1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Lạc tiên ''''tây'''', Passionflower ppsx

13 587 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 173,17 KB

Nội dung

Lạc tiên 'tây', Passionflower Như đã trình bày trong bàí 'Dây mát', tên Anh-Mỹ 'Passion flower' được dùng chung để gọi khoảng 400 loài dây leo của chi thực vật Passiflora. Một số loài được ghi nhận nhờ trổ hoa rất đặc biệt, và một số loài khác cho quả ăn được.Những loài thông thường được nuôi trồng gồm Passiflora incarnata, P. edulis, P. elata, P. laurifolia và P.quadrangularis. Trong số này P. incarnata, P. edulis và P. quadrangularis là những loài cho quả quan trọng nhất và riêng quả của P. edulis được hầu như chấp nhận đễ gọi là Passion fruit., còn tên Passion flower thường được dùng để gọi P. incarnata. Tại Âu châu, chỉ riêng hoa của P. incarnata được dùng làm dược liệu, không được phép lẫn lộn với hoa của các loài Passiflora khác Theo Ngôn ngữ của Hoá thì passionflower là cây hoa giúp người thưởng ngoạn hướng về nội tâm, theo điều mà Thiên Chúa giáo giải thích là 'Nội tâm hướng thượng, hướng về Thiên chúa (Xin xem phần biểu tượng của hoa trong bài Dây mát). Passionflower được Bác sĩ Monardes, người Tây ban Nha tìm ra vào năm 1569 tại Peru sau khi Ông ghi chép các đặc tinh trị bệnh của cây do kinh nghiệm của thổ dân; và sau đó Ông đã đem theo cây khi về nước và cây được phổ biến rộng rãi để trở thành một dược thảo làm êm dịu thần kinh được dùng khắp Âu châu. Năm 1605 một phái bộ truyền giáo đã gửi hoa passionflower dâng tiến cho Giáo Hoàng Paul V, với những giải thích về sự tượng trưng của Hoa với Sự Thương khó của Chúa Kitô. Lá của Passionflower được dùng trong Dược học Bắc Mỹ từ giữa thế kỷ 18, để trị nhức đầu và giã nát để đắp vết thương Tên khoa học và các tên khác : Passiflora incarnata thuộc họ thực vật Passifloraceae Các tên khác : Passion flower, Maypop, Apricot vine, Wild Passionflower (Anh) Granadilla, Maracuja Tên gọi tại Việt Nam: theo GS Phạm hoàng Hộ là Mắc mát, Lạc tiên (Cây có vị thuốc ở Việt Nam); Tác giả Võ văn Chi cũng gọi cây là Mắc mát, nhưng dành tên Lạc tiên để gọi Passiflora foetida (Sach tra cứu tên Cây cỏ VN). DS Phan Đức Bình đã đề nghị dùng tên Lạc tiên tây để phân biệt với P. foetida hay Lạc tiên tạ Đặc tinh thực vật : Cây lạc tiên tây thuộc loại dây leo có thể mọc dài đến 10m, thân không có lông hoặc lông thưa, có những cuốn tua giúp cây leo và mọc phủ trên các cây khác. Phiến lá xẻ 3-5 thùy, rộng 0.7-2 cm, đáy hình tim, mép có răng nhỏ; Cuống lá dài, có 2 tuyến gần đỉnh. Hoa mọc đơn độc nơi nách lá, cuống hoa dài 3-4 cm, có khi đến 8 cm, đường kính 4-5 cm; Cánh hoa màu trắng với tràng hoa màu hồng hay tim. Quả thuộc loại phi quả mảu vàng, lớn khoảng 5cm cỡ quả chanh, khi chín hơi nhăn lại. Quả chứa nhiều hạt nhỏ. Cây thụ phấn do ong, trổ hoa vào các tháng 7-8. Các sách thực vật Âu- Mỹ đều cho là Passiflora incarnata có nguồn gốc tại Châu Mỹ, và được trồng tại những vùng nhiệt đới và cận-nhiệt đới của Châu Mỹ (Các tác gia? Việt Nam như Phạm Hoàng Hộ, Vỏ văn Chi đều ghi là cây có nguồn gôc từ Phi châu) Tại Hoa Kỳ, những cây Passiflora incarnata đầu tiên được tìm thấy trong vùng từ Virginia đến Florida sang đến Ohio và Texas, và cây hiện nay được trồng khắp vùng Đông-Nam Hoa Kỳ như một loại cây cảnh, phần lớn được thu hoạch để xuất cảng sang Âu châu. Tiểu bang Tennessee dùng hoa làm biểu tượng cho tiểu bang. Tại Âu châu, cây được trồng nhiều nhất tại Ý và dược liệu được nhập từ Hoa Kỳ và Ấn độ. Tại Việt Nam, theo GS Phạm Hoàng Hộ Passiflora incarnata được trồng tại Hà nội, Đà lạt và vùng Thượng du Nam VN. Tại Trung Hoa, cây được xem là loài du nhập từ phương Tây, được gọi là Xi fan lian ke, trồng làm cây cảnh và chưa được dùng làm thuốc tuy nhiên theo Leung và Foster thì vị thuốc có các động: 'Ổn định 'Dương' nơi Tâm, và bổ Âm nơi Tâm, an Thần, tác động vào Kinh mạch thuộc Tâm. Thành phần hóa học : Hoa và đọt chứa : Flavonoids (2.5%) gồm các flavone đC-glycosides như shaftoside, isoshaftoside, isovitexine (hàm lượng cao nhất ở giai đoạn ngay trươc khi hoa nở hoàn toàn), iso-orientin, vicenin, lucenin, saponarin và passiflorine. (Chế dược thư Âu châu dùng vitexin làm tiêu chuẩn để định lượng hoạt chất) Flavonoid tự do như apigenin, luteolin, quercetin và kampferol. Acid béo như linoleic, linolenic, palmitic, oleic, myristic acids. Coumarins. Đường hữu cơ như sucrose, fructose, glucose, raffinose Phytosterols như sitosterol, stigmasterol. Tinh dầu gồm limonene, alpha-pinene, cumene, zizaene Maltol (0.05 %)= 3-hydroxy-2-methyl-gamma pyrone Harman và các chất chuyển hóa (0.03%) Alkaloids nhóm Harmala như harmine, harmaline và harmalol Glycosides tạo cyahydric acid : gynocardin Thành phần dinh dưỡng của Quả : Quả của Lạc tiên tây chứa một số dưỡng chất đáng chú ý tuy không được dùng phổ biến như quả dây mát. 100 gram quả (phần ăn được) cung cấp : - Calories 70 - Chất đạm 2.3- 4.8 g - Chất béo 0.3- 1-2 g - Carbohydrate 12- 20.3 g - Calcium 5.09 mg - Sắt 0.58 mg - Phosphorus 37 mg Số lượng các Vitamins gần như trong quả Dây mát (Theo Dr. Dukés Phytochemical and Ethnobotanical Databases) Đặc tinh dược học và sử dụng trong trị liệu : Hoa của cây Lặc tiên tây đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng về các đặc tính dược lực học. Cây được xem là dược thảo được dùng phổ biến nhất tại Anh quốc để làm êm dịu, trị đau nhẹ . Dược điển Martindale, The Extra Pharmacopoeia đã liệt kê rất nhiều thuốc trên thế giới trong thành phần có Passion flower. Các hoạt tính của Passion flower, phần lớn là do các alkaloid và các flavonoids trong hoa. Các alkaloids loại harmala có tác dụng ức chế men monoamine oxidase nên có thể đóng vai trò quan trọng trong các tác động sinh học. Hoạt tính làm êm dịu và an thần : Các thử nghiệm trên thú vật ghi nhận các nước chiết từ hoa có những tác động phức tạp trên Hệ thần kinh Trung ương, gây ra những phản ứng hoặc kích thích hoặc ức chế tùy thuộc vào liều lượng sử dụng (Planta Medica Số 54-1988). Thử nghiệm trên chuột, cho thấy hoạt tính tạo êm dịu của P. incarnata có thể do sự phối hợp cần thiết của cả flavonoids chung với các alkaloids (Planta Medica Số 27-1975). Khi chích dưới da cho chuột nhắt liều 400 mg/kg maltol hay ethyl maltol, xẩy ra hiện tượng chuột giảm hoạt động, tim đập chậm lại, nhiệt độ hạ thấp, thư giãn cơ bắp và giảm phản xạ. Liều 2 mg/mL của phần trích bằng ethylen chloride gây ra sự giãm tiêu thụ oxygen nơi óc. Maltol và ethyl maltol có thể giúp tăng tiềm năng tác động gây ngủ của hexobarbital và giúp làm đối nghịch tác động gây co giật của pentylene hoặc của strychnine. Các thử nghiệm này cho thấy maltol và ethylmaltol có thể giúp tạo quân bình, chống lại hoạt tính kích thích gây ra bởi các alkaloids loại harmala. (Chemistry and Pharmacology Bulletin Số 22-1974) Thử nghiệm trên chuột, cho dùng nước chiết toàn cây (cả lá lẫn hoa), cho thấy hoạt động của chuột giảm xuống trong các test dùng mê lộ (đường di chuyển quanh co qua nhiều ngõ ngách, chướng ngại vật) Một số nghiên cứu dược lực học cho thấy hoạt chất apigenin trong passionflower có khả năng kết bám vảo các thụ thể benzodiazepin trung ương, do đó tạo được các tác động an thần mà không gây các phản ứng gây bất hoạt trí nhớ hay rối loạn hoạt động di chuyển; ngoài ra nước trích passionflower cũng làm giảm các kích động quá mức về thần kinh gây ra bởi amphetamine (Pharmacology & Biochemistry & Behavior Số 58-1997) Một số nghiên cứu về các hoạt tính làm êm dịu và giúp giảm âu lo của Passiflorata incarnata trên người cũng đã được thực hiện : Thử nghiệm dùng một đặc chế (từ P. incarnata) Calmanervin tạo êm dịu cho bệnh nhân, trước khi giải phẫu, được ghi nhận là có kết quả tốt (Journal of Ethnopharmacology Số 46-1995) Thử nghiệm, mù đôi (double blind), có đối chứng với placebo nơi 91 bệnh nhân cho dùng Passiflora ( trong đặc chế hỗn hợp Euphytose) cho thấy kết quả thống kê có những khác biệt rỏ ràng về trị liệu các rối loạn tâm thần, tính nết giữa 2 nhóm dùng thuốc và dùng placebo (Fundamental Clinical Pharmacology Số 11-1997). Một thử nghiệm khác, tướng đối ngắn hạn : trong 2 tuần dùng đặc chế Compoz (bán tự do, ngoài quày = OTC, có chưa Passiflora trong thành phần) đã không chứng minh được sự khác biệt giữa dùng Compoz với aspirin hay placebo (JAMA Số 223-1973) Các hoạt tính khác : Do tác động an thần, Lạc tiên tây đã được dùng trong cac trường hợp bệnh suyễn, tim hồi hộp và một số trường hợp nhịp tim bất thường, huyết áp cao, mất ngủ, âu lo, căng thẳng tinh thần tuy nhiên trên thực tế chưa có những số liệu lâm sàng (clinical data) để xác nhận các đặc tính trị bệnh kể trên. Thử nghiệm trong ống nghiệm (in vitro) cho thấy Passiflora diệt được nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh, mốc trong đó hoạt tinh diệt khuẩn mạnh nhất là trên các Streptococcus gây ly huyết nhóm A, hoạt tính trên Staphyloccus aureus yếu hơn và trung bình trên nấm Candida albicans. Các tác động diệt vi khuẩn mất đi khá nhanh khi dùng cây khô và khi tồn trữ dịch chiết. (Antimicrobial Agents & Chemotherapy Số 3-1973) Lá passionflower đã được sử dụng trong dân gian như một phương thuốc 'bổ tình dục, gây hưng phấn' : Trong một nghiên cứu năm 2003, nước chiết từ lá khi thử trên chuột cho thấy các hoạt tính như làm tăng hoạt động tình dục, tăng số lượng tinh trùng, khả năng thụ tinh. (Phytotherapy Research Số 17-2003) Lá có khả năng trị ho : Một nghiên cứu năm 2002, nơi chuột ghi nhận nước trich từ lá có thể làm giảm ho theo cách tác động của codein. (Fitoterapia Số 73-2002) Vài phương thức sử dụng tại Âu Châu : Tại Đức, vị thuốc hay Passiflora herba được chính thức ghi trong Chế dược thư Đức Deutsches Arzneibuch 10 (DAB 10), và tại Anh ghi trong British Herbal Pharmacopoeia tập 1/1990; tại Hòa Lan trong Ph.Helv. VII. Cây hiện được ghi trong Chế dược thư Âu châu = Ph. Eur (European Pharmacopoeia 4th Ed (2002) Trong DAB 10 vị thuốc được ghi là Passionsblumenkraut Theo các Chế dược thư trên thì vị thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp : làm êm dịu trong một số trường hợp thần kinh rối loạn, khó ngủ, âu lo, bứt rứt nhất là nơi trẻ em. Có thể dùng dược liệu (hoa khô) chế tạo thành trà dược bằng cách băm vụn 2 gram (1 thìa cà phê) dược liệu, đổ nước đun sôi ngâm từ 5-10 [...]... 30.11.1985) cho phép dùng dược liệu để trị thần kinh bất an (nervous restlessness) với liều từ 4-8 gram/mỗi ngày Tại Đức, passionflower là một hoạt chất trong đặc chế Species sedativae NRF 17.1, ghi chính thức trong Neues RezepturFormularium dùng trị mât ngủ và thần kinh căng thẳng Passionflower chiếm 20% trong các đặc chế Beruhigungstee VI (phối hợp với, valerian, hops và peppermint) Tại Romania, dược... từ rễ dùng làm thuốc tri đau, gây êm dịu thần kinh cho trẻ em hay khóc, làm thuốc nhỏ tai Cho đến giữa thế kỷ 20, Passionflower vẫn được dùng, làm thành phần trong nhiều đặc chế an thần và thuốc ngủ bán không cần toa bác sĩ (OTC), Tuy nhiên, đến 1978, FDA rút lại sự hổ trợ cho việc dùng Passionflower trong các OTC có hoạt tính làm dịu, và xếp dược liệu vào loại II (Category II) (không được xem chung... dẳng Tài liệu sử dụng : The Review of Natural Products 5th Edition (Facts & Comparisons) Herbal Drugs and Phytopharmaceuticals (Max Wichtl) PDR for Herbal Medicines, 3rd Edition Tropical Plant Database : Passionflower (Raintree NutritioP incarnata, P edulis và P quadrangularisn) Complementary & Alternative Medicines (Charles Fetrow) Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng . tên Lạc tiên để gọi Passiflora foetida (Sach tra cứu tên Cây cỏ VN). DS Phan Đức Bình đã đề nghị dùng tên Lạc tiên tây để phân biệt với P. foetida hay Lạc tiên tạ Đặc tinh thực vật : Cây lạc. Passion flower, Maypop, Apricot vine, Wild Passionflower (Anh) Granadilla, Maracuja Tên gọi tại Việt Nam: theo GS Phạm hoàng Hộ là Mắc mát, Lạc tiên (Cây có vị thuốc ở Việt Nam); Tác giả Võ. Lạc tiên 'tây', Passionflower Như đã trình bày trong bàí 'Dây mát', tên Anh-Mỹ 'Passion

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN