1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ ppt

13 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Đề bài Câu 1: Phân tích lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay? Câu 2: Trong thập kỷ vừa qua đầu tư FDI của Hoa Kỳ sang Mexico tăng mạnh. Bạn hãy cho biết điều này sẽ tác động như thế nào đối với di chuyển lao động từ Mexico sang Hoa Kỳ ? (giả sử những yếu tố khác không đổi). Bài làm Câu 1: Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba trụ cột, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối Trong hơn 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã tăng liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định. Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004 : 7,7% ; 2005 : 8,4% ; 2006 : 8,2% ; 2007 : 8,5% và năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%. Cùng với việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong nước của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 109/177 nước trên thế giới năm 2007; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên đến 73 tuổi năm 2008, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống 14,75% năm 2007 (tương đương 2,7 triệu hộ nghèo), ước tính còn khoảng trên 13% vào cuối năm 2008. Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, đang đàm phán hiệp định đầu tư với Mỹ, Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Từ sau đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 48,4 tỷ USD năm 2007 và 62,7 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam là 80,4 tỉ USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù vậy, các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam. FDI vào Việt Nam tăng nhanh còn do các nguyên nhân quan trọng khác như: sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được một lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng lớn. Từ ở mức gần như con số không vào năm 1986, vốn đăng ký FDI đã tăng lên 64 tỷ USD năm 2008. Việt Nam hiện có 10.700 dự án đầu tư trực tiếp của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 170 tỉ USD. FDI tăng không chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ và tận dụng tốt các cơ hội từ thỏa thuận mậu dịch tự do ở Đông Á, Việt Nam cần đi theo hướng phát triển các ngành sản xuất có hiệu quả cao và mang tính cạnh tranh về xuất khẩu, thỏa thuận mậu dịch tự do Đông Á sẽ giúp mở rộng thêm thị trường cho các mặt hàng có lợi thế truyền thống của VN như nông sản, thực phẩm, cà phê, hàng may mặc Để đối phó với thách thức từ AFTA và Trung Quốc, Việt Nam cần nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của một loạt các ngành công nghiệp xét ra có lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN. Như vậy có hai câu hỏi cần trả lời: Một là, Việt Nam có lợi thế so sánh trong những ngành nào? Hai là, làm sao để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của những ngành đó? 1. Lợi thế so sánh tĩnh và động của Việt Nam Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế hiện tại, có ngành đã phát huy được, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng cũng có ngành chưa phát huy được do môi trường hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, về nguồn nhân lực và khả năng tích luỹ tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh các điều kiện đó sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực. Để dễ phân tích, ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm nhóm: Nhóm A: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v Nhóm B: Những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v Nhóm C: Những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu. Nhóm D: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v Nhóm E: Những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v Trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh trong nhóm A và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Thái Lan và các nước ASEAN đi trước (ASEAN-4) có lợi thế trong nhóm B và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Nhóm A và nhóm B là những ngành Việt Nam đang có lợi thế so sánh. Nhưng trong hai ngành chủ lực là may mặc và giày dép, hiện nay Việt Nam mới tập trung trong công đoạn gia công và chủ yếu dựa vào lao động giản đơn. Việt Nam cần nỗ lực nội địa hoá các công đoạn có giá trị tính thêm cao. Nhưng dù sao các ngành này vẫn là nhóm thuộc các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh, nghĩa là những ngành đã và hiện đang có sức cạnh tranh. Vấn đề quan trọng hơn là Việt Nam phải xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng, đồng thời xét ra Việt Nam có lợi thế so sánh động sẽ làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu trong tương lai không xa. Vấn đề thứ hai là Việt Nam có lợi thế so sánh động trong những ngành này không. Thứ nhất, ta thử xem trong quá khứ những nước có trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay đã bước vào giai đoạn phát triển các ngành này chưa. Thứ hai, là xem các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực trên đang đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam ra sao và hiện nay các dự án họ đang triển khai có đặc điểm gì… Như vậy phương hướng chiến lược của công nghiệp Việt Nam đã khá rõ. Vấn đề là phải đưa ra được chính sách, chiến lược cụ thể để đón đầu dòng thác công nghiệp ở Đông Á, tạo ra một sự chuyển dịch mạnh mẽ cho cơ cấu công nghiệp Việt Nam, phát huy tiềm năng để hội nhập có hiệu quả vào trào lưu tự do hoá thương mại ở khu vực này. 2. Chiến lược, biện pháp nào? Làm sao để có thể tham gia mạnh mẽ vào sự phân công ở Đông Á trong các ngành sản xuất các loại máy móc? Ở đây ta không có điều kiện đi sâu vào vấn đề này, nhưng từ phân tích thực trạng của Việt Nam có thể tóm tắt ba điểm liên quan đến chiến lược, biện pháp như sau: Thứ nhất, cần chuyển từ chiến lược, chính sách thay thế nhập khẩu sang chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Hầu hết các ngành thuộc hai nhóm D và E đều đang sản xuất tại Việt Nam nhưng có một đặc tính chung là sản xuất chủ yếu cho thị trường nội địa, được bảo hộ bằng thuế quan ở cả sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trung gian. Chính sách đánh thuế cao trên linh kiện, bộ phận để tăng tỷ lệ nội địa hoá đã làm tăng giá thành sản phẩm lắp ráp, sản phẩm này do đó phải được bảo hộ trong thị trường nội địa. Hơn nữa, chỉ sản xuất cho thị trường nội địa nên quy mô sản xuất quá nhỏ không phát huy tính quy mô kinh tế. Tính quy mô kinh tế là hiệu quả trong đó phí tổn sản xuất của một đơn vị sản phẩm giảm theo lượng tăng của quy mô sản xuất., càng làm cho giá thành tăng. Đó là cái vòng luẩn quẩn cản trở sức cạnh tranh. Trong quá khứ, nhiều nước châu Á cũng theo chính sách này nhưng phải tốn nhiều năm mới có sức cạnh tranh và chuyển sang xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam bây giờ không thể theo chiến lược này vì phải giảm thuế trong các chương trình tự do hoá thương mại, trước mắt là với ASEAN và sau này với Trung Quốc. Như vậy, chính sách vừa giữ mức thuế quan cao đối với linh kiện, bộ phận nhưng vừa cho tự do nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc trong khuôn khổ AFTA đang đặt các ngành điện, điện tử gia dụng và các ngành máy móc khác của Việt Nam trước một thách thức rất lớn là không thể cạnh tranh được với hàng nhập từ ASEAN và Trung Quốc, và do đó nhiều công ty đa quốc gia có thể sẽ phải đóng cửa nhà máy tại Việt Nam, chuyển sang sản xuất tại Thái Lan và các nước có quy mô sản xuất lớn với các ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển. Như đã đề cập ở trên, các công ty của Nhật đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam, và theo tính toán của những công ty đã đầu tư tại nước ta trong ngành điện điện tử gia dụng, nếu vấn đề linh kiện, bộ phận được giải quyết, các sản phẩm nguyên chiếc của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Nhật và các thị trường lớn khác, và dưới thể chế AFTA có thể xuất khẩu sang nhiều nước ASEAN. Trong trường hợp đó, quy mô sản xuất sẽ mở rộng nhanh chóng, kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Để xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, trong quá khứ cũng có nhiều nước đã áp dụng biện pháp nâng cao thuế suất linh kiện nhập khẩu nhưng phải đồng thời bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc. Việt Nam ngày nay không thể bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc thì phải theo một chiến lược khác. Chính sách tối ưu hiện nay là phải nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh để xuất khẩu được sản phẩm nguyên chiếc, từ đó quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh, tạo điều kiện để các công ty cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đầu tư lớn. Thật ra, nếu nhà nước có tín hiệu về sự thay đổi chính sách theo hướng đó thì công ty nước ngoài có thể sẽ đầu tư để xây dựng các cụm công nghiệp ngay từ bây giờ. Các loại máy móc gồm nhiều công đoạn nên thường có sự phân công hàng ngang giữa các nước trong việc sản xuất và cung cấp lẫn nhau các linh kiện, bộ phận. Thêm vào đó, khi sản phẩm nguyên chiếc sản xuất cả cho thị trường thế giới thì các công ty lắp ráp phải thường xuyên thay đổi cơ năng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Điều này buộc họ phải luôn bảo đảm một sự cơ động, linh hoạt trong việc tổ chức quản lý dây chuyền cung cấp của các sản phẩm phụ trợ và do đó phải tăng tỷ lệ nội địa hoá, chủ động tham gia xây dựng các cụm công nghiệp. Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn nữa. FDI là biện pháp hữu hiệu, là con đường ngắn nhất để tăng sức cạnh tranh. Thay đổi chính sách theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và tự do hoá nhập khẩu sản phẩm trung gian như đã nói ở trên sẽ thu hút FDI dễ dàng. Việt Nam phải trở thành những cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất mới hấp dẫn các công ty đa quốc gia. Cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất là nơi bảo đảm sản xuất một sản phẩm với giá thành rẻ, chất lượng cao và phân phối đúng thời hạn. Nếu một cơ sở sản xuất nào đó không cung cấp đúng thời hạn thì cả mạng lưới sản xuất toàn khu vực bị ảnh hưởng, do đó các công ty đa quốc gia rất nhạy cảm về vấn đề này khi chọn môi trường đầu tư. Phân phối là công việc của nhà sản xuất, của công ty đa quốc gia, nhưng yếu tố quy định phân phối là môi trường đầu tư trong đó hạ tầng phần cứng (hệ thống giao thông, thông tin, v.v.) và phần mềm (thủ tục hành chính, thuế quan, luật lệ, quy định, v.v.) có vai trò quyết định. Phí tổn liên quan đến việc này còn được gọi là phí tổn nối kết dịch vụ, đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng cho việc đánh giá môi trường đầu tư. Về ý nghĩa và liên quan giữa phí tổn nối kết dịch vụ với FDI. Thứ ba, cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các công ty FDI với các loại doanh nghiệp trong nước như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Các công ty trong nước (nhà nước và tư nhân) có thể đẩy mạnh liên kết với các công ty đa quốc gia ở hai mặt: liên kết hàng dọc và liên kết hàng ngang. [...]... Mexico sang Hoa Kỳ (giả sử những yếu tố khác không đổi) Mặc dù lao động di cư có vai trò quan trọng trong việc duy trì nền sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế Tuy nhiên cách tiếp cận di chuyển lao động và đánh giá tác động di chuyển lao động giữa các quốc gia là hoàn toàn khác nhau Khi đầu tư của Hoa Kỳ sang Mexico tăng mạnh, điều đó có thể nhận thấy: lượng vốn của Hoa Kỳ rất lớn, thu nhập của người... dọc là nỗ lực cung cấp bộ phận, linh kiện cho các công ty FDI, góp phần đưa nền công nghiệp cả nước tiến về thượng nguồn trong chuỗi giá trị Liên kết hàng ngang là tiến hành hợp tác với các công ty đa quốc gia về nhiều mặt để sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới Câu 2: Xét về mặt lý thuyết, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước đầu tư sẽ tăng được GNP; tăng hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng chiếm... di chuyển lao động luôn tuân theo một quy luật: lao động của các nước chưa phát triển di chuyển sang những nước giàu có hơn, tốt cho sức khoẻ hơn, và có được một chính sách giáo dục tốt hơn so với cố quốc Nếu như lao động có kỹ năng, có trình độ của Mexico sang Hoa Kỳ một cách ồ ạt thì sẽ dẫn đến tình trạng chảy màu chất xám tại Mexico Hậu quả hiển nhiên của tình trạng này là Mexico đã thiếu nhân tài . 2008. Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng,. trọng khác như: sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w