1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Ghép cải tạo, rải vụ vải doc

4 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 128,83 KB

Nội dung

Ghép cải tạo, rải vụ vải Mô hình ghép cải tạo thay giống vải thiều chính vụ bằng một số giống vải chín sớm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) của Viện Nghiên cứu Rau quả giúp rải được vụ thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao đã gây được sự quan tâm của người trồng vải ở nhiều địa phương. NNVN giới thiệu tóm tắt mô hình này và qui trình hướng dẫn của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả: Viện Nghiên cứu Rau quả vừa phối hợp với các cơ quan khoa học, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn tổ chức thành công hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả triển khai dự án ghép cải tạo chuyển đổi vải chính vụ sang vải chín sớm trên diện tích gần 10 ha ở 2 xã Quí Sơn và Thanh Hải của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Sau gần 2 năm thực hiện, mô hình đã cho kết quả tốt ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên: quả sai, đều, chín sớm hơn giống vải cũ từ 20-25 ngày, bán được giá trung bình 12-14 ngàn đồng/kg tại vườn, cao gấp 2-3 lần vải thiều lúc thu rộ nên bà con nông dân rất phấn khởi. Với tỷ lệ ghép sống đạt từ 76,5 đến 82,2%, cành ghép sinh trưởng khỏe, chỉ sau 1 năm đã đạt từ 126 đến 135cm chiều dài, 2,6-2,7cm đường kính; năng suất trung bình trên toàn bộ diện tích ghép cải tạo đạt 8-10kg/cây, tương đương 2,4-3 tấn/ha (năm đầu); một số vườn cho thu hoạch 30kg/cây. Đánh giá kết quả mô hình ghép cải tạo vải chín sớm ở địa phương, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lục Ngạn, Chu Văn Báo cho rằng đây là một trong những mô hình thành công, có giá trị thực tế và sức thuyết phục cao nên bà con nông dân nhanh chóng học tập chuyển đổi theo hướng ghép để rải vụ thu hoạch, tăng thu nhập. Đến nay diện tích các giống vải chín sớm của Lục Ngạn đã tăng lên khoảng 1.700ha, chiếm gần 10% diện tích vải của huyện; đưa sản lượng vải sớm lên 5-6 ngàn tấn. Chủ trương của huyện là nhanh chóng nhân rộng kỹ thuật ghép cải tạo trên địa bàn toàn huyện để trong những năm tới đạt cơ cấu vải thiều rải vụ của huyện là 30% giống chín sớm, 50% giống chính vụ và 20% giống chín muộn. Chủ nhiệm dự án thử nghiệm, TS. Nguyễn Văn Nghiêm cho biết thêm: Hầu hết bà con nông dân các địa phương tham gia dự án đều đánh giá cao kết quả bước đầu của các mô hình trình diễn và mong muốn được chuyển giao kỹ thuật. Thạc sỹ Đào Quang Nghị (Bộ môn cây ăn quả - Viện Nghiên cứu Rau quả) khuyến cáo bà con nông dân các địa phương thực hiện phương pháp ghép cải tạo giống vải một số khâu kỹ thuật sau đây: - Thời vụ ghép cải tạo: Có thể ghép từ tháng 5 đến tháng 12. Tuy nhiên, nên tiến hành ghép cải tạo ngay sau khi thu hoạch quả 1 tháng (tháng 7) sẽ cho tỷ lệ cây sống cao nhất, mầm ghép sinh trưởng phát triển tốt trước khi bước vào vụ đông lạnh. Với những cây dưới 8 năm tuổi sẽ ra hoa, đậu quả sau ghép từ 17-18 tháng; những cây trên 8 năm tuổi sẽ cho vụ quả đầu tiên trên 2 năm sau ghép cải tạo do phải đốn đau để tạo tán mới. - Giống chín sớm: Nên sử dụng các giống vải có thời gian thu hoạch sớm hơn giống vải