1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Có thuốc chữa bệnh sốt virut hay không? pdf

3 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 88,92 KB

Nội dung

Có thuốc chữa bệnh sốt virut hay không? Để xác định chính xác là con chị có phải bị sốt virut hay không, chị phải đưa cháu đến ngay các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán. Không nên nghe lời đoán của những người quen biết không có chuyên môn. Sốt do virut (dân gian hay gọi tắt là sốt virut) là một bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhất là với trẻ em, do sức đề kháng thấp nhưng lại có nhiều thời gian sống trong môi trường tập trung tại các lớp học, nơi có khả năng lây bệnh nhanh Khi bị nhiễm virut, 1, 2 ngày đầu, người bệnh thường không có triệu chứng gì nhưng sau đó bệnh nhân sẽ sốt cao 39-40oC, người mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, li bì, miệng khô Khi trong gia đình có người bị sốt, nhiều người (nhất là các bậc phụ huynh) thường có hai thói quen trái ngược nhau: một số người sợ bệnh nhân nhiễm lạnh nên mặc nhiều quần áo hoặc ủ chăn giữ ấm, một số khác lại dùng khăn lạnh để chườm nhằm giảm sốt, số khác nữa tự mua thuốc kháng sinh cho con uống với hy vọng trẻ sẽ hết sốt trong một vài ngày. Những việc làm trên đây đều không tốt cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Bởi vì, sốt virut thường ủ bệnh từ 1-2 ngày, đến khi có sốt thì trong cơ thể người bệnh đã nhiễm virut từ trước đó. Biểu hiện sốt cao khiến cơ thể người bệnh suy nhược nhanh chóng, mất nước và có nguy cơ co giật làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân khó thở do bị suy hô hấp. Các thuốc kháng sinh không có tác dụng trên các virut gây bệnh mà chỉ có tác dụng đối với các vi khuẩn, vì thế việc sử dụng kháng sinh không làm cho bệnh lui mà còn gây những tác hại cho hệ vi khuẩn có ích trong cơ thể bệnh nhân. Việc chườm bằng khăn lạnh, khăn ướp nước đá sẽ làm hạ nhiệt đột ngột trong khi chức năng hô hấp đang bị suy giảm là rất nguy hiểm cho tính mạng. Ủ quá ấm cho bệnh nhân lại tạo điều kiện cho thân nhiệt tăng cao hơn. Về thuốc điều trị, hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đều chưa có loại thuốc nào đặc trị các loại virut gây bệnh, ngay cả các loại vaccin phòng bệnh cũng còn rất hạn chế. Cách xử trí hợp lý nhất là cặp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, aspirin, hoặc các biệt dược có chứa những hoạt chất này như efferalgan để đưa thân nhiệt về khoảng 37oC. Lưu ý không được dùng kết hợp cùng lúc các thuốc hạ nhiệt khác nhau để tránh hiện tượng quá liều thuốc và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm gây viêm họng, viêm niêm mạc miệng, lưỡi Song song với việc hạ nhiệt cơ thể, phải bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất bao gồm đường, đạm, nước và đặc biệt là vitamin để tăng sức đề kháng. Để phòng tránh bệnh sốt virut, nên hết sức lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế lây lan bệnh trong cộng đồng, giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, vệ sinh răng miệng (do bệnh lây qua đường hô hấp). . Có thuốc chữa bệnh sốt virut hay không? Để xác định chính xác là con chị có phải bị sốt virut hay không, chị phải đưa cháu đến ngay các cơ. vì, sốt virut thường ủ bệnh từ 1-2 ngày, đến khi có sốt thì trong cơ thể người bệnh đã nhiễm virut từ trước đó. Biểu hiện sốt cao khiến cơ thể người bệnh suy nhược nhanh chóng, mất nước và có. không có chuyên môn. Sốt do virut (dân gian hay gọi tắt là sốt virut) là một bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhất là với trẻ em, do sức đề kháng thấp nhưng lại có

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w