Bài thuốcchữabệnhxơgancổtrướng của lươngynứctiếngHàthành
Trở về quê hương từ chiến trường ác liệt, người cựu chiến binh ấy chọn con
đường tiếp nối nghề bốc thuốc truyền thống của gia đình.
Hơn 30 năm qua, ông không ngừng nghiên cứu hoàn thiện bàithuốc cha ông để lại,
đồng thời coi việc cứu người bệnh qua cơn hoạn nạn như là niềm hạnh phúc của
mình. Nhờ tài năng và tấm lòng ấy, danh tiếnglươngy Nguyễn Sỹ Bằng ngày càng
vang xa, được đông đảo người bệnh biết đến như là địa chỉ tin cậy điều trị căn bệnh
xơ gancổ trướng.
Lương y Nguyễn Sỹ Bằng đang bắt mạch cho bệnh nhân.
Ảnh: Giang Đình.
Chữa bệnh cứu người bằng bàithuốc gia truyền
Ngôi nhà nhỏ đơn sơ nằm sâu hun hút trong ngõ củaLươngy Nguyễn Sỹ Bằng
(Mỹ Đức, Hà Nội) luôn tấp nập người vào ra. Người đến chữa bệnh, cắt thuốc cũng
nhiều, nhưng người đến để thăm hỏi, cảm ơn, tri ân ông còn đông đảo hơn. Họ là
một trong số những người bệnh may mắn được vị danh y này cứu mạng sống trước
lưỡi hái tử thần. Nhiều lần đi công tác qua huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nhưng mãi lần
này, chúng tôi mới có dịp ghé lại nhà ông để tìm hiểu về bàithuốc gia truyền mà
nhờ nó, lươngy Nguyễn Sỹ Bằng làm nên danh tiếng.
Nói về bệnh xơgancổ trướng, ông Bằng diễn giải khả tỉ mỉ cho chúng tôi dưới góc
độ khoa học: “Bình thường, khoang màng bụng giữa lá tạng là một khoang không
có nước, nếu có chăng chỉ là một ít chất nhầy bôi trơn không đáng kể. Khi giữa 2
lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch ít hoặc nhiều gọi là tràn dịch
màng bụng hay còn gọi là cổ trướng. 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là
nguyên nhân gây cổ chướng dịch tiết (lao màng bụng, K, viêm…) và nguyên nhân
gây dịch thấm (xơ gan, suy thận, tim, suy dinh dưỡng…).
Khi hỏi về bí quyết gia truyền trong phương thuốcchữabệnhcủa gia đình, ông
Bằng bộc bạch: “Những vị thuốccủa chúng tôi đều từ thời Hải Thượng Lãn ông
còn truyền lại, ngoài ra còn có thêm một số vị thuốc mới của GS. Đỗ Tất Lợi bổ
sung vào bàithuốc Đông y. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc dân gian có trong bài
thuốc gia truyền, tôi đều phải nghiên cứu, rồi tự mình lặn lội đến khu vực của các
dân tộc người Mường, người Nùng… tìm kiếm bổ sung. Nguyên lý chữabệnh
trong bàithuốccủa tôi, đó là thải độc rồi mới tẩm bổ. Nghe thì đơn giản, nhưng với
những người hành nghề y, việc giải độc như thế nào lại chẳng phải chuyện ai cũng
làm nổi”.
Khi PV gặng hỏi về các vị thuốc cụ thể trong bàithuốc truyền đời chữaxơgancổ
trướng của gia đình, ông Bằng không ngần ngại “bật mí”: “Đối với thang thuốc
uống, những vị thảo dược không thể thiếu là cây xạ vàng, xạ đen, cây chân chim,
cây đám khỉ, cây dái khỉ, cây đắng, cây biêu, cây sồi ”. Ngoài ra, còn một số vị
khác, ông Bằng bảo đó là bí quyết gia truyền của nhà ông nên không thể tiết lộ cho
người ngoài. Cũng theo ông Bằng, hầu hết các vị thuốcchữaxơgancổtrướngcủa
các thầy lang đều tương đối giống nhau, tuy nhiên sự thànhbại chính ở chỗ pha
chế, điều chế sao cho tỷ lệ phù hợp. Cũng từng ấy vị, nhưng nếu tỷ lệ không phù
hợp thì kết quả sẽ không cao. “Khi uống thuốc chữaxơgan cần phải kiêng một số
thức ăn và đồ bổ như: Thịt chó, cá mè, lươn, ba ba, phủ tạng động vật, trứng lộn,
sữa (trừ một số loại sữa dành riêng cho bệnh nhân đang điều trị - PV), không được
dùng các loại thuốc bổ như: Sâm, nhung. Nếu không kiêng được, thì thuốc sẽ
không có tác dụng. Thang thuốc đắp cần một số loại thảo dược: Cây khén cò, lá
phát bôi đen, lá phát bôi trắng, cây hàm ếch, lá mò dé… Sau khi hái về, ông rửa
sạch, giã nhỏ, mỗi thang chia làm 2 phần. Một phần dùng để sơ chế đắp, một phần
cho vào tủ lạnh bảo quản hoặc ngâm với rượu để dành”, ông Bằng giải thích thêm.
Cứu người là niềm hạnh phúc
Sau hơn 30 năm hành nghề bốc thuốc, lươngy Nguyễn Sỹ Bằng không thể nhớ
mình đã cứu chữa cho biết bao người, trong đó có rất nhiều người bệnh viện trả về,
Tây y bó tay. Suy nghĩ trầm ngâm một lúc, ông mở tủ lấy ra cuốn sổ đã cũ kỹ,
nhiều nét chữ đã phai màu. Cuốn sổ này ông ghi chép lại những “ca khó chữa”, đó
vừa là thành quả cũng vừa là bài học sâu sắc trong nghề của mình rồi kể cho chúng
tôi nghe.