thiều chính vụ như: Hùng Long (sớm hơn 15 ngày), Bình Khê (20-25 ngày), Yên Hưng, Yên Phú (15-18 ngày), Phúc Hòa 20-22 ngày) v.v… - Chăm sóc vườn cây trước khi ghép 1 tháng bằng cách cắt tỉa, bón thêm phân, tưới nước đầy đủ. Phòng trừ sâu bệnh tốt nhằm đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, cành ghép sớm nẩy chồi và sinh trưởng nhanh. - Cắt cành ghép từ những cây mẹ khỏe mạnh đã được tuyển chọn, cho năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định trong nhiều năm. Mắt ghép lấy trên các cành bánh tẻ, lá đã thành thục, có độ tuổi từ 50-120 ngày tuổi. - Cách ghép: Áp dụng phương pháp ghép đoạn cành cho cả các cây dưới 8 năm tuổi (ghép trực tiếp đầu cành) và cây trên 8 năm tuổi (cưa đốn để tạo chồi mới rồi mới ghép cải tạo). Với cây dưới 8 năm tuổi, chọn và định vị trí cành ghép phân bố đều các hướng; không chọn ghép các cành la, cành trệt hoặc các cành ở trung tâm tán. Trên mỗi cây, chọn từ 68-73% số cành phân bố đều xung quanh tán để ghép. Dùng kéo sắc hoặc dao nhỏ cắt toàn bộ cành để ghép ở vị trí có đường kính từ 1,2- 2cm sao cho sau khi ghép bộ tán mới này sẽ có hình bán cầu dẹt, có độ cao hợp lý, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái quả. Số cành không ghép tạm thời để lại làm “cành thở”. Với cây trên 8 năm tuổi, cưa hết các cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 1,5m, chờ cho các chồi mọc đủ tiêu chuẩn (đường kính 1,5-2cm) mới tiến hành ghép như cách trên. Trên mỗi đầu cành đã cưa đốn sẽ nẩy ra nhiều chồi mới nhưng chỉ chọn ghép cho 2-3 chồi to, khỏe mọc phân đều về các hướng để làm cành chính, giữ lại các chồi khác nuôi cây đến khi chồi ghép đã phát triển tốt mới loại bỏ hết các chồi không ghép này. - Chăm sóc sau ghép: Chú ý phòng trừ kiến cắn thủng dây ghép làm hỏng mắt ghép bằng cách phun các loại thuốc trừ sâu thông dụng. Khi cành ghép đã nẩy chồi, vặt bỏ hết các chồi vượt khác mọc từ gốc ghép để tập trung dinh dưỡng nuôi cành ghép. Sau khi cành ghép đã nẩy được 2 đợt chồi, bóc bỏ dây nilon cho cây mọc khỏe. Khi cành ghép đã nẩy được đợt chồi thứ 3, loại bỏ dần các cành không được ghép (cành thở), lúc này bộ tán của cây mới ghép hoàn toàn là giống chín sớm. Trong khoảng 5-7 ngày sau ghép bà con không nên tưới nước ngay dễ làm cho chồi ghép bị thối hoặc khó nẩy chồi. Khi thấy chồi ghép đã nẩy xanh tiến hành tưới nước, chăm sóc bình thường, đặc biệt nên hòa phân chuồng hoai + 5% đạm urê để tưới cho cây sinh trưởng nhanh. Công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được duy trì bình thường theo qui trình. . Ghép cải tạo, rải vụ vải Mô hình ghép cải tạo thay giống vải thiều chính vụ bằng một số giống vải chín sớm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) của Viện Nghiên cứu Rau quả giúp rải được vụ. thực hiện phương pháp ghép cải tạo giống vải một số khâu kỹ thuật sau đây: - Thời vụ ghép cải tạo: Có thể ghép từ tháng 5 đến tháng 12. Tuy nhiên, nên tiến hành ghép cải tạo ngay sau khi thu. nhanh chóng nhân rộng kỹ thuật ghép cải tạo trên địa bàn toàn huyện để trong những năm tới đạt cơ cấu vải thiều rải vụ của huyện là 30% giống chín sớm, 50% giống chính vụ và 20% giống chín muộn.

Ngày đăng: 02/08/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w