thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị. bạn nghĩ sao về phát biểu này lưa ý outcomes khác output

13 577 1
thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị.  bạn nghĩ sao về phát biểu này lưa ý outcomes khác output

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống muốn đạt hiệu quả cao trong bất cứ tình huống nào thì mỗi cá nhân đều phải có sự cân nhắc, suy nghĩ lựa chọn phương án hành động cho phù hợp với từng tình huống cụ thể. Nếu bạn hành động một cách vội vàng, thiếu suy nghĩ chắc rằng hiệu quả sẽ không cao và có thể dẫn đến thất bại, điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc và có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Do nhu cầu phải tồn tại và phát triển, loài người khi mới xuất hiện đã phải chung sống với nhau trong một cộng đồng nhất định. Xã hội ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, chính vì thế mà con người khó có thể thành công nếu không có sự hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau nhất là trong lĩnh vực quản trị. Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu. Nếu mỗi cá nhân tự mình hoạt động và sống một mình thì không có hoạt động quản trị. Chỉ cần có hai người quyết tâm kết hợp với nhau vì những mục tiêu chung thì sẽ phát sinh nhiều hoạt động mà khi làm việc một mình chưa ai có kinh nghiệm. Các hoạt động quản trị phát sinh khi con người kết hợp thành tập thể như là sự cần thiết khách quan. Nếu không có hoạt động quản trị thì các thành viên trong tổ chức sẽ không biết làm nên làm gì, làm khi nào và làm như thế nào, có cách nào để làm tốt công việc của mình…. Quản trị là một phương thức hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác bằng các hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng đó là: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát. Đó cũng chính là 4 chức năng cơ bản của quản trị. Trong cuộc sống làm bất cứ việc gì để đạt hiệu quả cao mỗi cá nhân cũng cần phải tìm kiếm nhiều phương án khác nhau, lựa chọn phương án nào tốt nhất rồi đưa ra quyết định của mình. Nhưng có nhiều người đã sai lầm khi cho rằng lựa chọn phương án là phần chính yếu của quá trình ra quyết định, thực chất đó chỉ là bước cuối cùng trong quá trình ra quyết định mà thôi. Có ít nhất 4 vấn đề đáng lưu ý khi ra quyết định. Trước nhất phải xác định là có vấn đề hay dịp may để cải thiện hoàn cảnh hay không. Sau đó tìm kiếm nhiều phương án (giải pháp). Tiếp đến là phải lựa chọn một phương án trong các phương án đã đưa ra. Cuối cùng là thực thi phương án đã chọn. Ra quyết định là một công việc vô cùng quan trọng của nhà quản trị. Trong bài thu hoạch này, nhóm xin trình bày về vấn đề ra quyết định trong quản trị. Qua tìm hiểu một số tài liệu, tìm kiếm trên một số trang web chắc chắn bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy và nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy đã hướng dẫn nhóm để có thể hoàn thành bài tập này. I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Vấn đề 3: “Thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị” Bạn nghĩ sao về phát biểu này? – Lưu ý outcomes khác với outputs. II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN Để có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất về vấn đề ra quyết định trong quản trị chúng ta cần tìm hiểu các lý thuyết liên quan chủ yếu đến vấn đề này. Đặc biệt là các định nghĩa cơ bản sau: 1. Quyết định quản trị: là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra những đường lối và tính chất hoạt động của một đối tượng (tổ chức) nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và đã chin muồi, trên cơ sở phân tích các quy luật khách quan đang vận động, chi phối đối tượng và khả năng thực hiện của đối tượng (tổ chức). 2. Từ định nghĩa trên có thể thấy, quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị. Vậy nhà quản trị là ai? Có vai trò như thế nào trong tổ chức? Để trả lời những câu hỏi đó nhà quản trị được định nghĩa như sau. Nhà quản trị là người nắm giữ vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển và giám sát công việc của người khác, nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức đó. 3. Khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu của tổ chức thì tất yếu sẽ phát sinh hoạt động quản trị. Robert Kreitner đã đưa ra định nghĩa về quản trị khá rõ ràng như sau: Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng nguồn lực có giới hạn. 4. Khi một nhà quản trị đưa ra những quyết định của mình bên cạnh những kết quả, thành công đạt được thì cũng không tránh khỏi những sự bất trắc (sự không chắc chắn), đặc biệt là trong môi trường luôn biến động như hiện nay. Sự không chắc chắn có thể được xem là một rủi ro của doanh nghiệp. Vậy Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Vấn đề 3: “Thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị”. Bạn nghĩ sao về phát biểu này? Lưa ý outcomes khác output. Trả lời: Trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị phải xử lý các tình huống và ra các quyết định khác nhau. Ra quyết định là công việc quan trọng của nhà quản trị, vì tính chính xác của các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Mọi thành viên trong tổ chức đều trông đợi vào thành quả của quyết định mà nhà quản trị đưa ra, nó có phục vụ cho sự phát triển của tổ chức hay không?, có đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức hay không? Để có thể đưa ra các quyết định đó phải dựa trên cơ sở nào và thành quả của quyết định là gì? Bất kể làm một công việc gì con người cũng luôn tìm kiếm thành quả làm việc của mình, đặc biệt là đối với các nhà quản trị. Bởi vì thành quả là những gì người ta có được từ công việc của họ. Có người cho rằng: “Thành quả của quyết định ( decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị”. Bản chất của quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật khách quan đang vận động, chi phối đối tượng và trên khả năng thực hiện của đối tượng (tổ chức). Như vậy có nghĩa là để ra một quyết định cần dựa trên cơ sở khả năng và sự “sáng tạo” của nhà quản trị - người nắm giữ vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển và giám sát công việc của người khác, nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức đó. Vì vậy có thể nói thành quả quyết định trước tiên là thành quả của quyền lực. Tại sao ra quyết định phải dựa trên cơ sở của quyền lực? Thành quả của quyết định tại sao lại là kết quả của quyền lực?. Để lý giải điều đó ta có thể hiểu quyền lực là khả năng tác động tới hành vi của người khác để có được kết quả mà bạn mong muốn, nói một cách cụ thể hơn thì quyền lực trong quản trị chính là năng lực cho phép chúng ta yêu cầu người khác phải hành động theo chỉ đạo của mình. Chính vì lẽ đó mà khi ra một quyết định nhà quản trị phải là người có địa vị và quyền hạn nhất định trong tổ chức thì mọi thành viên mới có thể lắng nghe và thực hiện tốt quyết định đưa ra. Các nhà quản trị thường được bố trí vào những vị trí có tầm quan trọng khác nhau trong tổ chức như: Tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng hay giám đốc, tổng giám đốc… Mọi nhà quản trị đều phải điều khiển người khác, cho nên mọi nhà quản trị cần phải có quyền lực nhất định thì mới có thể quản trị được nếu không nhà quản trị sẽ chấm dứt vai trò của mình. Có thể nói rằng, quyền lực là công cụ của nhà quản trị. Muốn quản trị được điều quan trọng nhất là nhà quản trị phải có quyền. Để nhà quản trị có quyền lực vững mạnh có thể điều khiển cấp dưới làm theo những quyết định mình đưa ra thì quyền lực của nhà quản trị cần phải có đủ ba yếu tố: (1) sự hợp pháp khi đảm nhận chức vụ điều đó có nghĩa là nhà quản trị phải được bổ nhiệm chính thức và hợp pháp thì quyền lực mới có giá trị đối với nhân viên, (2) được thừa nhận tính chính đáng của quyền lực từ nhân viên (3) bản thân nhà quản trị có khả năng và đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.  Nếu một nhà quản trị có được quyền lực nhưng không đầy đủ 3 yếu tố trên thì chắc chắn khi họ ra quyết định thì những quyết định đó sẽ không được mọi nhân viên ghi nhận và thực hiện, điều đó đồng nghĩa với việc ra quyết định của nhà quản trị đã thất bại. Để tránh nhầm lẫn giữa quyền lực và quyền hạn trong tổ chức ta cần phải có sự phân biệt hai khái niệm này: o Về quyền lực trong tổ chức đó chính là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho một người thông qua việc trao cho họ quyền ra các quyết định hay đưa ra các mệnh chỉ thị tác động tới người khác. o Về quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí (chức vụ) quản trị nhất định trong tổ chức.  Một người cần phải có sự kết hợp giữa quyền lực và quyền hạn thì mới có quyền và có khả năng buộc cấp dưới làm việc. Nếu: - Có quyền hạn nhưng không có quyền lực thì khi đó nhà quản trị có quyền nhưng không có khả năng để buộc cấp dưới làm việc. Nếu cấp dưới có làm thì đó là làm vì sự tự nguyện chứ không phải làm vì nghe theo mệnh lệnh, yêu cầu từ cấp trên. - Có quyền lực nhưng không có quyền hạn thì nhà quản trị sẽ rơi vào trường hợp có khả năng nhưng không có quyền để buộc người khác làm.  Chính vì lẽ đó, một nhà lãnh đạo tốt cần phải có đầy đủ 2 yếu tố quyền lực và quyền hạn. Sự kết hợp hai yếu tố đó là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh yếu tố quyền lực thành quả của quyết định còn là kết quả của chính trị. Có như vậy thành quả của quyết định đó mới có giá trị để thực thi và đảm bảo quyền và lợi ích cho mọi thành viên của tổ chức. Yếu tố chính trị của thành quả quyết định có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Bởi lẽ, chính trị là tiến trình một nhóm người đưa ra quyết định. Mặc dù thuật ngữ này thường ám chỉ hoạt động của chính quyền ở cấp quốc gia, nhưng chính trị cũng tồn tại trong tất cả các nhóm người có tương tác với nhau khác như doanh nghiệp, trường học, đoàn thể, hội đoàn, nhóm tôn giáo,gia đình…trong tất cả những gì mà không mang tính chất cá nhân. Theo định nghĩa này, mỗi khi nhân viên góp ý với lãnh đạo trong cơ quan về hoạt động của phòng ban mình, là chúng ta đã tham gia hoạt động chính trị. Không nhất thiết phải trở thành Thủ Tướng hay Đại biểu Quốc hội mới là tham gia chính trị. Vì chính trị là tiến trình đưa ra quyết định cho một nhóm người nên mọi người buộc phải tham gia để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trong một công ty, các nhân viên thường lên tiếng phản đối những quyết định bất lợi cho họ như tăng giờ làm hay giảm lương. Họ cần phải tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định của công ty, bởi nếu không quyền lợi của chính họ sẽ bị ảnh hưởng, đó cũng là tham gia chính trị. Thông thường các nhà quản trị phải quyết định một mình với những thông tin đã có sẵn. Nhưng có rất ít trường hợp nhà quản trị có đầy đủ thông tin chắc chắn để ra quyết định có hiệu quả, những thành quả quyết định được đưa ra trong những trường hợp như thế hầu như không mang tính chính trị và thành quả của những quyết định đó khó có thể được các thành viên chấp hành trừ những quyết định mang tầm chiến lược và những trường hợp phải ra quyết định một cách nhanh chóng để đảm bảo sự phát triển của tổ chức Thành quả của quyết định phần lớn là kết quả của chính trị là vì thế. Quyết định mang tính chính trị đó chính là kết tinh của nhiều thông tin cũng như ý kiến đóng góp khác nhau. Những quyết định đó vừa đảm bảo một quyết định sáng tạo vừa cải thiện được mối quan hệ giữa các cá nhân, cũng như làm cho khoảng cách giữa nhân viên và thủ trưởng ngày càng được rút ngắn, tạo không khí thân thiện, cởi mở trong công việc, điều đó sẽ làm cho việc thực hiện quyết định đạt hiệu quả cao hơn. Việc chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ chức cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của tổ chức và sự thành công của nhà quản trị. Lấy một ví dụ điển hình: Khi nói tới Sam Walton, người sáng lập ra Walmart, bao giờ người ta cũng nói tới 10 bí quyết xây dựng doanh nghiệp nổi tiếng do ông đưa ra trong cuốn sách: Made In America. Trong đó có bí quyết: Hãy trân trọng mọi đóng góp của đồng sự.Trong một số trường hợp, lương bổng và quyền mua cổ phần sẽ khiến nhân viên trung thành với bạn. Tuy nhiên, đừng quên là tất cả chúng ta đều thích nghe người khác bày tỏ sự trân trọng với những gì chúng ta đã làm cho họ. Chúng ta luôn thích nghe những lời này, đặc biệt khi chúng ta đã làm được những việc mà bản thân thật sự cảm thấy tự hào. Không gì có thể thay thế được một vài lời ngợi khen chân thành, đúng thời điểm và khéo léo. Chúng hoàn toàn miễn phí và lại rất đáng giá. Và một trong mười bí quyết thành công của Sam Walton nữa là hãy lắng nghe mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên tiếng nói của mình. Những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng – họ là những người biết rõ tình hình. Bạn nên tìm hiểu họ nắm được điều gì. Đây chính là điều mà người ta gọi là chất lượng toàn diện (total quality). Để phân bổ trách nhiệm trong tổ chức và giúp những ý tưởng hay có điều kiện phát triển, bạn phải lắng nghe những gì đồng sự của bạn muốn trình bày.  Vì vậy, có thể nhận thấy thành quả của quyết định cần có sự kết hợp giữa quyền lực và chính trị, để quyết định đó được áp dụng vào thực tế của tổ chức, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức đồng thời tạo không khí dân chủ và thân thiện trong quá trình làm việc giữa mọi thành viên với nhau, đặc biệt là mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ ngày càng gắn bó hơn, có như thế nhân viên làm việc sẽ đạt hiệu quả hơn bởi họ hiểu rằng quyền và lợi ích của mình luôn được đảm bảo vì tính “chính trị” trong tổ chức và trong thành quả quyết định của nhà quản trị. Một lần nữa có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức, đặc biệt nó là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự thành công của nhà quản trị. IV. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ Qua tìm hiểu và giải quyết các vấn đề trên có thể nhận thấy rằng : - Ra những quyết định tốt, được mọi người ủng hộ và thực thi là cả một nghệ thuật mà tất cả các nhà lãnh đạo đều phải học. Điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nhân. - Khi mới khởi nghiệp, bạn thường chỉ có một mình và phải là người tự quán xuyến mọi việc của doanh nghiệp. Khi đó, bạn sẽ chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, cả về mặt chiến lược lẫn chiến thuật. - Nhưng khi doanh nghiệp phát triển, để vận hành nó, bạn cần phải có sự hợp sức của nhiều người khác. Lúc này, bạn đã cân nhắc đến ý kiến của người khác khi ra quyết định hay chưa? Và bạn nghĩ mình có nên làm điều này hay không? - Sẽ chẳng bao giờ có một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi trên. Chính vì vậy mà việc ra những quyết định tốt là cả một nghệ thuật. Tùy theo tình huống mà việc ra quyết định có thể dựa trên sự độc đoán hay trên sự đồng thuận của tất cả mọi người. Lúc nào cũng dựa trên sự độc đoán hay luôn bao biện là một cách ra quyết định cực đoan và vô cùng nguy hiểm. - Những người ra quyết định giỏi nhất là những người linh hoạt. Họ biết khi nào phải độc đoán, khi nào phải đi tìm tiếng nói chung của mọi người trong tổ chức và khi nào nên cân đo ở giữa hai cực này. - Để làm được điều trên, bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu cách ra quyết định của cá nhân mình. Hãy tự hỏi rằng khi phải ra một quyết định, bạn sẽ có xu hướng dựa vào bản thân là chính hay đi tìm tiếng nói chung của mọi người? Bạn có chọn một giải pháp trung hòa là tham khảo ý kiến của những người khác, nhưng sẽ tự mình ra quyết định cuối cùng không? - Thông thường, nhà quản lý ra một quyết định theo một trong 5 phong cách dưới đây: 1. Thực hiện vai trò của một giám đốc Đây là cách ra quyết định độc đoán nhất. Người ra quyết định cho rằng anh ta hiểu biết hết một vấn đề và tin chắc rằng mình hoàn toàn có đủ khả năng ra mọi quyết định một mình. 2. Đi tìm thực tế Đây cũng là một cách ra quyết định độc đoán. Người lãnh đạo không chia sẻ vấn đề với người khác hay đi tìm lời khuyên từ người khác mà tự mình đi tìm những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định. 3. Điều tra [...]...Đây là cách ra quyết định ít độc đoán hơn Người lãnh đạo tham khảo ý kiến của những người khác để ra quyết định, nhưng anh ta cũng sẽ đưa ra quyết định một mình 4 Đi tìm thỏa hiệp Nhà quản lý chia sẻ vấn đề với những người khác, cân nhắc kỹ những ý kiến đóng góp của họ và dựa trên đó để đưa ra quyết định cuối cùng mà cho là đúng đắn nhất 5 Dựa vào tập thể Nhà quản lý chỉ ra quyết định trên cơ... trình thực hiện quyết định thì bạn cũng không thế tự mình ra quyết định được Đôi khi thời gian không cho phép bạn chọn lựa cách ra quyết định như nói trên Đó là khi bạn gặp phải nhưng tình huống khẩn cấp Khi đó, bạn phải tự mình ra những quyết định nhanh, không cần tham khảo ý kiến của người khác  Vì vậy, nên nhớ một nguyên tắc quan trọng sau: Để các quyết định được mọi người tôn trọng và tuân theo,... ra quyết định chưa? Nếu chưa, tôi có biết tìm những thông tin đó ở đâu không? - Để thực hiện quyết định, tôi cần sự hỗ trợ của người khác ở mức độ nào? Càng hiểu biết vấn đề và càng có nhiều thông tin, bạn càng có nhiều khả năng ra những quyết định độc đoán Trong trường hợp ngược lại, bạn phải ra một quyết định có cân nhắc đền ý kiến của người khác Khi cần nhiều sự hỗ trợ của những người khác trong... quá trình ra quyết định Khi làm cho mọi người hiểu được tính hợp lý trong việc ra quyết định của bạn, bạn sẽ xây dựng được lòng tin nơi họ Tính minh bạch trong quá trình ra quyết định sẽ tạo ra sự hiểu biết, thông cảm của mọi người trong tổ chức và họ sẽ dễ dàng tuân theo quyết định ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng tình với nó TÀI LIỆU THAM KHẢO: V 1 2 Tài liệu bài giảng Quản Trị Học của Thầy Đỗ... thuận của tất cả mọi người Sau khi đã hiểu được phong cách ra quyết định của chính mình, bạn có thể cân nhắc xem có nên linh hoạt theo từng tình huống thực tế hay không Muốn biết có nên thay đổi cách ra quyết định chính của mình trong mỗi tình huống, bạn hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau: - Tôi đã thật sự hiểu biết rõ vấn đề cần giải quyết chưa? - Tôi đã có đủ những thông tin cần thiết để ra quyết. .. tình với nó TÀI LIỆU THAM KHẢO: V 1 2 Tài liệu bài giảng Quản Trị Học của Thầy Đỗ Văn Khiêm Giáo trình Quản Trị Học – Trường Đại học kinh tế TP.HCM (Khoa Quản Trị Kinh 3 4 5 6 7 8 Doanh) Giáo trình Quản Trị Học – Trường Đại học Tài Chính Maketing www.tailieu.vn www.saga.vn best.edu.vn Một số bài viết của Business ang Ideas http://vi.wikipedia.org MỤC LỤC . cho con người. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Vấn đề 3: Thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị . Bạn nghĩ sao về phát biểu này? Lưa ý outcomes. việc của họ. Có người cho rằng: Thành quả của quyết định ( decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị . Bản chất của quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của. yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị Bạn nghĩ sao về phát biểu này? – Lưu ý outcomes khác với outputs. II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN Để có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất về vấn

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

  • II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

  • III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    • Vấn đề 3: “Thành quả của quyết định (decision outcomes) chủ yếu là con đẻ (kết quả) của quyền lực và chính trị”. Bạn nghĩ sao về phát biểu này? Lưa ý outcomes khác output.

    • IV. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ

    • V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan