CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP ĐVHT: 2 (30 tiết) Người soạn: Nguyễn Hữu Thật I. Lý thuyết. Câu 1.Thế nào là tính đổi lẫn chức năng? Ý nghĩa của nó đối với sản xuất và sử dụng? Câu 2. Phân biệt các kích thước danh nghĩa, thực và giới hạn. Điều kiện để chi tiết đạt yêu cầu kích thước là gì? Câu 3. Thế nào là sai lệch giới hạn, cách ký hiệu và công thức tính? Câu 4. Trình bày các nhóm lắp ghép và cách biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép? Câu 5. Thế nào là hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản và trục cơ bản? Trình bày cách ghi sai lệch và lắp ghép trên bản vẽ ? Câu 6. Sai lệch cơ bản là gì? Tiêu chuẩn TCVN 2244-99 quy định dãy các sai lệch cơ bản như thế nào? Câu 7. Có mấy nhóm lắp ghép tiêu chuẩn và đặc tính của chúng như thế nào? Câu 8. Cho ví dụ về ký hiệu sai lệch và lắp ghép trên bản vẽ, giải thích các ký hiệu đó? Câu 9. Nêu phạm vi ứng dụng của hai kiểu lắp: k6 H7 , f7 H7 Câu 10. Trong tiêu chuẩn TCVN quy định có bao nhiêu cấp chính xác, ký hiệu cụ thể từng cấp? Câu 11. Có mấy cách ghi kích thước có sai lệch trên bản vẽ, nêu nội dung cụ thể từng cách ghi đó? Câu 12. Có hai chi tiết, chi tiết A có kích thước danh nghĩa là 315 mm, dung sai là 320µm; Chi tiết B có kích thước danh nghĩa là 316mm, dung sai là 360µm. Chi tiết nào có CCX cao hơn và là bao nhiêu? Câu 13. Giải thích các ký hiệu lắp ghép và tra bảng tìm sai lệch của các lắp ghép sau: 80H8/u8; 100K6/h5 và 80H7/f7 Câu 14. Nêu đặc điểm công dụng của lắp ghép chặt và những yêu cầu của nó. Câu 15. Trình bày các phương pháp lắp ghép mối ghép chặt. Câu 16. Cho biết đặc điểm và công dụng của lắp ghép trung gian. Nói lắp ghép trung gian có độ hở hoặc dôi là nghĩa như thế nào? Tại sao lắp ghép trung gian có thể đạt độ đồng tâm cao? Câu 17. Chi tiết làm việc với tốc độ trung bình thì dùng lắp ghép gì để lắp ghép trục với ổ trục. Nên chọn lắp ghép nào với các bánh răng lắp cố định, bánh răng di trượt, bánh răng lồng không trên trục và bánh răng thay thế? Câu 18. Tại sao đặt trục trên 3 hay nhiều gối đỡ thì phải dùng các loại lắp ghép H8/e8. Nếu dùng lắp ghép H8/h7 có được không? Tại sao? Câu 19. Phân biệt những yếu tố của độ chính xác gia công? Câu 20. Nêu những nguyên nhân gây ra sai số trong quá trình gia công? Câu 21. Sai số hệ thống là gì? Cho ví dụ. Phân biệt sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Cho biết các nguyên nhân gây ra sai số đó. Câu 22.Nêu các dạng sai số hình dạng và vị trí các bề mặt của chi tiết gia công. Cho ví dụ cụ thể. Câu 23. Thế nào là độ nhám bề mặt. Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến chất lượng sản phẩm. Câu 24. Cho biết các thông số để đánh giá nhám bề mặt. Ký hiệu và cách ghi nhám bề mặt trên bản vẽ. Câu 25. Căn cứ vào đâu để chọn kiểu lắp cho lắp ghép bề mặt trụ trơn. Cho ví dụ minh họa. Câu 26. Trong lắp ghép trụ trơn, khi nào chọn kiểu lắp theo hệ thống lỗ, khi nào chọn theo hệ thống trục. Cho ví dụ minh họa. Câu 27. Trình bày công dụng và cấu tạo của ren hệ mét, ren vuông. Vẽ sơ đồ phân bố dung sai của chúng. Câu 28. Trình bày công dụng cấu tạo và các quy định về dung sai của các loại then. Câu 29. Trình bày công dụng và cấu tạo của then hoa, các phương pháp định tâm then hoa. Câu 30. Cho biết các quy định về lắp ghép và cấp chính xác của then hoa. Giải thích các ký hiệu sau : d - 8 x 36 H7/n6 x 42 H12/a11 x 7 D9/f9 b – 10 x 42 x 52 H12/a11 x 6 F10/k10 Câu 31. Có mấy phương pháp thực hiện đồng tâm cho mối ghép then hoa? Cho biết ưu nhược điểm của từng phương pháp, tương ứng với các phương pháp đó thì lắp ghép được thực hiện theo các yếu tố nào? Câu 32. Trình bày cách ghi ký hiệu và dung sai của lắp ghép ren trên bản vẽ. Câu 33. Trình bày cách ghi ký hiệu và dung sai của lắp ghép ổ lăn trên bản vẽ. Câu 34.Trình bày cấp chính xác đối với ổ lăn? Đặc tính lắp ghép và cách