1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bí quyết thêm tuổi mà không thêm bệnh potx

4 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 188,85 KB

Nội dung

quyết thêm tuổikhông thêm bệnh Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn luôn khỏe mạnh dù bạn có "già" thêm tuổi. Song, với những thành tựu y học hiện nay, thêm một tuổi không còn đồng nghĩa với sự già đi là kinh nghiệm hơn, sống vui hơn, khỏe hơn và có ích cho xã hội hơn… Tuổi 20 - 30 Sự phát triển chiều cao của con người chậm dần đều và ngưng hẳn ở tuổi 25. Những ai ở tuổi 20 muốn có thêm vài cm vào “phút… 89” cần ngủ đủ tám tiếng vào ban đêm. Bởi, hormone tăng trưởng hoạt động về đêm kích thích xương phát triển. Trong chế độ ăn uống, cần hạn chế ăn ngọt và không để tăng cân, vì béo phì sẽ “tiếp tay” hạn chế sự phát triển chiều cao. Để giữ gìn sức khỏe tuổi này, cần đi khám tổng quát nhằm phát hiện bệnh sớm. Vùng cần quan tâm nhất là mắt, vì bộ phận này rất dễ bị các tật khúc xạ sau thời gian dài “dán” vào máy vi tính để học hành, làm việc. Vùng cần quan tâm thứ nhì là răng, miệng. Bởi sau 20 - 30 năm sử dụng, chúng đã hư hao nhiều do nha chu, sâu răng… Nha chu là bệnh có “khả năng” gây “mất răng hàng loạt”. Bác sĩ Võ Văn Tự Hiến - Chủ tịch Hội cấy ghép Nha khoa TP.HCM cho biết: “Cấy ghép một chiếc răng giá trung bình 20 triệu đồng. Trường hợp mất răng (do nha chu hoặc để quá lâu mới điều trị) bị tiêu xương, cần cấy ghép xương thì chi phí điều trị tăng lên 30, 40 triệu đồng tùy trường hợp, nhưng răng giả không thể bằng răng thật. Vì thế, ngoài việc chải răng đúng cách, cần kiểm tra răng ít nhất mỗi năm một lần”. Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm và rất hiếm ở phụ nữ dưới tuổi 25. Nhưng, khoảng ba năm sau khi có quan hệ tình dục nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phết tế bào âm đạo, sau đó cứ mỗi ba năm kiểm tra một lần. Tuổi 30 - 40 Đây là độ tuổi các bệnh tiềm tàng bắt đầu “lộ mặt”. Tiếp tục tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung theo tư vấn của bác sĩ thường khoảng hai năm/một lần. Nhiều người e ngại kỹ thuật này vì có thể mất thời gian, nhưng thực tế, nếu phát hiện bệnh sớm, việc điều trị thành công là 100%. Trong khi đó, nếu phát hiện trễ, tỷ lệ tử vong cao vì tế bào ung thư đã đủ thời gian “tập trung lực lượng” đi vào các vùng lân cận (di căn). Tuổi 30 - 40, chị em cũng cần lưu tâm đến ung thư vú (Ảnh minh họa). Tuổi này, chị em cũng cần lưu tâm đến ung thư vú. GS-BS Nguyễn Chấn Hùng khuyên phụ nữ nên tự khám vú hàng tháng và siêu âm vú sáu tháng/một lần. Tuy nhiên, kỹ thuật đọc kết quả siêu âm còn tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm bác sĩ, vì thế cần chọn địa điểm đáng tin cậy. Về ung thư tinh hoàn, bác sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TP.HCM khuyên: sau 30 tuổi, quý ông nên siêu âm tầm soát bệnh. Ngoài ra, bất cứ tuổi nào, nếu có dấu hiệu nặng một bên hay đau cần đi khám ngay. Bệnh cần tránh từ xa ở tuổi này là tiểu đường type II. Đây là bệnh bắt đầu tấn công những người trên 30 tuổi. Phòng bệnh bằng cách giữ cân nặng tương ứng với chiều cao, tập thể dục mỗi ngày 30 phút. Tốt nhất là chọn cho mình một môn thể thao để vừa tập vừa chơi mỗi ngày không… ngán. Quá tải trong công việc và những thói quen xấu như ăn nhậu, ít vận động cùng sự căng thẳng tinh thần dễ dẫn đến tuổi đột quỵ ở cả hai phái vào độ tuổi ngày càng trẻ. Vì thế, cần đi kiểm tra sức khỏe tim mạch và lắng nghe tiếng nói con tim của mình… Nếu mệt, nên nghỉ ngơi và “nới lỏng” sức ép trước khi quá muộn. Tuổi 40 - 50 Nếu vào tuổi 30 - 40 bạn đã tầm soát kỹ các bệnh, thì bây giờ bạn chỉ cần lưu hồ sơ sức khỏe vào máy vi tính và theo dõi sự thay đổi của chúng. Phụ nữ tuổi này nên chụp nhũ ảnh vì kỹ thuật này nắm bắt được các xáo trộn của tuyến vú. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI và làm các kỹ thuật khác trước khi ra “tối hậu thư” điều trị. Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, nếu hai năm liên tiếp chụp nhũ ảnh và không phát hiện gì bất thường thì hai-ba năm sau mới cần chụp lại. Tuy nhiên, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ chẩn đoán. Bước vào tuổi 45, phụ nữ còn bị những triệu chứng bất thường do tiền mãn kinh “thân tặng”. Tuy nhiên, có không ít người bước qua giai đoạn mãn kinh nhẹ nhàng, thoải mái. Đó là nhờ “tâm an lòng lặng”, không ganh ghét, bon chen, vị kỷ… và theo đuổi một môn thể dục ưa thích (khiêu vũ dưỡng sinh, yoga, thiền…). Do đó, để bớt bị bệnh “hành hạ” ở tuổi này, hãy lựa chọn cho mình một cách sống: mình vì mọi người nhưng đừng đòi hỏi mọi người vì mình. Không làm điều sai trái, luôn giữ lương tâm trong sáng cũng là cách duy trì sức khỏe và sự thanh xuân. Nếu vào tuổi 30 - 40 bạn đã tầm soát kỹ các bệnh, thì bây giờ bạn chỉ cần lưu hồ sơ sức khỏe vào máy vi tính và theo dõi sự thay đổi của chúng. Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch giai đoạn này là hạn chế rượu bia, thuốc lá, muối… tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý (không ăn thịt mỡ, da động vật, trứng gia cầm, nội tạng heo, bò, bơ, kem, sôcôla; tăng số ngày ăn cá, ngũ cốc trong tuần) để tránh nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, đường huyết, hạn chế sự căng thẳng thần kinh… Nam giới, khi đến tuổi 50 nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến bằng cách thử PSA. Bác sĩ Phan Thanh Hải hướng dẫn: “Khi PSA tăng, cần làm thêm siêu âm với đầu dò qua ngả trực tràng (TRUS) để định bệnh”. Tuổi 50 - 60 Đây là tuổi nhiều người bị sốc vì sắp về hưu, có cảm giác mình trở thành người vô dụng, người già Suy nghĩ này khiến họ có nguy cơ cao đối mặt với bệnh tật. Bởi vì suy nghĩ tiêu cực tiêu diệt nội tiết tố gây hưng phấn, yêu đời. Còn lại chỉ là sự chán ngán dẫn đường cho stress “tung hoành ngang dọc” với các bệnh: viêm loét dạ dày, ăn không ngon, ngủ không yên… Cáu kỉnh, giận dỗi sẽ mau già; ghen tị, bực tức chỉ làm mệt thân. Để có được sức khỏe khi thêm một tuổi trong giai đoạn này, cần có sự chuẩn bị “cơ ngơi” cho tuổi hưu bao gồm: tập luyện thể dục, thể thao, học làm các món ăn dinh dưỡng, thêu thùa đan lát, trang trí nhà cửa, giao du với những người có tâm hồn lạc quan…, tham gia vào các công tác địa phương, gìn giữ môi trường sống cộng đồng sạch sẽ, an toàn. Tuổi này, trí não bắt đầu có hiện tượng sa sút, vì thế cần đọc nhiều sách báo, tìm hiểu tự nhiên và xã hội… Cần lắng nghe cơ thể, nếu có gì bất thường, hãy đi chẩn đoán xác định và điều trị ngay. Tuổi trên 60 Đây là độ tuổi sung sướng nhất vì đã “sống hết tuổi trời”. Mỗi một tuổi là phần thưởng của cuộc sống do biết “giữ sức” từ thời còn trẻ. Hiện nay, với sự phát triển của y học thì 60 - 70 chưa gọi là già, tuổi hưởng thụ cuộc đời bởi con cái đã lớn, mọi thứ đã đi vào nền nếp nhưng sức khỏe chưa xuống dốc nên vẫn còn đủ sức đi du lịch đây đó, còn đủ minh mẫn để hướng dẫn con cháu làm tròn vai trò trụ cột gia đình. Tuổi này vẫn cần không ngừng khám phá, học hỏi những gì yêu thích: chơi cờ, học ngoại ngữ… Đây là cách buộc não lao động, nhằm “níu chân” các tế bào, không cho chúng ra đi và làm “mồi” cho bệnh sa sút trí tuệ. Hãy tận hưởng những điều tưởng như đơn giản nhưng mang lại lợi ích cho tâm hồn: thưởng thức từng chút một ly cà phê, hưởng thụ khí trời, một bản nhạc hay, đi dạo cùng con cháu . Bí quyết thêm tuổi mà không thêm bệnh Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn luôn khỏe mạnh dù bạn có "già" thêm tuổi. Song, với. học hiện nay, thêm một tuổi không còn đồng nghĩa với sự già đi mà là kinh nghiệm hơn, sống vui hơn, khỏe hơn và có ích cho xã hội hơn… Tuổi 20 - 30 Sự

Ngày đăng: 06/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN