1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận khảo sát tính từ trong tập gái quê của hàn mặc tử

28 2,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 262 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi bài thơ lại mang một vẻ đẹp ngôn từ khác nhau. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của cảm xúc, là sự thăng hoa của nhà thơ. Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh đều thể hiện cung bậc tình cảm của nhà thơ. Từ ngữ trong thơ giữ một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là chất liệu để sáng tác mà còn là phương tiện để nhà thơ giãi bày cảm xúc. Lịch sử văn học đã chứng minh, một tác phẩm văn học có tồn tại với thời gian hay không là tùy thuộc vào những giá trị mà tác phẩm đó mang lại, trong đó có khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả. 1 Tính từ trong tiếng Việt không chỉ đa dạng, phong phú mà còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo câu và tạo lập văn bản. Cũng có thể nói rằng tính từ là một công cụ đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác. Trong nền văn học Việt Nam cũng như trong các công trình nghiên cứu đã có rất khá nhiều những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng được tìm hiểu về giá trị của tính từ như: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa. Hay như các tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu,… Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Ông ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Thơ của ông thể hiện chân thật con người của ông, cũng như cuộc đời của ông. Tuy cuộc đời của ông rất ngắn ngủi nhưng ông đã để lại lượng thơ khá đồ sộ và có ý nghĩa cho nền thơ ca Việt Nam. Thơ Hàn Mặc Tử là sự hòa trộn, đan xen giữa lãng mạn, tượng trưng và siêu thực. Ngôn ngữ thơ của ông được đánh giá là độc đáo và có sức ám ảnh lớn. Tính từ là một phương diện nổi trội góp phần làm nên cái độc đáo ấy. Vì vậy, việc “ Tìm hiểu tính từ trong tập thơ Gái Quê của Hàn Mặc Tử” là một phần cơ sở để chúng ta khẳng đinh tài năng và khẳng định nét riêng biệt của thơ Hàn Mặc Tử. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề khảo sát từ loại tính từ trong tác phẩm văn học tuy còn ít, tuy cũng có một số công trình đề cập đến như: “ Khảo sát từ loại tính từ trong Truyện Kiều” của Nguyễn Thị Kim Anh, “ Khảo sát nhóm từ biếu thị màu sắc trong thơ mới” của Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, “ Tính từ mô phỏng trong tập thơ Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, hay như: “ Màu xanh trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Thị Ngân Hoa (Ngữ học trẻ, 2005). Hàn Mặc Tử là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam giữa thời kì hoàng kim của thơ mới, và ông cũng là nhà thơ lạ nhất trong những 2 nhà thơ mới. Thơ ông không chỉ đặc sắc về nội dung tư tưởng mà còn có giá trị nổi bật về nghệ thuật trên các phương diện về phong cách và ngôn ngữ thơ. Chính vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ông. Tiêu biểu như: “Thơ Hàn Mặc Tử hay những bài tình ca bi thiết” của Huy Phong và Yến Anh, “Hàn Mặc Tử thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên, “Thơ Hàn Mặc Tử” của Lại Nguyên Ân. Công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại “Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn” vào năm 1941, một công trình có quy mô và chuyên biệt đầu tiên viết về Hàn Mặc Tử. Công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đã đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về thơ Hàn Mặc Tử. Nghiên cứu về thơ của Hàn Mặc Tử trên phương diện ngôn ngữ thì đã có công trình của các tác giả như: “Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử” của Ngô Thị Hiền( khóa luận tốt nghiệp Đại Học Vinh_chuyên ngành ngôn ngữ - 2011). Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử thì chưa nhiều, và đặc biệt những nghiên cứu về sử dụng tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử thì chưa có nhiều tác giả quan tâm. Vì vậy có thể nói rằng, việc nghiên cứu sự sử dụng tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử là một vấn đề rất thú vị, hấp dẫn và có phần mới mẻ. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Tính từ trong tập thơ Gái Quê của Hàn Mặc Tử ” làm đối tượng nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này đối tượng nghiên cứu là tất cả tính từ được sử dụng trong tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ”của Hàn Mặc Tử. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu các tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử. 3 - Phân tích đặc điểm của tính từ trong tập thơ Hàn Mặc Tử. Từ những tính từ đó có thể thấy được vai trò của nó đối với thơ của Ông. Qua hệ thống tính từ, đề tài nhằm tìm ra những đặc trưng, nét độc đáo của thơ Hàn Mặc Tử. - Làm tăng thêm tình yêu với Tiếng việt, tiếng mẹ đẻ và tình yêu với môn học này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiến hành khảo sát tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử, Thống kê , nhận xét, đánh giá. - Tìm hiểu giá trị của lớp tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại dùng để thống kê và phân loại tính từ trong tập thơ của Hàn Mặc Tử và tính tỉ lệ phần trăm của chúng. - Phương pháp phân tích tổng hợp: trong quá trình tìm hiểu những bài thơ có xuất hiện tính từ tôi dùng phương pháp phân tích các dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm đã nêu, từ đó rút ra kết luận. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Kết quả khảo sát tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử. Chương 3: Giá trị của tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Từ loại 1.1.1.1. Khái niệm Theo giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” của Bùi Minh Toán – Nguyễn Thị Lương: “từ loại là lớp từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp. Muốn phân định được từ loại cần xác định được những đặc điểm ngữ pháp của từ”.[3, tr23] Theo cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại” của Đinh Văn Đức: từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý 5 nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định trong câu.[3; tr134] Theo “ Từ loại tiếng Việt hiện đại” của Lê Biên có đưa ra khái niệm: sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ mới được gọi là từ loại. Đó là sự phân loại vốn từ của một loại ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những lớp hạng dựa vào đặc trưng ngữ pháp của từ (việc thực hiện các chức vụ ngữ pháp nhất định của từ). Từ loại là một phạm trù từ vựng ngữ-ngữ pháp, Những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau tạo nên một từ loại. Muốn phân định từ loại thì nhất thiết phải xác định những đặc điểm ngữ pháp của từ. 1.1.1.2. Phân loại Muốn phân loại các từ của một ngôn ngữ, hoặc muốn xác định từ loại cho các từ phải căn cứ vào các tiêu chí nhất định. a. Tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp khái quát Đây là loại ý nghĩa phạm trù có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng một từ loại. Ví dụ: - Các từ: Năm, bốn, hai, bốn mốt, trăm, triệu, vạn… có nghĩa khái quát chỉ số lượng - Các từ: ăn, đi, chạy, học tập, nghiên cứu, đấu tranh,….có ý nghĩa khái quát chung là chỉ hành động. Trong một phạm trù ý nghĩa lại có các ý nghĩa khái quát ở mức độ thấp hơn, hẹp hơn. Các ý nghĩa khái quát thấp hơn, hẹp hơn này là tiêu chí để xác định các tiểu loại của từ. b. Đặc điểm về hình thức ngữ pháp Hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt không bộc lộ trong bản thân từ (trong hình thức cấu tạo từ hay hình thức biến đổi như từ của nhiều ngôn 6 ngữ khác). Từ tiếng Việt chỉ bộc lộ các đặc điểm ngữ pháp trong hoạt động cấu tạo các đơn vị lớn hơn: cụm từ và câu. Vì vậy khi xem xét phương diện hình thúc ngữ pháp của tiếng Việt cần phải dựa vào khả năng kết hợp của từ khi cấu tạo cụm từ và khả năng đảm nhiệm các thành phần câu. Tiêu chí khả năng kết hợp của từ là một tiêu chí quan trọng trong việc phân định từ loại. Ví dụ: các từ người, con, cái, nhà máy,…đều có khả năng kết hợp như sau: - Với các từ chỉ lượng, tức số từ và lượng từ(sáu, bảy, vài, mươi ) ở phái trước: vài người, mươi cái, những đứa trẻ,… - Với các từ (này, kia, ấy, đó…) ở phía sau: người này, con ấy, nhà máy kia, tư tưởng nọ,… Nguyễn Tài Cẩn cũng dựa vào khả năng kết hợp của từ, nhưng giới hạn rõ trong khuôn khổ của một đoản ngữ (một cụm từ chính phụ). Có những từ loại có thể làm trung tâm (thành tố chính) cho một cụm từ. Có những loại không có khả năng đó mà chỉ có khả năng đóng vai trò làm thành tố phụ. Lại có những từ không thể làm thành tố chính lẫn vai trò làm thành tố phụ, mà chỉ có nhiệm vụ kết nối các thành tố hoặc nằm ngoài cấu tạo cụm từ. Và nó được nhìn nhận theo khả năng (hay không có khả năng) cấu tạo cụm từ và khả năng (hay không có khả năng) đảm nhiệm thành tố chính hay thành tố phụ của cụm từ, hơn nữa đó là khả năng cấu tạo loại cụm từ nào. Khả năng cấu tạo câu và đảm nhiệm chức vụ các thành phần câu cũng là một phương diện bộc lộ đặc điểm và bản chất ngữ pháp của các từ trong tiếng Việt. Bùi Minh Toán trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” dựa vào ý nghĩa ngữ pháp và đặc điểm hình thức ngữ pháp đã chia các từ của tiếng Việt thành hai phạm trù lớn là thực từ và hư từ, biểu hiện qua sơ đồ sau: 7 Thực từ Hư từ Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Số từ Phụ (phó) từ Quan hệ từ Tình thái từ (Trợ từ, thán từ) 1.1.2. Tính từ 1.1.2.1. Khái niệm tính từ Theo quan niệm của tác giả Đinh Văn Đức thì: “ Tính từ là từ loại có vị trí quan trọng trong các thực từ, sau danh từ và động từ. Tính từ có một số lượng lớn và như lệ thường được coi là từ loại có ý nghĩa chỉ tính chất, rộng hơn là chỉ đặc trưng nói chung”.[4; tr145] Trong cuốn Tiếng Việt hiện đại, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh đã đưa ra quan niệm: “ Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng. Ví dụ: to, nhỏ, xanh, đỏ, dài, vui, buồn…” [3; tr158] Bùi Minh Toán trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “ Tính từ là từ có ý nghĩa khái quát về tính chất” [36; tr70]. Và đây được xem là khái niệm cơ bản của tính từ. Tính từ là một loại từ cần thiết có tác dụng miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt của tiếng Việt, đặc trưng tính từ là gọi tên tính chất về màu sắc, thuộc tính, phẩm chất, mùi vị, hình dáng, kích thước,…của sự vật. Nó là loại từ có khả năng tích cực tạo từ. 1.1.2.2. Đặc điểm tính từ Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán – Nguyễn Thị Lương đã nêu ra các đặc điểm cơ bản của tính từ như sau: - Tính từ có ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoạt động, của trạng thái. 8 - Gần gũi với động từ, tính từ cũng có khả năng kết hợp với phụ từ. Nhưng tính từ rất ít kết hợp với phụ từ chỉ mệnh lệnh, ngược lại tính từ lại dễ dàng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ. - Về khả năng kết hợp: + Kết hợp phía trước: khả năng kết hợp tiêu biểu là có các phụ từ đi kèm như: Hơi, rất, khá, cực kì, tương đối,…VD : rất đẹp, hơi xấu, giỏi quá…hay: cô ấy rất thật thà. + Kết hợp phía sau: tính từ có khả năng kết hợp với nhiều loại từ khác nhau đứng sau nó, nhưng phổ biến nhất là danh từ. VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn./ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. - Về chức vị ngữ pháp: + Chức vụ thường trực của tính từ là làm định ngữ: VD: Quyển sách mới / có nhiều tranh đẹp VD: Đó là phim / mới + Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ: VD: Trung thực / là đức tính tốt của học sinh . VD: Cái áo này / trắng tinh + Tính từ có thể làm bổ ngữ: VD: Anh nói nhanh như gió VD: Bạn Lan học giỏi 1.1.2.3. Phân loại tính từ a. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu loại phạm trù, có thể phân biệt hai loại tính từ * Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất - Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, hồng, … - Chỉ kích thước, hình dáng: To, nhỏ, lớn, bé, … - Chỉ mùi vị: Cay, đắng, ngọt, bùi,… - Chỉ tính chất vật lí: cứng, rắn, mềm. dẻo,… 9 - Chỉ phẩm chất của sự vật: Tốt, xấu, hay, dở, xinh đẹp, tồi,…. - Chỉ đặc điểm tâm lí: Hiền, ác, dữ, lành, dịu dàng, nóng nảy, … - Chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu, mạnh, cườngt ráng,… - Chỉ đặc điểm trí tuệ: Ngu đần, dốt, thông minh, không khéo,… - Chỉ cách thức hoạt động: Nhanh, chậm, vững, thạo, rề rà,… * Tính từ chỉ đặc điểm về lượng Những đặc điểm này có thể “lượng hóa” (nhờ một thành tố phụ có số từ chính xác đi sau: sâu 200m). Ví dụ: Cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng, dày, xa, gần,…. b. Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm từ khác nhau: Các tính từ này không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ. - Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ khác nhau. Tùy theo thang độ của các đặc điểm tính chất mà các tính từ đó có thể kết hợp với các thành tố phụ khác nhau: hơi, khá, rất, lắm, vô cùng, cực, cực kì, tuyệt. VD: Rất tốt, vô cùng dũng cảm, khá hay, cực kì thông minh, …. - Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau. Các tính từ cấu tạo theo phương thức ghép trong đó hình vị đi sau vừa sắc thái hóa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện. VD: Thơm phức, đen kịt, vàng xuộm, tím ngắt, nhỏ xíu,… c. Căn cứ vào cấu tạo Căn cứ vào cấu tạo từ thì có thể chia tính từ thành hai loại đó là tính từ đơn và tính từ ghép ( tính từ một âm tiết và tính từ hai âm tiết) - Tính từ một âm tiết: Tính từ có cấu tạo là một từ - Tính từ hai âm tiết: Tính từ có cấu tạo là hai từ Trong tính từ hai âm tiết thì gồm có tính từ thuộc loại từ láy và tính từ thuộc loại từ ghép. 10 [...]... Trong các tập thơ Hàn Mặc Tử đã sử dụng một số lượng tính từ bao gồm cả từ đơn và từ láy Dựa vào đặc điểm này ta có thể kháo sát tính từ trong tác phẩm trên phương diện cấu tạo từ Theo đó có thể chia thành các loại sau: - Tính từ một âm tiết: Tính từ có cấu tạo là một từ - Tính từ hai âm tiết: Tính từ có cấu tạo là hai từ Trong tính từ hai âm tiết thì có chia ra thành tính từ thuộc loại từ láy và tính. .. phân loại tính từ Đó chính là cơ sở lí luận để giúp chúng tôi có cái nhìn khác quan và đánh giá một cách đúng đắn nhất về tính từ Trình bày khái quát vài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử và tập thơ “ Gái Quê của ông Để từ đó làm cơ sở cho việc khảo sát tính từ trong tập thơ đó 12 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH TỪ TRONG TẬP THƠ GÁI QUÊ CỦA HÀN MẶC TỬ 2.1 Tiêu chí khảo sát Dựa vào phần cơ sở lí luận ở... đuối,… 2.2 Kết quả khảo sát tính từ được sử dụng trong thơ Hàn Mặc Tử 2.2.1 Bảng thống kê chung Theo kết quả khảo sát, trong 23 bài thơ in trong tập: "Gái Quê, Tác giả đã sử dụng tất cả là 52 tính từ ( với số lần sử dụng là 69 từ) Tính từ sử dụng trong thơ Hàn Mặc Tử khảo sát trên hai tiêu chí ý nghĩa khái quát và cấu tạo thì chúng tôi có bảng khảo sát chung như sau: STT 1 Tiêu chí khảo sát Ý nghĩa khái... quả phân loại tính từ dựa vào đặc điểm cấu tạo Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy rằng, xét về mặt cấu tạo từ, tính từ được sử dụng trong tập thơ chủ yếu là từ đơn chiếm tới 50% Ngôn ngữ tính từ được Hàn Mặc Tử sử dụng rất tinh tế, số lượng tính từ là từ đơn trong tác phẩm của ông chiếm một nửa, có thể với Hàn Mặc Tử việc sử dụng ngôn ngữ thơ là điều vô cùng độc đáo, số lượng tính từ là từ một âm tiết... để làm tiêu chí khảo sát tính từ và lập bảng khảo sát đó là căn cứ vào tiêu chí ý nghĩa khái quát và căn cứ vào cấu tạo Dựa vào kết quả của hai bảng khảo sát để đưa ra những nhận xét ngắn gọn về tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA TỪ LOẠI TÍNH TỪ TRONG TẬP THƠ GÁI QUÊ CỦA HÀN MẶC TỬ Để thấy được bức tranh tâm trạng và màu sắc, cùng với những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của nhà thơ dùng... tâm, nỗi niềm và cảm xúc của Hàn Mặc Tử Trong phần giá trị nghệ thuật chúng tôi tìm hiểu ở các đặc điểm là tạo nhịp điệu và âm thanh của nó Để qua đó thấy được những giá trị mà tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử mang lại Để tạo ra những tập thơ, những bài thơ rất đặc sắc, mang nặng tâm tư, tình cảm, cảm xúc của Hàn Mặc Tử 21 PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN Thơ Hàn Mặc Tử là thơ kết tinh của sự đau thương và nỗi... sẽ đi khảo sát tính từ trên hai tiêu chí cụ thể : 2.1.1 Căn cứ vào tiêu chí ý nghĩa khái quát Dựa vào ý nghĩa của tính từ trong tập thơ và cách phân loại tính từ đã nêu ở chương I có thể phân loại tính từ trong các tập thơ như sau: - Tính từ chỉ các đặc điểm về chất: màu sắc, kích thước, mùi vị, tính chất vật lí, phẩm chất của sự vật, đặc điểm tâm lí, sinh lí, trí tuệ, cách thức hoạt động - Tính từ chỉ... giới nội tâm của ông Qua các tập thơ của ông, phương diện ngôn ngữ được thể hiện rất đặc biệt, đó là tính từ trong các tập thơ ông sử dụng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào thơ mới Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn... loại tính từ dựa vào tiêu chí ý nghĩa khái Nhìn vào bảng thống kê chúng ta có thể thấy trong tập thơ của mình Hàn Mặc Tử đã sử dụng đa số các tính từ chỉ đặc điểm về chất (98,08%), còn tính từ chỉ đặc điểm về lượng chỉ chiếm 1,92% Số lượng tính từ chỉ đặc điểm về chất nhiều hơn về lượng, và chiếm ưu thế hơn rất nhiều, bởi vì các tính từ chỉ đặc điểm về chất đặc sắc và tinh tế hơn, và những tính từ. .. là được sử dụng nhiều nhất Thứ hai, là các tính từ biểu hiện các đặc điểm về lượng thì chiếm rất ít Tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử thể hiện giá trị trên những bình diện cụ thể Đó là giá trị về mặt nội dung và, giá trị về mặt nghệ thuật Với việc sử dụng thành công tính từ trong thơ của mình, Hàn Mặc Tử đã tạo nên một nét riêng trong phong cách ngôn ngữ thơ của mình Chúng giúp người viết bộc lộ được . tính từ đơn và tính từ ghép ( tính từ một âm tiết và tính từ hai âm tiết) - Tính từ một âm tiết: Tính từ có cấu tạo là một từ - Tính từ hai âm tiết: Tính từ có cấu tạo là hai từ Trong tính từ. “ Gái Quê của ông. Để từ đó làm cơ sở cho việc khảo sát tính từ trong tập thơ đó. 12 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH TỪ TRONG TẬP THƠ GÁI QUÊ CỦA HÀN MẶC TỬ 2.1. Tiêu chí khảo sát Dựa. thực từ và hư từ, biểu hiện qua sơ đồ sau: 7 Thực từ Hư từ Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Số từ Phụ (phó) từ Quan hệ từ Tình thái từ (Trợ từ, thán từ) 1.1.2. Tính từ 1.1.2.1. Khái niệm tính từ Theo

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w