Tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc Hưởng lợi nhiều nhất từ công việc “Hãy tìm ra nghề mình muốn làm, nghĩa là bạn đã thêm được 5 ngày nữa vào mỗi tuần” Ai trong số chúng ta cũng từng mơ tới một công việc mình muốn làm cả đời. Một công việc khiến ta luôn có năng lượng, đam mê. Một công việc biến mỗi giờ làm việc thành niềm vui và sự say mê vô tận. Có những người đã tìm ra công việc đó và kiếm tiền rất nhiều như các vận động viên điền kinh , golf thủ hay vận động viên trượt tuyết. Nhưng liệu có ai thật sự mơ ước ngồi thao tác trước một đống giấy từ, mơ nhìn sản phẩm chạy ngang qua trên bằng chuyền, hay đơn giản chỉ mơ được giải quyết những rắc rối của người khác không? Mơ ước là một chuyện, còn thực tế lại khác. Nếu mơ ước và thực tế trùng khớp, hãy cảm ơn cơ hội hiếm có này và tận hưởng nó. Còn không, bạn vẫn có thể tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc nhờ những lựa chọn thực tế. Công việc như ý không có nghĩa là theo đuổi điều gì quá sức hấp dẫn hoặc kiếm được thật nhiều tiền. Một công việc như ý là cách bạn tìm thấy sự hài lòng ở nơi mình không mong muốn nhất . Tâm điểm của sự hài lòng nằm ở thái độ và nguyện vọng của bạn khi làm việc, và chủ yếu dựa vào cách bạn tiếp nhận công việc hơn là nhiệm vụ cụ thể phải làm. Bạn sẽ luôn thấy hài lòng dù đang làm việc trên nông trường, nhà máy, góc nhỏ văn phòng hoặc thậm chí trên sân bóng chày, chỉ cần hiểu được những nguyên nhân chủ yếu của thì cái điều bí mật ở đây là hiểu được yếu tố quan trọng nhất của những điều riêng biệt cần thiết cho chính bạn để có đựoc sự thỏa mãn trong công việc Nhận diện nguyên nhân gây thỏa mãn Có 3 mức độ đánh giá về công việc bạn đang làm: một công việc, một nghề nghiệp hay là đam mê? Với mỗi vị trí, mức độ thỏa mãn sẽ hoàn toàn khác nhau. • Nếu bạn chỉ đang làm “một công việc”: Vị trí sẽ là tác nhân chủ yếu có tác động mạnh nhất đến việc bạn đi hay ở. • Nếu bạn đang theo đuổi một Nghề nghiệp, bạn tìm kiếm cơ hội thăng tiến và phát triển trong công việc. Bạn sẽ thỏa mãn với các yếu tố có liên quan mật thiết đến vị trí, sức mạnh và địa vị. • Nếu bạn làm việc vì ĐAM MÊ, chỉnh bản thân việc là nhân tố quyết định cảm hứng mà không phải là tiền bạc, thanh thế hay quyền hành. Hiển nhiên đây chỉ là cách phân loại chung chung và bạn có nhiều hơn một cách tiếp cận đối với công việc hiện tại. Chỉ cần nhận thức được loại công việc bạn đang làm và điều bạn cần làm để thỏa mãn trong công việc, bạn sẽ nhận diện và điều chỉnh mong đợi một cách thích hợp. Xây dựng sự thỏa mãn trong công việc Khi đã nhận diện được bạn cần gì để thỏa mãn trong công việc, hãy thử trải nghiệm 7 nguyên tố sau để có nhận xét chính xác hơn. • Tự nhận thức • Thử thách • Sự đa dạng • Thái độ tích cực • Hiểu những sự lựa chọn của bạn • Cân bằng cuộc sống • Sống có mục đích Tự nhận thức Trước tiên bạn cần hiểu rõ về điểm mạnh lẫn điểm yếu của bản thân để tìm ra đâu là công việc có thể phát huy điểm mạnh điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tốt nhất. Trong trường hợp này, phân tích SWOT cá nhân có vẻ là một công cụ hữu ích. Rất hiếm ai có khả năng làm tốt những gì không phải là thế mạnh của mình. Do đó thay vì ráng sức nâng cấp điểm yếu của bản thân, hãy dành thời gian để làm cái mà bạn thật sự giỏi. Cố gắng tìm một công việc/vị trí có thể sử dụng được những kĩ năng đó. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Schein’s carreer Anchors để hiểu thêm về tính cách và phong cách làm việc ưa thích của mình. Chỉ khi nhận thức rõ ràng về bản thân, bạn mới có thể gặt hái được tiền tài, địa vị và danh vọng phù hợp với các mục tiêu và kỳ vọng của mình. Yêu cầu công việc càng phù hợp với sở thích và tính cách bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội đạt được thỏa mãn trong công việc. Dưới đây là 6 nhân tố giúp bạn xác định được sự phù hợp đó. Thử Thách Có thể bạn không thích thử thách, nhưng hãy nhớ chính thử thách khiến chúng ta trưởng thành hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải đặt ra thử thách vượt quá sức mình như trở thành kỹ sư trưởng của Nasa hay Giám đốc WB. Mỗi người có một thử thách khác nhau vào từng thời điểm khác nhau. Vấn đề là bạn phải tìm ra đâu là điều mình có thể làm để đi lùi trong công việc. Thậm chí nếu công việc hiện tại đơn điệu và khá dễ dàng, bạn vẫn có thể đặt ra thử thách cho nó bằng một vài ý tưởng sau: • Tự đặt tiêu chuẩn cho công việc– có thể là vượt qua thành tích cũ hoặc kiến tạo môi trường cạnh tranh thân thiện, vui vẻ với đồng nghiệp • Hướng dẫn kỹ năng và kiến thức của bản thân cho người khác • Đòi hỏi trách nhiệm mới – cho phép bạn mở rộng khả năng của mình • Đảm nhiệm các dự án yêu cầu những kỹ năng của bạn. • Không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp – đọc sách, tham dự hội thảo, tham giai các khóa học nâng cao. Đa dạng Nhàm chán là thủ phạm chính khiến bạn không thỏa mãn trong công việc. Khi cảm thấy buồn chán, bạn sẽ mất đi nhiệt huyết và say mê trong công việc, khiến một công việc phù hợp cũng trở nên nhàm chán theo. Tham khảo một vài phương pháp thông dụng dưới đây để giảm bớt nhàm chán trong công việc: • Rèn luyện và học thêm những kỹ năng mới • Tìm kiếm nhiệm vụ mới hoặc phòng ban mới đòi hỏi bộ kỹ năng tương tự . Yêu cầu được thuyên chuyển công việc • Tự nguyện đảm nhận nhiệm vụ mới • Tham gia vào những công việc quản lý • Xin nghỉ phép để xả hơi Gợi ý 1 Nếu bản thân công việc yêu cầu sự lặp đi lặp lại, hãy thử thay đổi bằng cách thay đổi lịch trình của bạn. Thay vì ngồi ở phòng ăn để ăn trưa, hãy đi ăn ở ngoài hoặc lâu lâu thiết kế lại chỗ ngồi để tạo ra khung cảnh làm việc mới . Gợi ý 2 Nghề nào cũng có nhân tố gây buồn chán. Thậm chí có những việc mà ngay cả CEO cũng chẳng thích làm chút nào. Tuy nhiên hãy cố gắng tạo ra thật nhiều sự vui vẻ để chiến thắng cảm giác buồn chán trong công việc. Thái độ tích cực Thái độ chính là nhân tố cực kì quan trọng quy định cách bạn tiếp nhận công việc cũng như cuộc sống. Nếu thường tỏ ra chán nản, giận dữ hoặc thất vọng, bạn hầu như chẳng bao giờ thỏa mãn với bất kì việc gì. Muốn thay đổi thái độ sống cũng chẳng phải là công việc “ngày một ngày hai” mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cam kết. Thế nhưng cùng với thời gian, bạn sẽ bắt đầu thay đổi và biết nhìn cuộc sống dưới đôi mắt lạc quan hơn. Hãy thử một vài lời khuyên dưới đây: • Thôi không suy nghĩ tiêu cực nữa • Bắt mình hướng tới những suy nghĩ tích cực hơn • Đặt sự việc vào đúng hoàn cảnh của nó • Đừng dừng lại ở phí sau • Xem trở ngại chỉ là thử thách • Chấp nhận sai lầm là cơ hội để học hỏi • Trở thành một người lạc quan Đọc thêm bài Suy nghĩ tích cực để nhận diện và thay đổi những suy nghĩ của bạn. Hiểu đựoc những sự lựa chọn của bạn Mỗi khi có cảm giác bị bẫy, bạn thường bắt đầu lo lắng. Đầu tiên bạn hoang mang không biết điều gì đang đợi mình ngoài kia và bắt đầu tin rằng mình sẽ hài lòng hơn khi được làm một công khác. Để đối phó với nỗi sợ đó, hãy liên tục tìm kiếm cơ hội ngoài thị trường để mở ra nhiều cơ hội cho bản thân. Khi bắt đầu kiểm soát được tình hình, việc quyết định có tiếp tục công việc hiện tại hay không chính là sự lựa chọn của bạn, chứ không phải do tình thế ép buộc vì không có chọn lựa nào khác. • Luôn giữ danh sách thành quả công việc • Cập nhật hồ sơ xin việc thường xuyên • Luôn tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp mới • Tìm kiếm cơ hội khác mà bạn thích • Giữ phương châm “Mở cửa cho mọi cơ hội” Duy trì một cuộc sống cân bằng Các chuyên gia luôn khuyên mọi người nên giữ cho cuộc sống và công việc được cân bằng bởi khi tập trung quá nhiều vào một thứ gì đó, bạn thường phải trả giá bằng toàn bộ cuộc sống của mình. Khi công việc lấn át cuộc sống, bạn rất dễ bực mình, mất đi sự lạc quan cuộc sống đột nhiên đầy rẫy tiêu cực. Bạn có thể sử dụng công cụ Cầu vồng công việc cuộc sống hoặc Vòng xoay cuộc sống để gặt hái và duy trì sự cân bằng thích hợp trong cuộc sống. Tìm kiếm mục đích sống Yếu tố cuối cùng không kém phần quan trọng là phải tìm ra mục đích trong mỗi việc đang làm. Thậm chí nếu công việc đang làm quá nhàm chán, bạn cũng có thể nhìn thấy lợi ích thực sự mà công việc đó mà lại cho mọi người. Ngay cả công việc buồn chán nhất tcũng có mục đích nếu bạn thật sự đào sâu đúng mức. Còn nếu bạn không thể tìm ra, thì còn lãng phí cuộc đời để làm việc đó làm gì? Nếu bạn vẫn khó nhìn thấy giá trị trong công việc của mình thì hãy tham khảo bài viết sau đây: Unleashing the Power of Purpose Điểm mấu chốt Công việc đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó để hạnh phúc và làm việc hiệu quả, bạn phải thấy thỏa mãn trong công việc. Nếu không, điều đó sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang không làm một công việc trong mơ, trách nhiệm của bạn là tìm kiếm niềm vui trong chính công việc đó. Một khi đã tìm ra tác nhân chủ yếu giúp thỏa mãn trong công việc, bạn có thể kiểm soát và tạo ra sự thay đổi cầm thiết để luôn cảm thấy thật sự thỏa mãn và sung sức. Ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu tạo dựng một sự thay đổi nhỏ để bản thân thấy tốt và khác biệt – để rồi từ đó dần dần thay đổi và tạo ra môi trường để hỏa mãnchính bạn. . một công việc trong mơ, trách nhiệm của bạn là tìm kiếm niềm vui trong chính công việc đó. Một khi đã tìm ra tác nhân chủ yếu giúp thỏa mãn trong công việc, bạn có thể kiểm soát và tạo ra sự. cách bạn tìm thấy sự hài lòng ở nơi mình không mong muốn nhất . Tâm điểm của sự hài lòng nằm ở thái độ và nguyện vọng của bạn khi làm việc, và chủ yếu dựa vào cách bạn tiếp nhận công việc hơn. phải tìm ra mục đích trong mỗi việc đang làm. Thậm chí nếu công việc đang làm quá nhàm chán, bạn cũng có thể nhìn thấy lợi ích thực sự mà công việc đó mà lại cho mọi người. Ngay cả công việc