Tài liệu Lãnh đạo thế kỷ 21: Những điều kiện cần thiết pdf

7 676 3
Tài liệu Lãnh đạo thế kỷ 21: Những điều kiện cần thiết pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lãnh đạo thế kỷ 21: Những điều kiện cần thiết (Phần 1) Nhà lãnh đạo của quá khứ là một người thực hiện. Nhà lãnh đạo của hiện tại là người lên kế hoạch. Và nhà lãnh đạo của tương lai sẽ là một người thầy. Quan điểm của Jim Murray - một chuyên gia tư vấn cho nhiều tổ chức lớn. Người ta cho rằng, trong thế kỷ 21, tự nhiên, tốc độ và sự phức tạp của sự thay đổi cũng sẽ thay đổi. Nếu đó là thực tế, thì sự tự nhiên của việc lãnh đạo cũng như vậy. Điều làm nên các nhà lãnh đạo của ngày hôm qua sẽ không tạo nên nhà lãnh đạo của ngày mai nữa. Nhà lãnh đạo của thế kỷ 21 sẽ như thế nào? Công việc của nhà lãnh đạo thế kỷ 21 sẽ là phát triển khả năng, không cần thiết phải lên kế hoạch cho định hướng chiến lược của tổ chức. Nó sẽ tập trung vào việc tăng khả năng của tổ chức. Nó sẽ tạo ra, khai thác và nâng lên vốn trí tuệ hơn là tập trung để triển khai các khía cạnh khác. Kiểu lãnh đạo này không cần phải biết mọi điều (vì đó cũng là điều bất khả thi). Ngược lại, những nhà lãnh đạo này sẽ muốn có xung quanh mình những người biết một cách toàn diện chứ không chỉ những người tin tưởng họ một cách hoàn toàn và luôn nhận những lời giải thích cũng như lời khuyên của họ. Có thể đây là một điều ngạc nhiên, nhưng hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác về mục đích của việc lãnh đạo trong kỷ nguyên mới, thì những điều như mang lại kết quả, tạo ra tiền của .không còn được xem là đòi hỏi hàng đầu nữa. Điều được xem là làm cho quá trình hợp lý - chắc chắn rằng những người phù hợp đang nói chuyện với nhau về những điều đúng đắn và phải có những công cụ phù hợp để thực hiện những quyết định cần làm. Những điều đó sẽ dẫn đến kết quả tốt. Nhà lãnh đạo thế kỷ 21 không tập trung vào kết quả mà ông ta/bà ta tập trung chú ý vào những điều sản sinh ra kết quả. Có hai thành phần thực sự cần thiết cho thành công của tổ chức: lãnh đạo và văn hoá. Và vì các nhà lãnh đạo biết cách làm thế nào để xây dựng văn hoá tổ chức của sự tôn trọng, trách nhiệm và sự tiến bộ, không thể giành được kết quả nào mà không có sự lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo tạo ra sự khác biệt. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhiều người sẵn sàng lãnh đạo. Tôi có thể nói với bạn một thực tế rằng có rất nhiều vị trí thuộc về trách nhiệm điều hành đang chờ đợi bạn, mang lại cho bạn những điều bạn sẵn sàng học hỏi. Khả năng lãnh đạo những người khác thực sự là một bộ sưu tập các kỹ năng, tất cả chúng có thể được học hoặc củng cố. Chúng ta không được sinh ra với những phẩm chất lãnh đạo, chúng ta có được chúng thông qua sự trải nghiệm - thông qua sự quan sát và lắng nghe, qua quá trình tự đánh giá và hoàn thiện một cách có nhận thức, tận tâm và liên tục. Học cách lãnh đạo Không chỉ dành cho riêng bạn mà cho cả những người đi theo bạn. Khi bạn giành được mức độ cao nhất về thành công và trách nhiệm tổ chức, đừng quên làm cho những người khác trở thành những nhà lãnh đạo của tương lai. Hãy để họ là những người thừa kế của bạn. Để trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải nghĩ như một nhà lãnh đạo. Để hiểu tiền đề lãnh đạo cơ bản này, bạn cần phải đồng ý với hai nguyên tắc nền tảng: 1. Những người thành công có cách nghĩ khác với những người không thành công. 2. Chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ. Nhà lãnh đạo nghĩ khác đi bằng cách nào? Theo tôi, các nhà lãnh đạo là những người nghĩ về bức tranh lớn. Họ tìm kiếm sự hiểu biết hơn là các câu trả lời. Họ tập trung, chứ không lan man trong suy nghĩ. Họ là những người suy nghĩ sáng tạo, không hạn chế, được dẫn dắt bởi sự tò mò không thoả mãn về sự khám phá và tiến bộ. Họ là những nhà tư tưởng thực tế và có chiến lược. Họ là những người nghĩ về những điều có thể. Và họ hiểu giá trị của những suy nghĩ được chia sẻ và không ích kỷ. Phong cách suy nghĩ của bạn phải gắn với khát vọng lãnh đạo nếu tiềm năng của bạn được nhận ra. Ví dụ, điều gì xảy ra nếu suy nghĩ về những điềuthể không phải là thế mạnh của bạn? Sau đó, bạn có một vài sự lựa chọn hơn là để tự từ bỏ vì tự giới hạn. Napoleon Bonaparte là một vị tướng lớn với nhiều giới hạn thể chất. Nhưng về tinh thần, ông không có giới hạn trong khả năng thành công. Ông đã nói rằng: "Trong từ điển của tôi không có từ "không thể"". Các kỹ năng khác mà các nhà lãnh đạo thế kỷ 21 cần là gì? Sức mạnh và tiềm năng lãnh đạo của bạn sẽ được phát hiện nhờ vào: - Sự chuyên nghiệp, không phải vị trí của bạn - Danh tiếng, mà được tích luỹ thông qua cách làm việc kiên định và đáng tin cậy nhưngthể bị huỷ hoại trong một hành động đơn giản, thiếu suy nghĩ. - Sự chính trực và tin cậy cá nhân - Khả năng thương lượng các kết quả đôi bên cùng có lợi. Giống bất kỳ điều gì khác, khả năng đàm phán là một kỹ năng có thể học được và hoàn thiện. Hãy tin tôi, các nhà lãnh đạo vĩ đại phải là những nhà đàm phán vĩ đại - tìm ra con đường cho mình trong lúc thuyết phục mọi người về giá trị và phẩm giá, rằng họ là những người chiến thắng trong sự hiện diện của bạn. Ngoài khả năng đàm phán, các nhà lãnh đạo phải là người quản lý thứ tài sản quý giá nhất của họ - thời gian. Họ phải biết rằng cụm từ "quản lý thời gian" là một từ dùng sai. Với họ, thời gian không bao giờ là một rào cản cho việc thực hiện công việc. Nghĩ rằng đó là một rào cản là một cách tự phục vụ và tự đánh bại. Tự quản lý, chứ không phải là quản lý thời gian là "liều thuốc giải độc" cho thực tế của việc thiếu thời gian. Lập ra các ưu tiên, uỷ thác vì lợi ích của việc tăng cường những người khác và biết những điềucần làm là công việc của các nhà lãnh đạo. Hiểu tầm quan trọng của nguyên tắc của Pareto. Nếu bạn tập trung chú ý vào những hoạt động mà chiếm khoảng 20% tầm quan trọng của chúng, bạn sẽ phải mất 80% nỗ lực. Bất kỳ điều gì không quan trong với bạn nên được uỷ thác hoặc loại bỏ. Sắp xếp lại các ưu tiên - không phải hoạt động nào cũng như nhau. Nhà lãnh đạo đơn giản hoá. Peter Drucker cho rằng: "Nếu nó không đơn giản, nó sẽ không hoạt động". Chìa khoá với thành công của tổ chức nằm trong sự tập trung. Và điều này không thể giành được nếu thiếu sự rõ ràng. Sự rõ ràng sinh ra sự đơn giản và dẫn đến hiểu biết. Sự hiểu biết dẫn đến sự tập trung - biết điều gì là quan trọng. Sự tập trung đúng sẽ dẫn đến các kết quả và hành động đúng - phán đoán và hành vi đúng hướng tổ chức tới việc thực hiện những điều vĩ đại và do đó, nhận ra tầm nhìn của nó. Các nhà lãnh đạo phải tìm những cụm từ đơn giản để đưa ra những nhận thức phức tạp. Để tôi gợi ý hai quan điểm đơn giản mà các nhà lãnh đạo hiểu. Một là thực tế hiển nhiên là mọi người sẽ hành động dựa trên ý kiến riêng trước khi họ hành động dựa trên ý kiến của bạn. Nghệ thuật lãnh đạo là làm cho mọi người tin rằng ý tưởng của bạn cũng thực sự là ý tưởng của họ, và sau đó đồng ý với họ. Không chỉ mọi người được trao quyền, họ còn cam kết với việc làm chủ và đi theo. Hai là, vì các nhà lãnh đạo hiểu được sức mạnh của sự đơn giản, họ cũng thấy được các mặt và tập trung vào nền tảng. Họ không bị dụ dỗ bởi những điều nhanh chóng và tức thời cho việc đưa ra những thay đổi cần thiết. Họ hiểu rằng xây dựng các tổ chức và nhóm đòi hỏi sự hiểu biết về một số sự thật đơn giản mà dễ hiểu. Jim Murray Leader-values Nguyệt Ánh (dịch) (còn nữa) * Jim Murray có 4 bằng trong các lĩnh vực khác nhau, dạy marketing và động cơ tổ chức ở 5 trường đại học của Canada, từng là hiệu trưởng trường Đại học Princeton, là nhà tư vấn cho nhiều tổ chức và là một chuyên gia được thừa nhận về việc quản trị và trách nhiệm tổ chức, có hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch chiến lược cho các tổ chức. Ông tổ chức nhiều khoá học về các chủ đề như Không đóng khung suy nghĩ; Khuyến khích sự thay đổi chiến lược; Nghệ thuật đàm phán, Gây ảnh hưởng với những người khó tính Lãnh đạo thế kỷ 21: Những điều kiện cần thiết (Phần 2) "Tôi nhớ đến ông chủ đầu tiên của tôi. Dù tôi gặp ông ta ở đâu, ở văn phòng hay tình cờ ở sảnh - thì sau cuộc gặp đó, tôi biết phải làm gì, tôi muốn làm nó, và tôi cảm thấy mình có thể làm được" - Jim Murray - nhà tư vấn cho nhiều tổ chức, kể lại. Làm sao để xây dựng được một hành trang lãnh đạo? Với những người bắt đầu, tìm các vị trí mà trang bị cho bạn sự kiên cường, bền bỉ chứ không phải là sự an toàn trong công việc. Đánh giá đóng góp của bạn với tổ chức và khách hàng chứ không phải vị trí hay tước vị của bạn. Tập trung vào giải pháp chứ không phải tập trung vào các vấn đề trong những điều bạn làm. Chỉ đường, nhưng không phải là đứng chỉ chỏ. Thử thách các cách làm cũ. Hỏi những điều bạn không hiểu. Đánh giá sự tiến bộ, không phải bằng việc được trả thêm bao nhiều tiền, mà bằng sự phong phú của công việc bạn làm và ảnh hưởng của nó lên những người khác. Tìm ra công việc có thể nuôi dưỡng kỹ năng cho bạn và bỏ các công việc mà không thêm cho bạn kỹ năng nào. Học nghệ thuật của sự