Trong cuốn sổ của ông Bằng, PV thấy vẫn còn ghi rất rõ, bệnh nhân tên Đạt ở xã
Hữu Văn bị xơgancổtrướng tình trạng thập tử nhất sinh, bệnh nhân không thể đi
lại được, không thể đến khám được nên người nhà đưa đến gặp lươngy Bằng để
lấy thuốc. Lạ kỳ thay, chỉ uống 3 thang thuốccủa ông Bằng thì tình trạng bệnh
nhân bắt đầu chuyển biến tốt. Uống thêm vài thang thuốc nữa, anh Đạt hết dịch ổ
bụng, có thể tự đi xe máy từ nhà mình xuống chỗ thầy lang Bằng bốc thuốc.
Ngôi nhà củalươngy luôn tấp nập bệnh nhân tìm đến.
Ảnh: Giang Đình.
Vị lươngy đang trò với chúng tôi thì một bệnh nhân tên Dung ở xã Hòa Chính
(Chương Mỹ - Hà Nội) đến chơi. Biết chúng tôi là phóng viên, bà Dung hồ hởi
khoe về việc được ông Bằng cứu thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Bà Dung kể lại, năm
30 tuổi (cách đây 27 năm - PV) bà bị xơgancổ trướng, đi hết bệnh viện này, thầy
lang nọ nhưng vẫn không có kết quả, gia đình cũng chả hi vọng gì nữa. Lần đó, bà
may mắn được một người chỉ cho tìm đến thầy lang Bằng. Khi đến đây thì sức
khỏe bà Dũng đã yếu lắm rồi, bụng nổi một cục to bằng cái bát ăn cơm, thực sự là
không còn mấy hi vọng sống sót. “Lúc đó, ông Bằng định không chữa nữa vì tôi đã
quá yếu, chỉ sợ nhỡ may chuyện xấu xảy ra. Nhưng tôi cứ năn nỉ, bảo nếu không
chữa thì cũng không sống được, chết giờ cũng không ân hận gì. Người nhà tôi
cũng nói vào, nên ông Bằng nhận chữa và cắt thuốc cho tôi về uống, một thời gian
sau thì đỡ và khỏi hẳn. Đến nay đã hơn 60 tuổi, tôi vẫn đi làm đồng bình thường và
không còn bị tái phát nữa”. Cũng chính cơ duyên đó mà gia đình bà Dung và ông
Bằng trở nên thân thiết như người trong nhà, rỗi việc đồng áng, bà Dung lại bảo
con cháu chở sang nhà ân nhân chơi.
Một bệnh nhân khác là bà Việt, cũng ở xã Hòa Chính. Bà Việt bị phù thận cấp,
nằm điều trị lâu ngày ở bệnh viện nhưng tình hình không thấy khả quan. Khi đến
tìm đến chỗ lươngy Bằng, mặt bà Việt sưng húp, chân tay bị phù nề. Bà Việt
không thể tự đi được, nên mãi đến đêm khuya, con gái mới dìu đến gặp ông Bằng.
Sau khi chẩn đoán và xem xét cẩn thận, ông Bằng cắt cho bệnh nhân 3 gói thuốc và
thêm 3 nắm lá đặc trị, rồi đưa cho con gái bà Việt mang về. “7 ngày sau, cô gái ấy
trở lại vui mừng thông báo mẹ mình đã đỡ nhiều rồi, mặt không còn sưng, chân tay
không phù nề nữa và đã đi lại bình thường được rồi. Tôi cắt thêm cho 3 gói nữa
cho con gái bà ấy mang về. Độ nửa tháng sau thì một mình bà Việt sang nhà tôi
cảm ơn, tôi kiểm tra lại thì thấy sức khỏe của bà trở lại bình thường. Thỉnh thoảng,
bà vẫn vào đây chơi và cảm ơn gia đình tôi”, Lươngy Bằng nhớ lại.
Rời nhà ông Bằng, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là theo lời bà Dung, bàithuốc
đặc trị xơgancổtrướngcủa ông chưa hề được cấp chứng nhận. Bà Dung khẳng
định: “Việc ông lang Bằng dùng bàithuốc gia truyền chữa được cho nhiều người,
cả dân địa phương ở đây cũng như những bệnh nhân khắp nơi từng được ông cứu
sống sẵn sàng đứng ra đảm bảo”. Tuy nhiên, khi trao đổi cùng PV, ông Nguyễn
Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Tôi đã từng nghe
đến bàithuốc đặc trị bệnh xơgancổtrướng của lươngy Nguyễn Sỹ Bằng, cũng đã
thấy nhiều người ca ngợi bàithuốc này. Tuy nhiên, muốn được cấp giấy chứng
nhận, ông Bằng phải có hồ sơ, có đơn và được sự xác nhận củacơ quan y tế địa
phương thì Hội Đông y mới có thể xem xét và cấp giấy chứng nhận được. Nếu bốc
thuốc cho người bệnh, ông Bằng phải có giấy phép hành nghề do sở Y tế cấp”.
.
Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng của lương y nức tiếng Hà thành
Trở về quê hương từ chiến trường ác liệt, người cựu chiến binh y chọn con. bệnh
xơ gan cổ trướng.
Lương y Nguyễn Sỹ Bằng đang bắt mạch cho bệnh nhân.
Ảnh: Giang Đình.
Chữa bệnh cứu người bằng bài thuốc gia truyền
Ngôi nhà