1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? docx

6 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? Với những cấp dưới thuộc thế hệ 8X, người lãnh đạo đối mặt với cả những hứa hẹn và âu lo, nhưng, hứa hẹn vẫn nhiều hơn. Họ đông đảo, trẻ trung, nhiệt huyết, được hấp thụ nền giáo dục tốt và năng động trước mọi thay đổi. Họ là lực lượng lớn mạnh của sự phát triển tương lai, là những người sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các tổ chức. Thế hệ 8x là những người thực tế, biết hưởng thụ và đề cao giá trị cá nhân. Ảnh Corbis Thế hệ những người sinh sau năm 1980 là những người trẻ thực tế, biết hưởng thụ và đề cao giá trị cá nhân. Họ yêu thích những sản phẩm hàng hiệu, có nhiều thú vui như bơi lội, khiêu vũ, tụ tập, tiêu dùng và thể hiện năng lực bản thân. Họ mới thực sự gia nhập vào đội ngũ lao động chưa lâu và được sống trong một giai đoạn phát triển nhanh chóng và đầy biến động của nền kinh tế. Người lãnh đạo giỏi là người khơi gợi được những ý tưởng táo bạo của tập hợp những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết này, định hướng để họ tập trung sức lực vào công việc chứ không phải nổi loạn. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều quốc gia cũng xem 8x là “một thế hệ bùng nổ”. Nếu như bạn có thể chỉ huy được họ bạn sẽ thực sự trở thành nhà lãnh đạo của tương lai. Vậy những thách thức của người lãnh đạo thế hệ 8x là gì và làm thế nào để giải quyết những vấn đề nảy sinh? Sẽ có vài bí quyết dành cho bạn: Quản lý doanh nghiệp phải bắt kịp thời đại Với những doanh nghiệp lớn hiện nay, đa số các lãnh đạo cao cấp vẫn là những người trung niên hay có khoảng cách tuổi tác nhất định với thế hệ 8X. Những sách kinh điển về quản lý cũng xuất hiện trước những năm 80 vì thế việc một số phương pháp và kỹ năng quản lý không còn hiệu quả là điều tất nhiên. Vì lẽ đó người lãnh đạo phải nhanh chóng cập nhật kiến thức, nắm bắt những diễn biến sinh động của cuộc sống cũng như chuẩn bị một tâm thế hội nhập hăng say hiệu quả. Người quản lý cần nắm rõ và cảm thông với những đặc điểm tâm sinh lí của những nhân viên 8x, điều chỉnh phong cách lãnh đạo cũng như phong cách làm việc của toàn tổ chức cho phù hợp. Đào tạo nhân viên là khâu vô cùng quan trọng. Tuy nhiên cần chú ý đào tạo không chỉ về kỹ năng, kiến thức mà điều then chốt là khơi gợi tinh thần trách nhiệm của nhân viên với tổ chức. Văn hóa công sở, tôn chỉ của đơn vị là những yếu tố cần đề cao hơn bao giờ hết. Sự chỉn chu trong tác phong của toàn doanh nghiệp sẽ cuốn những nhân viên trẻ trung vào một guồng máy lao động nghiêm túc và cống hiến. Trách nhiệm, trung thực, tuân thủ là những phẩm chất cơ bản cần phải có của một nhân viên. Đối với những nhân viên 8X, một thế hệ được o bế, một điểm nữa cần chú ý chính là khơi gợi và củng cố tinh thần tập thể. Muốn họ gắn bó với công việc, cần đảm bảo rằng những nỗ lực của họ luôn được ghi nhận và trả công xứng đáng. Bớt những thủ tục rườm rà và cảm giác ràng buộc Chắc chắn tổ chức nào cũng có những quy định riêng, mà là quy định thì ai cũng cần phải tuân thủ không có ngoại lệ. Đảm bảo ở mức tối đa sự công bằng thì khả năng trật tự được duy trì hợp lí sẽ cao hơn. Tuy nhiên với một thế hệ nhân viên mới thì càng ít các quy định kiểm soát càng tốt. Phương pháp quản lý theo đầu việc, chú trọng kết quả, ít giám sát quá trình được các chuyên gia khuyên dùng. Hãy cho những nhân viên sáng tạo, đầy nhiệt huyết những không gian riêng mà họ có thể tha hồ vùng vẫy, khả năng đột phá trong công việc và thu hoạch những sáng kiến sẽ lớn hơn rất nhiều. Tổ chức IBM đã rất thành công khi thực hiện mô hình “công sở linh hoạt”, thời gian làm việc tính theo tháng, không nhất thiết ngày nào cũng có mặt ở công sở 8 tiếng. Tiêu chí quan trọng nhất là mức độ hoàn thành công việc được giao. Với khoảng thời gian tối thiểu cần có mặt tại công sở thấp đến mức khó tin 20 giờ, rất ít người vi phạm kỉ luật và hầu như cũng không muốn vi phạm. Khơi gợi và rèn luyện tinh thần trách nhiệm Vẫn phải nhấn mạnh một lần nữa tinh thần trách nhiệm là yếu tố vô cùng quan trọng. Một nhân viên nhiệt huyết không chỉ đảm bảo hiệu quả công việc của anh ta mà còn có tác dụng thức đẩy người khác cùng cố gắng. Phát hiện nhân viên tinh thần trách nhiệm cao sẽ có người giữ lửa cho ngọn lửa tinh thần được người lãnh đạo nhóm lên. Phương pháp phổ biến để các doanh nhiệp Nhật khảo sát năng lực quyết định thăng chức cho nhân viên là phỏng vấn theo tình huống mở. Tình huống có thể gặp là người phỏng vấn ứng viên đang đặt câu hỏi thì nói có việc bận và rút ra. Khi ứng viên còn lúng túng không biết sẽ tiếp tục thế nào thì xuất hiện một số người không rõ nhiệm vụ sẽ đột ngột xuất hiện và đưa ra những tình hống mà ứng viên rất khó trả lời hoặc không mấy bận tâm như: “Phòng tài vụ trên tầng mấy?”, “Thay mới đồ dùng văn phòng thế nào?” hay “Nhà vệ sinh ở đâu”. Ứng viên sẽ mất cơ hội khi chỉ trả lời một câu: “Tôi không biết”. Câu trả lời: “Xin lỗi. Tôi không rõ. Nhưng tôi có thể hỏi rõ/tìm xem” được đánh giá rất cao. Có những chiến thuật tâm lý mà tác động của nó là rất lớn. Với một thế hệ nhiết huyết, xúc cảm và luôn muốn chứng minh giá trị bản thân như 8x thì người lãnh đạo cần có những liệu pháp tâm lý riêng, để những nhân viên 8x của mình có thể phát huy hết thế mạnh, thậm chí khai thác thêm những khả năng tiềm ẩn. Thế hệ 8Xthế hệ có cá tính rõ rệt và luôn muốn khẳng định cá tính này trên nhiều phương diện. Văn hóa doanh nghiệp kích thích người trẻ tuổi “Chúng ta làm việc, ông chủ kiếm tiền, rất là đơn giản”. Với một thế hệ thực tế (nhiều khi đến mức thực dụng) quan hệ giữa nhân viên và tổ chức nhiều lúc chỉ đơn thuần là quan hệ thuê mướn nhân công, thật khó mà đề cập đến khái niệm “trung thành”, "dốc sức”. Đừng quan niệm dùng tiền là mua được tất cả. Yếu tố nuôi dưỡng lòng chân thành quan trọng không kém là văn hóa doanh nghiệp, yếu tố có thể hình thành thế giới quan mới của nhân viên. Đừng sốt ruột khi thấy nhân viên của bạn coi công việc là một cuộc dạo chơi, thực ra có được hứng thú như thế đã là một yếu tố tích cực rồi. Việc của người lãnh đạo là đảm bảo luật chơi thật công bằng và tạo nên nhiều cơ hội chiến thắng cho mọi người. Nếu đang có đà phát triển, đừng ngại mở rộng quy mô tổ chức, hãy thuê thêm nhân viên và đào tạo họ. Luồng sinh khí mới và tương lai phải cạnh tranh khiến các nhân viên sẽ không ngừng phấn đấu Yêu quý các nhân viên của bạn vì họ chính là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp của bạn. Tích cực xây dựng một không khí đầm ấm trong cơ quan nơi mà các nhân viên không chỉ chia sẻ ước mơ sự nhiệp mà còn là sở thích, thú vui và những lo lắng thường ngày. Mở rộng cửa phòng bạn Quan tâm đến nhân viên là cách tốt nhất để bạn hướng họ vào công việc một cách chuyên tâm và nhiệt thành hơn. Tuy nhiên cửa phòng lãnh đạo mở không có nghĩ là tần suất bạn đến nhòm vào ô làm việc của nhân viên nhiều hơn. Mở rộng cửa để đón nhận mọi ý kiến và cố gắng để cho nhân viên trở ra với một nụ cười mãn nguyện. Củng cố cá tính, tạo nên động lực Thế hệ 8xthế hệ có cá tính rõ rệt và luôn muốn khẳng định cá tính này trên nhiều phương diện. Thực tế cho thấy, điều này gây không ít khó khăn cho những người lãnh đạo. Nhân cách là một đặc điểm khu biệt của mỗi con người, hình thành rất sớm, có thể lấy mốc ở thời điểm: một cá thể nhận thấy mình khác biệt so với những cá thể khác. Đây là một bản năng và không thể thay đổi được. Tuy nhiên, mỗi tính cách cá nhân lại có tính hấp thụ rất cao, điều này đòi hỏi người quản lý phải chú ý bồi dưỡng, đào tạo cho phù hợp. Khi tuyển chọn một ứng viên trẻ tuổi vào vị trí công việc nào đó, hãy chú ý đến cá tính của người đó. Trong điều kiện hiện nay, đặc thù mỗi công việc sẽ thích hợp với từng nét tính cách: kế toán, nhân viên văn phòng cần người cẩn thận, chỉn chu; PR coi trọng sự năng động; kỹ thuật đòi hỏi sự sáng tạo Chọn người theo tính cách là một việc nhưng khi đã tuyển được nhân viên, người lãnh đạo lại cần tiếp tục đào tạo nhân viên của mình theo hướng đa dạng hóa. Trong thời gian thực tập/thử việc hãy giúp cho nhân viên học tập, bổ sung các kỹ năng công việc cần thiết, đồng thời cho họ thử sức ở những nhiệm vụ mang tính chất khác nhau. Không có gì vui thích bằng việc nhân viên tự khám phá bản thân của họ, điều này sẽ giúp cho khả năng thích nghi và xử lý tình huống bất ngờ trong tương lai. Đó cũng là một phép so sánh để nhân viên trẻ định hướng rõ hơn về nghề nghiệp của mình. Khi thấy được công việc mình lựa chọn là hoàn toàn phù hợp, họ sẽ dốc toàn tâm để thực hiện giấc mơ sự nghiệp của mình. Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? (phần 3) 17:43' 27/08/2007 (GMT+7) Cảm giác sợ mình tụt hậu, không thấy hài lòng với bản thân là ám ảnh của thế hệ 8x. Khi nỗi lo cơm áo đã lùi vào dĩ vãng, người trẻ tuổi luôn trăn trở: liệu người khác có biết đến mình, có nhớ về mình và yêu quý mình không?. Do đó, tạo hình ảnh cho nhân viên là việc lãnh đạo của các nhân viên 8x nên làm. Lo lắng về cách nhìn nhận của người khác lấn át cả sự đánh giá về bản thân rất dễ đẩy người trẻ vào cảm giác trống rỗng, làm mất đi hứng thú với công việc cũng như cuộc sống của họ. Người lãnh đạo cần thấu hiểu và giúp nhân viên tự tạo dựng hình ảnh của bản thân, giúp họ nhận thức được bản thân đúng hơn và “nuông chiều” bản thân cũng đúng mực hơn. Định hướng then chốt là cần cho nhân viên thấy rõ được tầm quan trọng của công việc họ đang theo đuổi, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa bản thân việc nhận thức của mỗi nhân viên và vai trò đích thực của họ. Từ đó, hình thành một nhận thức đứng đắn về sự nghiệp giúp nhân viên tự tin và kiên định trên con đường đã lựa chọn. Nói một cách khác, tầm nhìn là yếu tố tối cần thiết của người làm lãnh đạo để nhận ra tiềm lực của nhân viên, định hướng, cổ vũ cho họ định hình lại và phát huy khả năng vốn có. Hãy dùng phương pháp đặt mình vào vị trí người khác để xem xét từng vấn đề một cách khách quan và toàn diện. Cởi mở với nhân viên để tạo nên một diễn đàn thực sự ở công sở nơi các nhân viên thực sự tham gia và có ảnh hưởng đến cả tập thể. Tạo nên một không khí công sở vui vẻ Thế hệ 8x là những cá nhân sành hưởng thụ, họ có những yêu cầu khá cao về cuộc sống và hiểu rõ ước mơ, sở thích của cũng như làm thế nào để đạt những niềm vui đó. Thế hệ nhân viên 8x đa phần không phải là công nhân sản xuất đơn thuần mà là nhân công có hàm lượng chất xám cao, được đào tạo chuyên nghiệp. Công cụ sản xuất chính nằm ở đầu óc họ. Nhân viên 8x đề cao trách nhiệm với lĩnh vực công việc nói chung cũng như uy tín bản thân trong ngành nghề của mình hơn là sự gắn bó với công ty. Sự phụ thuộc của họ vào tổ chức ngày càng giảm nên người lãnh đạo cần tạo dựng cho tổ chức của mình một không khí làm việc ấm áp, thân thiện, khiến những nhân công trí thức yên tâm thực hiện hoài bão của mình tại nơi “đất lành” Sai sót là một điều khó tránh trong bất kỳ quá trình vận hành nào của tổ chức. Hãy khen thưởng những người phát hiện ra sai sót nhưng cần chú ý đề cao những nhân vật tìm ra được “sai sót ở đâu, khắc phục thế nào chứ không phải theo kiểu “ai làm sai”. Khen thưởng xứng đáng và giảm bớt đi hứng thú chỉ trích, người lãnh đạo cần tách xa dần hình thức lãnh đạo mệnh lệnh, kết hợp tổ chức những hoạt động giải trí tập thể, đãi ngộ đau ốm để làm cho không khí tổ chức thêm nồng ấm. Nhân viên 8x và sự tu dưỡng bản thân Với những nhân viên 8x sẵn sàng nổi loạn, người lãnh đạo hãy vứt bỏ tư tưởng “đưa cấp dưới vào khuôn khổ” mà hãy đề cao sự tự ý thức mỗi cá nhân và sự tu dưỡng bản thân của họ. Những nét tính cách khó “thuần phục" của thế hệ trẻ cần được quan niệm lại để tìm ra cách giải quyết hợp lý. Mỗi cá nhân là một tiểu hành tinh với quỹ đạo riêng nên việc áp đặt và đánh giá vội vàng chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, vũ trụ tổ chức sẽ nổ tung. Hãy thừa nhận cá tính nhân viên của bạn đồng thời vẫn áp dụng một phương pháp cổ truyền vẫn luôn có hiệu quả trong mọi trường hợp: “khen tốt chê dở” và mang tinh thần xây dựng một nhân viên kiểu mẫu - cũng đồng thời là những phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng: có thể đảm nhận được những vị trí công việc khác nhau, rút ngắn khoảng cách nhận thức cá nhân, nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm, xác định đúng vai trò của mình Hãy chỉ rõ những cơ hội thăng tiến có được bằng khả năng đích thực. Nhân viên của bạn cần biết rằng họ không chỉ nên học cách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với công ty, sếp tổng, sếp trực tiếp, đồng nghiệp mà còn là mọi yếu tố liên quan đến tổ chức từ những chi tiết nhỏ nhất. Mở rộng chân trời quản lý cho nhân viên của bạn và cả triển vọng “nếu anh quản lý tốt được những gì xung quanh, anh hoàn toàn có thể quản lý cả cấp trên”. Cuộc sống hiện đại thay đổi nhanh chóng, người lãnh đạo cần có cái nhìn thoáng hơn: yếu tố nào đem lại hiệu quả công việc đó là chân lý. Người lãnh đạo thông minh là người coi trọng người tài và mở ra những cơ hội thành công cho nhân viên. Néu bạn đào tạo được người lãnh đạo tiếp theo từ thế hệ 8x, và người đó có thể thăng tiến nhanh hơn cả bạn, đó thực sự là thành công lớn nhất. . Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? Với những cấp dưới thuộc thế hệ 8X, người lãnh đạo đối mặt với cả những hứa hẹn và âu lo, nhưng, hứa hẹn. Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? (phần 3) 17:43' 27/08/2007 (GMT+7) Cảm giác sợ mình tụt hậu, không thấy hài lòng với bản thân là ám ảnh của thế hệ 8x.

Ngày đăng: 15/01/2014, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w