chọn kiểu lắp cho ổ lăn? Câu 35. Chuỗi kích thước là gì? Có mấy loại chuỗi kích thước. Câu 36. Định nghĩa khâu tăng, khâu giảm và khâu khép kín, cho ví dụ. Câu 37. Khi nào kích thước khép kín có trị số lớn nhất, nhỏ nhất. Thiết lập công thức tính. Câu 38. Có mấy cách ghi kích thước trên bản vẽ. Cho ví dụ minh họa. Câu 39. Nêu những yêu cầu cơ bản trong quá trình ghi kích thước trên bản vẽ. II. Bài tập Câu 1. Gia công một chi tiết trục có đường kính danh nghĩa d = 25mm với các kích thước giới hạn d max = 25,1mm, d min = 25,015mm. a. Tính các sai lệch giới hạn và dung sai của trục? b. Trục gia công xong có kích thước 25,005 mm, như vậy có dùng được hay không? Tại sao? Câu 2. Tra bảng tìm sai lệch giới hạn và tính: - Kích thước giới hạn, dung sai của lỗ và trục; - Trị số giới hạn độ dôi hoặc độ hở và dung sai lắp ghép; - Vẽ sơ đồ lắp ghép của các lắp ghép sau: 30H5/g4; 45H6/m5; 80H7/c8; 125H8/s7 65D9/h8; 90A11/h11; 150U8/h7; 400H12/h12 Câu 3. Cho một lắp ghép trong đó chi tiết lỗ Φ75 +0,03 , chi tiết trục 04,0 01,0 75 + − Φ a. Tính các kích thước giới hạn, dung sai của lỗ và dung sai của trục? b. Tính các trị số giới hạn độ dôi, độ hở và dung sai của lắp ghép? Câu 4. Cho một mối ghép theo hệ thống lỗ, đường kính danh nghĩa D = 75mm, dung sai của lỗ IT D = 30µm, dung sai của trục IT d = 25 µm, độ dôi nhỏ nhất N min = 8 µm. a. Tính kích thước giới hạn của lỗ và trục? b. Tính độ dôi lớn nhất và dung sai lắp ghép? c. Vẽ sơ đồ lắp ghép? Câu 5. Một mối ghép theo hệ thống trục có đường kính danh nghĩa d = 35mm, dung sai của trục IT d = 23 µm, dung sai của lỗ IT D = 25 µm, độ hở lớn nhất S max = 15 µm. a. Tính kích thước giới hạn của lỗ và trục? b. Tính trị số giới hạn độ dôi, độ hở và dung sai lắp ghép? c. Vẽ sơ đồ lắp ghép? Câu 6. Cho lắp ghép trong đó có kích thước lỗ là Ф56 +0,030 , tính sai lệch giới hạn và vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của trục trong các trường hợp sau: a. Độ hở giới hạn của lắp ghép là: S max = 136µm, S min = 60µm b. Độ dôi giới hạn của lắp ghép là: N max = 51µm, N min = 2µm c. Độ hở và độ dôi giới hạn của lắp ghép là: S max = 39,5µm, N max = 9,5µm Câu 7. Cho chi tiết như hình 1, với các kích thước: 1,0 2,01 60 + − =A 1,0 1,02 50 + − =A và A 3 = 8 +0,1 Hãy tính kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai của khâu A 4 , biết trình tự công nghệ gia công chi tiết là A 2 , A 3 , A 1 . Câu 8. Cho chuỗi kích thước như hình 2. Biết A ∑ = 1 +0,75 , A 1 = 101 +0,22 , A 2 = 50 +0,16 A 3 = A 5 = 5 - 0,075 Hãy xác định kích thước danh nghĩa, sai lệch giới hạn và dung sai của khâu A 4. Câu 9. Xác định kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai của khâu A ∑ như hình 3, biết rằng: 0,027 0,0021 40A + − = ; A 2 = 30 -0,025 ; A 3 = 25 - 0,021 ; A 4 = 65 +0,03 ; A 5 = 32±0,019 A 2 A 1 A 3 A 4 Hình 1. A 1 A 2 A 4 A ∑ A 5 A 3 Hình 2. A 4 A 5 A ∑ A 1 A 2 A 3 Hình 3. Câu 10. Cho chuỗi kích thước như hình 4, a. Hãy xác định sai lệch giới hạn và dung sai của A ∑ , biết rằng: 0,142 0,0801 54A + + = 0,013 0,0222 30A − − = A 3 = 20±0,026 0,174 0,1004 80A + + = b. Xác định dung sai của các khâu thành phần, biết rằng: Biết A ∑ = 1 +0,6 , A 1 = 60mm, A 2 = 10mm A 3 = 25mm, A 4 = 84mm A ∑ A 4 A 1 A 2 A 3 Hình 4. Hình 1. . Vẽ sơ đồ lắp ghép? Câu 6. Cho lắp ghép trong đó có kích thước lỗ là Ф56 +0,030 , tính sai lệch giới hạn và vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của trục trong các trường hợp sau: a. Độ hở giới hạn. Phân biệt những yếu tố của độ chính xác gia công? Câu 20. Nêu những nguyên nhân gây ra sai số trong quá trình gia công? Câu 21. Sai số hệ thống là gì? Cho ví dụ. Phân biệt sai số hệ thống và sai. 25. Căn cứ vào đâu để chọn kiểu lắp cho lắp ghép bề mặt trụ trơn. Cho ví dụ minh họa. Câu 26. Trong lắp ghép trụ trơn, khi nào chọn kiểu lắp theo hệ thống lỗ, khi nào chọn theo hệ thống trục.