất là 3 tháng đầu) và khi đang cho con bú (ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol). Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) thường gặp là: buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, đau thượng vị, táo bón. Ngừng điều trị khi thấy chóng mặt, lú lẫn tinh thần, những bệnh nhân bị bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên bệnh có thể nặng thêm. . Thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy Trong điều trị tiêu chảy việc bù nước và điện giải là việc làm cần thực hiện đầu tiên. Thường bù nước bằng đường uống, cần thiết mới dùng. đường tiêu hóa, trẻ em dưới 2 tuổi. Các thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị tiêu chảy Tetraxyclin: Có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Nên uống thuốc một giờ trước khi. tương tự như khi uống. Không dùng thuốc khi mang thai (nhất là 3 tháng đầu) và khi đang cho con bú (ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol). Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác