Xơ gan - Hậu quả của nhiều bệnh Bệnh xơ gan là tổn thương mạn tính ở gan gây hủy hoại xơ hóa nặng, lan toả ở các thùy gan. Với đặc điểm mô xơ phát triển mạnh, đồng thời cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị đảo lộn một cách không hồi phục được. Tại sao bị xơ gan? Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan: Do mắc các bệnh như viêm gan virut B, D, C; tắc mật kéo dài, nhiễm khuẩn đường mật do sỏi, dính hẹp ở ống gan hay ống mật chủ; thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu chất đạm, thiếu vitamin, thiếu các chất hướng mỡ làm cho gan nhiễm mỡ dẫn đến xơ gan; nhiễm ký sinh trùng: sán máng, sán lá nhỏ…; viêm tắc tĩnh mạch trên gan và tĩnh mạch chủ dưới; rối loạn chuyển hoá trong bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh Willson (rối loạn chuyển hoá đồng); bệnh galactoza huyết bẩm sinh, bệnh rối loạn chuyển hoá pocphyrin; bệnh sarcoidosis… Do uống nhiều rượu mỗi ngày trong nhiều năm. Do dùng thuốc chữa bệnh gây tổn thương gan: oxyphenisatin (chữa táo bón), clopromazin (chữa bệnh tâm thần), INH và rifampycin (chữa lao). Do nhiễm hóa chất độc hại: aflatoxin, dioxin các alcaloit của một số loài thực vật. Xơ gan căn nguyên ẩn: có một tỷ lệ khá lớn xơ gan không rõ nguyên nhân. Các yếu tố trên tác động lâu dài làm cho nhu mô gan bị hoại tử, gan phản ứng lại bằng tăng cường tái sinh tế bào và tăng sinh các sợi xơ. Tổ chức xơ tạo ra những vách xơ nối khoảng cửa với các vùng trung tâm của tiểu thùy gan, chia cắt các tiểu thùy. Các cục, hòn mới được tạo ra do các tế bào gan tái sinh gây ra sự chèn ép, ngăn cản sự lưu thông của tĩnh mạch cửa và gan, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các xoang ở chu vi các cục tái tạo trở thành những mao quản, dẫn tắt tĩnh mạch vào thẳng tĩnh mạch gan, tạo ra những đường rò bên trong, làm cho tế bào gan bị thiếu máu tĩnh mạch cửa. Do cấu trúc của hệ thống mạch máu ở gan bị đảo lộn nên sự nuôi dưỡng tế bào gan ngày càng giảm, tình trạng hoại tử và xơ hoá ngày càng tăng. Tổn thương xơ gan, trên mặt gan có u cục. Dấu hiệu của bệnh xơ gan là gì? Tùy tổn thương, người ta phân biệt 3 thể xơ gan là: xơ gan tiềm tàng, xơ gan còn bù tốt, xơ gan tiến triển và mất bù. Thể xơ gan tiềm tàng: Tuy đã xơ gan nhưng không có triệu chứng, phát hiện bệnh chỉ là sự tình cờ như do phẫu thuật bụng chữa bệnh khác mà thấy xơ gan. Thể xơ gan còn bù tốt: Rối loạn tiêu hoá như ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi, đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải; chảy máu cam không rõ nguyên nhân, nước tiểu thường vàng sẫm; suy giảm tình dục: nam thì liệt dương, nữ thì vô kinh, vô sinh. Khám thấy gan hơi to và chắc, lách to quá bờ sườn; có mao mạch ở lưng và ngực, lông ở nách, ở bộ phận sinh dục bị thưa thớt, móng tay khô trắng… Xét nghiệm: Điện di protein thấy albumin giảm, gamma globulin tăng. Maclagan tăng trên 10 đơn vị. Siêu âm thấy gan to. Soi ổ bụng và sinh thiết thấy tổn thương xơ gan. Thể xơ này có thể ổn định lâu dài trong nhiều năm, nhưng thường tiến triển nặng dần từng đợt, nhất là khi có bội nhiễm làm cho bệnh xơ gan trở thành mất bù hoặc gây ra các biến chứng. Thể xơ gan mất bù: Bệnh nhân gầy sút nhiều, chân tay khẳng khiu, huyết áp thấp. Rối loạn tiêu hoá như chán ăn, ăn không tiêu, đi tiêu phân lỏng, mệt mỏi, ít ngủ, giảm trí nhớ. Chảy máu cam, chảy máu chân răng. Khám thấy da mặt sạm do sắc tố melanin lắng đọng. Có nhiều đám xuất huyết ở da bàn chân, bàn tay, vai và ngực. Có thể có phù hai chân. Gan teo (hoặc to), mật độ chắc, bờ sắc trên mặt có u cục. Có cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ. Lách to hơn bình thường, mật độ chắc. Xét nghiệm: Điện di protein thấy albumin giảm, gamma globulin tăng cao. Tỷ lệ prothrombin giảm. Bilirubin máu tăng, men transaminaza tăng trong các đợt tiến triển. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu thường giảm. Chụp và soi thực quản có thể thấy giãn tĩnh mạch thực quản. Siêu âm thấy trên mặt gan có nhiều nốt đậm âm, có hình ảnh giãn tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch lách. Soi ổ bụng thấy gan có thể to hoặc teo, nhạt màu, trên mặt gan có những u cục nhỏ đều hoặc cái to cái nhỏ không đều, lách to, có dịch ổ bụng. Xơ gan khi đã có các triệu chứng rõ rệt, có biểu hiện mất bù, thường thời gian sống của bệnh nhân chỉ khoảng 4 năm đối với xơ gan do rượu, do viêm gan virut; 6 năm đối với xơ gan mật thứ phát; 7 năm với xơ gan tiên phát. Tiêu bản tổn thương xơ gan, trong gan có nhiều vách xơ. Điều trị và phòng bệnh thế nào? Trong đợt xơ gan tiến triển có cổ trướng, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, tốt nhất là nằm viện. Ăn uống đủ chất, đủ calo từ 2.500-3.000 calo/ ngày, nên ăn nhiều đạm, khoảng 100g/ngày, nhiều vitamin, hạn chế thức ăn mỡ, chỉ ăn nhạt khi có phù nề. Chỉ khi bệnh nhân có dấu hiệu tiền hôn mê gan mới phải hạn chế lượng đạm. Dùng thuốc cải thiện chuyển hoá tế bào gan như vitamin C liều cao 1g/ngày; vitamin B 12 200 microgam/ngày x 10 ngày; lipochol, cyanidanol… Thuốc glucocorticoid chỉ nên dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virut, xơ gan ứ mật. Dùng testosteron để tăng cường chuyển hoá đạm nhưng phải theo dõi kiểm tra. Phối hợp y học dân tộc như nhân trần, actiso, tam thất, mật gấu Truyền máu, truyền plasma hoặc alvezin, moriamin nếu bệnh nhân thiếu máu, thiếu đạm. Điều trị cổ trướng: dùng thuốc lợi tiểu như aldacton, furocemid; chọc hút nước cổ trướng nhiều lần. Phòng bệnh: Dùng các biện pháp ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân xơ gan như tiêm phòng viêm gan virut B, bỏ rượu, ăn uống đủ chất, phòng nhiễm sán lá gan nhỏ, điều trị tốt các bệnh đường mật, các bệnh viêm gan cấp, mạn tính. Hạn chế dùng các thuốc có hại cho gan. ThS.Bùi Hữu Thời . xơ gan, trên mặt gan có u cục. Dấu hiệu của bệnh xơ gan là gì? Tùy tổn thương, người ta phân biệt 3 thể xơ gan là: xơ gan tiềm tàng, xơ gan còn bù tốt, xơ gan tiến triển và mất bù. Thể xơ gan. Xơ gan - Hậu quả của nhiều bệnh Bệnh xơ gan là tổn thương mạn tính ở gan gây hủy hoại xơ hóa nặng, lan toả ở các thùy gan. Với đặc điểm mô xơ phát triển mạnh, đồng. với xơ gan do rượu, do viêm gan virut; 6 năm đối với xơ gan mật thứ phát; 7 năm với xơ gan tiên phát. Tiêu bản tổn thương xơ gan, trong gan có nhiều vách xơ. Điều trị và phòng bệnh