tự thúc đẩy. Ngày mà bạn ngừng việc tự thức đẩy bản thân và sở thích của bạn là ngày bạn ngừng tiến bộ. Các cơ hội hiếm khi đến với những người có đủ các phẩm chất nhất mà đến với những người tự thúc đẩy họ tốt nhất, và những người đúng thời điểm, đúng chỗ. Điều này có thể hơi bất công nhưng lại rất tình cờ. Trở thành một người thầy. Thực tế, hãy trở thành người thầy tốt nhất của riêng bạn. Để tự dạy mình, đầu tiên bạn phải học cách dạy người khác. Nhà tư vấn Noel Tichey khuyên chúng ta rằng: "Các nhà lãnh đạo là những người thầy đầu tiên và tiên quyết". Chọn một trong những lĩnh vực mà bạn tin rằng bạn có khả năng và xây dựng nó xa hơn. Vượt qua khả năng của bạn, trở thành người làm chủ. Làm vậy bạn sẽ được những người khác thừa nhận vế kiến thức chuyên môn. Đừng bao giờ đứng ngoài cuộc và đợi một lời mời tham gia trò chơi. Tiến đến và tham gia vào các dự án mới và các phần việc đầy thử thách. Chịu trách nhiệm cho thất bại. Các nhà lãnh đạo thực sự không đổ lỗi cho ai khác ngoài họ. Họ học thông qua việc tự đánh giá cách làm việc của mình. Họ học từ các kết quả tiêu cực, chẳng hạn như bị giáng chức hoặc sa thải. Chìa khoá với sự tiến bộ là học từ kinh nghiệm trước đây. Lúc khó khăn mới biết mình thực sự là ai. Tất cả những điều trên về việc lãnh đạo là các kỹ năng bạn có thể học - từ những người khác, từ các khoá học phát triển chuyên nghiệp, từ sự quan sát, từ việc nhận thức và đánh giá có tính chất xây dựng. Tôi đã được làm việc với các thử thách và các vấn đề lãnh đạo của những người nắm giữ trách nhiệm điều hành trong quân đội, trong các trường học, các tổ chức chăm sóc sức khoẻ và giám dục, các hiệp hội chuyên nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nhỏ. Theo tôi đoán, nhận thức về việc lãnh đạo đã bị làm xấu đi bởi việc lạm dụng nó, gần giống nhận sự xuất sắc và chất lượng. Chúng ta thường tiếc vì thiếu vắng sự lẵnh đạo khi chúng ta thất bại trong việc phát hiện ra sự hiện diện của nó. Và phổ biến là để mất sự hiện diện của những điều chúng ta đang tìm kiếm để mô tả. Adam Urbanski, đồng sáng lập của "Mạng lưới cải cách liên hiệp các nhà giáo" đã quan sát thấy rằng: "Sự lãnh đạo đang được sử dụng ngày càng tăng như một từ đồng nghĩa với quản lý" và rằng "chúng ta luôn luôn cẩu thả khi nói về việc lãnh đạo và quản lý". Thực tế, nhiều người cho rằng có rất ít sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý - rằng quản lý là một dạng đơn giản khác của lãnh đạo. Và những điều này dẫn đến sự lẫn lộn vai trò. Một khó khăn trong việc hiểu điềucần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo là hầu hết các định nghĩa có xư hướng dựa vào đặc điểm của nhà lãnh đạo, không phải dựa vào những điều nhà lãnh đạo thực sự làm. Các áng văn nhắc nhở chúng ta rằng các nhà lãnh đạo là những người thông minh, chăm chỉ, cạnh tranh, chu đáo, linh hoạt, đáng tin cậy .Nhưng tất cả chúng ta biết rằng những người có những đặc điểm này không phải là các nhà lãnh đạo. Tập trung vào các phẩm chất lãnh đạo không còn là cách hữu ích. Tôi thích một quan điểm rằng lãnh đạo là biết nơi để đi, trong khi quản lý là biết cách làm thế nào để đến đó. Tôi nghĩ lãnh đạo, được định nghĩa đơn giản, là trao quyền cho những người khác giành được các mục tiêu mơ ước. Tôi nhớ đến ông chủ đầu tiên của tôi. Dù tôi gặp ông ta ở đâu, ở văn phòng hay tình cờ ở sảnh - thì sau cuộc gặp đó, tôi biết phải làm gì và tôi muốn làm nó, và tôi cảm thấy mình có thể làm nó. Ông ta là một nhà lãnh đạo. Thật may mắn, ông ta cũng là người hướng dẫn của tôi. Có một câu cổ ngữ nói rằng, có những người làm cho mọi việc diễn ra, có những người quan sát mọi việc xảy ra, và có những người đơn giản muốn biết: "Điều gì đã xảy ra?". Cũng giống như vậy, những người có sức lực là những người có thể làm cho mọi việc diễn ra. Có những người có thể trao quyền cho những người khác, kết quả là làm cho những điều quan trọng diễn ra. Vì thế, lãnh đạo phải là khả năng trao quyền cho những người khác. Lãnh đạo là vấn đề của đặc điểm? Tất nhiên. Heraclitus, một nhà sử học cổ đại, đã nói với chúng ta rằng: "Đặc điểm của một người là số phận của anh ta". Đây là một điều đơn giản nhưng lại là sự thật. Sự hiện diện của các đặc điểm của nhà lãnh đạo, theo quan điểm của tôi, là sự chính trực, tò mò, tin cậy và sự dám làm của người đó. Lúc đầu, người đó phải có một tầm nhìn hướng dẫn, không có nó, một nhà lãnh đạo không thể biết mình muốn làm gì với tài năng của mình và không biết mình muốn đi đâu. Sự thuyết phục của một thông điệp nằm trong sự tin cậy của người nói. Mọi thông điệp mà mọi người nhận được lọc thông qua người chuyển tải nó. Nếu bạn xem người chuyển tải thông điệp đáng tin, bạn có thể tin rằng thông điệp đó có giá trị. Tôi ngờ rằng bạn đã nghe thấy câu nói rằng, hãy biết rõ chính mình. Với tôi, điều này nghĩa là biết về điểm mạnh và xác định các tài năng. Nó bao gồm việc biết về điểm nóng, điểm yếu và những điều bạn không thể làm tốt. Mọi người không thể nhận biết được mình sẽ đưa ra các quyết định tồi, ngu ngốc và thiếu logic như thế nào. Các nhà lãnh đạo giỏi bắt đầu con đường sự nghiệp như những nhân viên giỏi. Lãnh đạo và nhân viên cùng chia sẻ một số đặc điểm quan trọng, đặc biệt là khả năng hợp tác và sẵn sàng lắng nghe. Các nhà lãnh đạo giỏi và nhân viên giỏi hỏi những câu hỏi hay. Họ muốn biết điều gì và tại sao. Đó là cách họ tới nơi họ tới và đó là cách họ lãnh đạo ở bờ vực của sự thay đổi. Chú ý vào những người khác trở thành cách tốt nhất để học từ họ, dường như là cách có sức mạnh nhất để ảnh hưởng tới họ. Và ảnh hưởng đến người khác chắc chắn là tất cả mọi điều về việc lãnh đạo - làm cho những người khác làm việc. Lắng nghe hơn cả là một tác phong lịch sự, nó là vũ khí chiến lược trong "kho" các kỹ năng lãnh đạo. Làm cho bất kỳ người nào bạn đang lắng nghe trở thành trung tâm ở thời điểm đó. Làm vậy có ý nghĩa nhiều hơn so với sự liên hệ bằng mắt, nó nghĩa là cả liên hệ bằng não nữa. Sai lầm lớn nhất mà một nhà lãnh đạo mắc phải là gì? Đó là giành quá nhiều danh vọng. Một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ giành danh vọng. Các nhà lãnh đạo giành được sự tin cậy, lòng trung thành, sự phấn khích và năng lượng khi họ có được danh vọng từ những người thực hiện công việc. Một cái tôi không nên quá lớn đến nỗi để mất sự tôn trọng của đồng nghiệp. Một nhà lãnh đạo giành được sự tin cậy như thế nào? Không có sự tin cậy, nhà lãnh đạo không thể lãnh đạo. Sự tin cậy là nhiên liệu làm chạy tổ chức nhanh nhẹn và tiến bộ. Khi mọi người tin cậy nhau, họ sẽ chấp nhận mạo hiểm, họ thử thách sự hiểu biết, họ dám lãnh đạo. Sự tin cậy là điều kiện tiên quyết để cải thiện cách làm việc của tổ chức và giành được những lợi thế cạnh tranh bền vững. Khi sự tin cậy mất đi, việc truyền thông cũng bị giảm giá trị. Khi việc truyền thông đổ vỡ, sự hợp tác trở nên khó khăn hơn. Và khi điều này diễn ra, sự quan liêu và xung đột hiển nhiên sẽ phát sinh. Khi sự tin cậy được nuôi dưỡng, các nhóm tập trung vào việc giành được nhiệm vụ và tiến hành các giá trị của tổ chức. Không có gì giống như sự tin cậy. Bạn biết rằng bạn có thể có được sự tin cậy. Một nhà lãnh đạo không thể giả mạo vì mọi người có thể dễ dàng phát hiện ra "hàng giả". Một trong những cách chúng ta tăng cường và duy trì sự tin cậy là quan tâm đến số phận của những người khác, bằng việc luôn ở bên họ. Vì thế luôn luôn nói thật và giữ sự tự tin. Khi các nhà lãnh đạo nói thế này và làm thế kia, họ nhanh chóng mất đi sự tin cậy của những người đi theo. Sự thiếu tin cậy không có hình dạng nhất định nhưngthể xâm nhập khắp nơi. Bạn không trông thấy nó, không ngửi thấy nó, nhưng rốt cuộc nó có thể giết chết bạn, ý tưởng và tổ chức của bạn. Áp lực tạo ra bằng các thay đổi liên tục, bằng sự biến động nhân viên, có thể làm xói mòn sự tin cậy của tổ chức. Và tôi nghĩ, đó là lúc nhà lãnh đạo đối mặt với thử thách lớn nhất. Rõ ràng là, các nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 biết cách phát triển, khai thác và nâng cao vốn tri thức. Họ sẽ biết cách sử dụng nhiều hơn những điều mọi người biết, cho mọi người biết điều đó là hữu ích, cho mọi người thời gian suy nghĩ và thực hiện bằng việc hạn chế việc quan liêu vô nghĩa. Các nhà lãnh đạo của tương lai sẽ tạo ra các mạng lưới, không phải là các hệ thống thứ bậc, để vừa tạo ra vừa chia sẻ kiến thức. Họ sẽ phân biệt cái giá trả cho mọi người với cái giá đầu tư vào họ. Họ sẽ cải thiện chuyên môn ở góc độ chiến lược, làm cho những người thông minh làm việc thông minh hơn, làm cho kiến thức ngầm trở nên rõ ràng, và hiểu cách để đào tạo mọi người cũng như các hạn chế của việc đào tạo. Bạn đã có những điều cần thiết này chưa? . Lãnh đạo thế kỷ 21: Những điều kiện cần thiết (Phần 1) Nhà lãnh đạo của quá khứ là một người thực hiện. Nhà lãnh đạo của hiện tại là. của việc lãnh đạo cũng như vậy. Điều làm nên các nhà lãnh đạo của ngày hôm qua sẽ không tạo nên nhà lãnh đạo của ngày mai nữa. Nhà lãnh đạo của thế kỷ 21

Ngày đăng: 09/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan