LỜI MỞ ĐẦU ho giáo là một trong những tư tưởng triết học Trung Hoa có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam và đã từng là quốc giá
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
ho giáo là một trong những tư tưởng triết học Trung Hoa có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam và đã từng là quốc giáo trong cả một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam Tuy có nhiều nhược điểm và thiếu sót, nhưng nó đã đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng một nền văn hiến rực rỡ ở nước ta, góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh, tạo nên sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm bảo vệ đôc lập chủ quyền dân tộc và góp phần tạo nên các giá rị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Do đó, những tư tưởng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà trong đó có những tư tưởng của Nho giáo cần được trân trọng, kế thừa và phát huy
Với đề tài "Triết học Nho giáo nguyên thủy – kế thừa và phát huy những
tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay", tiểu
luận nêu tóm tắt những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam, từ đó vận dụng phát huy những tư tưởng đó vào công cuộc phát triển đất nước trong thời đại hiện đại
Nội dung tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1 : Những tư tưởng cơ bản của nho giáo nguyên thủy
Chương 2 : Nho giáo ở Việt Nam - kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
Do kiến thức, trình độ còn hạn chế, cũng như sự hạn hẹp về thông tin nên tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy và những người quan tâm
Xin chân thành cám ơn Thầy
N
Trang 2CHƯƠNG 1:
NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO
Trung Hoa cổ đại thời kỳ từ thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ thứ III trước CN (được gọi là thời Xuân thu- Chiến quốc) có nhiều biến động về chính trị, tình hình xã hội hết sức rối ren, các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn Đặc điểm kinh tế lớn nhất có liên quan đến quá trình biến động đó là sự hình thành nhanh chóng và phổ biến của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt”… Tình hình xã hội như vậy đã làm xuất hiện hàng loạt những hệ thống triết học khác nhau, có xu hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội Trong đó có những học thuyết ảnh hưởng cho tới sau này và lan rộng sang nhiều quốc gia, dân tộc Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân thu Những cơ sở của nó được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Đán Đến lượt mình Khổng tử phát triển tư tưởng Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì vậy Ông được xem là người sáng lập Nho giáo
Khổng tử (551-479TCN), là con một gia đình quí tộc nước Lỗ Khổng tử muốn đem tài sức của mình ra giúp vua, chủ trương lập lại trật tự, lễ nghĩa nhà Chu nhưng không được vua nước Lỗ trọng dụng Ông đi đến các nước chư hầu khác mong được mang lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước trị dân, cứu đời, nhưng đến đâu cũng không thành công Cuối đời, nhận thấy thực sự bất lực trong công việc chính trị, Khổng tử về nước mở trường dạy học và viết sách Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị nổi tiếng, gọi là Nho Giáo
Sau khi Khổng tử chết, nho gia chia làm tám phái nhưng quan trọng nhất là hai phái : Mạnh tử (327-289TCN) và Tuân tử (313-238TCN)
Tuân tử phát triển mặt duy vật của Khổng tư, tư trưởng triết học mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ, không có luận cứ khoa học nên không đứng vững được
Mạnh tử, là người học trò bảo vệ xuất sắc nhất tư tưởng của Khổng tử Ông đã khai thác, phát triển quan điểm duy tâm của Khổng tử và có những cống hiến riêng của mình Tư tưởng Khổng Mạnh là cốt lõi của tư tưởng Nho gia Mạnh
tử đã khép lại một gia đoạn quan trọng – giai đoạn hình thành Nho giáo, Đó là
Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi là tư tưởng Khổng - Mạnh
Trang 3Sang thời trung đại, nho giáo được hoàn thiện và bổ sung theo hai hướng: Một là: Vào thời kỳ nhà Hán (140-87TCN), nhà nho Đổng Trọng Thư đã nhìn thấy khả năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị nên đã tìm cách tô vẽ cho nho giáo theo chiều hướng có lợi cho giai cấp này Từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt 2000 năm lịch sử Tuy nhiên, trong hệ tư tưởng chính thống này, Nho giáo chỉ là hình thức bề ngoài, còn nội dung bên trong của nó, giai cấp phong kiến vẫn cai trị theo đường lối Pháp trị (Ngoại nho, nội pháp) Do vậy mà nho giáo thời kỳ này đã loại trừ những những giá trị nhân bản và biện chứng của nho gia nguyên thủy Khổng- Mạnh Chẳng hạn trong quan hệ hai chiều bình đẳng trong tam cương (Vua tôi, Cha- Con, Chồng-vợ) được thay bằng quan hệ một chiều duy nhất (Trung-Hiếu – Tiết – Nghĩa), chỉ đòi hỏi trách nhiệm của kẻ dưới đối với người trên Vì vậy, Tam cương trở thành những công thức hết sức phi nhân bản “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”; “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” “phu xướng phụ tùy” và mở rộng trách nhiệm của phụ nữ đối với đàn ông nói chung qua công thức Tam Tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, Như vậy, với Hán nho, Khổng tử đã được tái sinh lần thứ nhất; nhưng Khổng tử đời này không còn là Khổng tử đời Xuân thu nữa
Hai là vào thời Tống (960-1279), xuất hiện những nhà nho lỗi lạc như Chu Đôn
Di (1017-1073), Trình Di (1023-1085), Trình Hạo, Chu Hy Học thuyết của Khổng tử đã được hồi sức bởi sự bổ sung những quan niệm triết học của thuyết
Am Dương Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia, triết lý nhân sinh của Phật giáo
KINH SÁCH CỦA NHO GIA gồm có 2 bộ Ngũ kinh và Tứ thư
Ngũ kinh bao gồm 5 quyển kinh
Kinh thi: Sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề chủ yếu là tình yêu nam nữ
Khổng tử muốn dùng nó để giáo dục tình cảm lành mạnh cho con người Hình thức diễn đạt tư tưởng khúc chiết, rõ ràng
Kinh thư : Ghi lại những truyền thuyết, biến cố về các vua đời trước như vua
Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ nhằm làm gương cho các đời sau Đặc biệt, sách ghi lại cách tổ chức hành chính nhà nước
Kinh Lễ: Ghi chép về lễ nghi đời trước mong dùng làm phương tiện duy trì và
ổn định trật tự xã hội
Kinh Dịch: Ghi chép, giải thích về những biến đổi của trời đất, con người và
xã hội
Kinh Xuân thu: giảng giải về chính trị và lịch sử để giáo dục các vua chúa
Đúng ra bộ sách còn một cuốn thứ sáu là Kinh nhạc, nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung và Kinh Lễ gọi là Nhạc kí
Vì vậy, Lục kinh thành ra chỉ còn “Ngũ kinh”
Tứ thư gồm có bốn quyển sách:
Trang 4Luận ngữ: Sách ghi lại các bài giảng, các lời luận bàn của Khổng tử Sau khi
ông mất, các học trò đã tập hợp những lời dạy của Khổng tử lại và chép thành sách
Đại học: dạy cách làm quân tử
Trung Dung: cách sống dung hoà không thiên lệch
Mạnh tử: do Mạnh tử viết, bổ sung các quan niệm về nhân lễ, làm rõ bản chất
của con người
1.2 QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY
1.2.1 Quan điểm về thế giới:
Trong quan điểm của Nho gia về thế giới nó đã dao động giữa duy vật và duy tâm, giữa vô thần và hữu thần ở chỗ Khổng tử cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn luôn sinh thành và biến hóa không ngừng, sự vận động biến hóa ấy của vũ trụ lại bắt nguồn từ sự liên hệ tương tác giữa hai lực âm dương, thế nhưng trong chững mực khác, Khổng tử lại tin cho thiên mệnh: trời có ý chí chi phối vận mệnh của xã hội và số phận của mỗi con người, không chỉ tin ở mệnh trời mà còn tin ở quỹ thần Nguyên nhân là do đứng trước xu thế phát triển của lịch sử
và xã hội đã giúp Khổng tử có quan niệm tiến bộ nhưng do hiện trạng của xã hội và hạn chế của giai cấp, Khổng tử đã hoang mang quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tuyên truyền cho sức mạnh của trời, thần thánh hóa quyền lực cầm quyền trên mặt đất nhằm duy trì trật tự xã hội
1.2.2 Quan điểm về chính trị đạo đức xã hội
Phương pháp luận để giải thích và giải quyết các vấn đề xã hội, Nho giáo có xu hướng coi các quan hệ chính trị- đạo đức là những quan hệ nền tảng của một xã hội Trong đó, quan trọng nhất là quan hệ vua trị, cha con, chồng vợ (gọi chung
là tam cương) Điều này đã phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia
Với cách giải thích trên đây tức là coi các quan hệ chính trị đạo đức là nền tảng của quan hệ xã hội nó đã bộc lộ quan điểm duy tâm của Nho gia ở chỗ đã không thấy cơ sở kinh tế của xã hội
Lý tưởng xã hội của Nho gia
Nho gia chủ trương xây dựng xã hội đại đồng, đó là một xã hội có trật tự tôn ti trên dưới, có vua sáng- tôi hiền, cha từ – con hiếu thảo, trong ấm – ngoài êm, một xã hội không cần có nền kinh tế phát triển mà chỉ cần công bằng xã hội trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân Có thể thấy lý tưởng trên đây của Nho gia là lý tưởng của tầng lớp trên (giai cấp thống trị) và lý tưởng ấy mang tính duy tâm, ảo tưởng vì nó không đề cập đến cơ sở kinh tế của đời sống xã hội
Trang 5Phương thức thực hiện lý tưởng xã hội
Nho gia chủ trương lấy giáo dục làm cứu cánh để đạt tới một xã hội lý tưởng đại đồng, nhưng nền giáo dục của Nho giáo chỉ tập trung vào việc rèn luyện đạo đức cho con người, song những chuẩn mực đạo đức lại được đề cao đến mức đạo thần thánh hóa
1.2.3 Quan điểm về con người:
Là trọng tâm của triết học nho giáo, cùng các quan điểm về chính trị và đạo đức do yêu cầu giải quyết tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ Đề cập đến con người: số phận và tính người
Số phận: số phận con người do mệnh trời qui định (giầu sang do phận, sống
chết do số)
Tính người: Theo Khổng tử và Mạnh tử (trong Luận Ngữ và Trung Dung) thì con người lúc sanh ra tính nết đều giống nhau ở tính thiện có sẵn do trời phú (quan điểm duy tâm) Sự phú tính ấy về cơ bản là đồng đều, tuy nhiên do hoàn cảnh và môi trường khác nhau nên tính nết người này khác người kia "Tính là gần nhau, tập là xa nhau" Chính vì vậy mà nhiều người đã không giữ được tính người mà trời đã phú cho, do đó Nho Gia đã nêu lên sự cần thiết phải lập đạo làm người
Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu-người quân tử (quân là cai trị, quân tử là người cai trị) Để trở thành người quân tử, trước hết cần phải tu thân
Có 3 bước tu thân:
Bước 1 : Đạt đạo
Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng xử trong cuộc sống Có 5 đạo : Vua- tôi, Cha- con, Chồng – vợ, Anh- Em, Bạn bè (Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu) Năm đạo đó còn gọi là ngũ luân (luân là cư xử, thứ bậc)
Nguyên tắc xử lý 5 mối quan hệ này là nguyên tắc “trung dung” tức là dung hòa giữa các bên
Bước 2: Đạt đức
Theo Khổng tử, người quân tử phải có 3 đức: nhân, trí, dũng Sau này Mạnh tử
bỏ dũng và thêm 2 đức tính là Lễ Nghĩa gọi là tứ đức Sau này Hán nho thêm tín vào để trở thành “ngũ thường”
Nhân: được đề cập với một ý nghĩa sâu rộng nhất, nó được coi là nguyên lý
đạo đức cơ bản qui định bản tính của con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội Nhân là đức tính hoàn thiện, là gốc đức của con người, nên “nhân” chính là đạo làm người
Trang 6Trong cuộc sống nhân được chia thành 2 phần nguyên tắc:
Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác
Mình muốn lập thân thì mình cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt”
Trí: Theo Khổng tử người muốn đạt được nhân thì phải có “trí”, nhờ có trí con
người mới sáng suốt, minh mẫn, hiểu được đạo lý, xét được sự vật hiện tượng, phân biệt được phải trái, thiện ác, và hành động phù hợp với thiên lý (phù hợp với quan điểm của pháp gia)
“Người không học chẳng những không giúp được người khác mà còn hại đến mình”
Dũng: muốn đạt được nhân chỉ có trí thì chưa đủ mà phải có dũng khí nữa “Kẻ
nhân tất hữu dũng nhưng người dũng chưa chắc có nhân”
Người có dũng không phải là người ỷ vào sức mạnh vì lợi mà bất chấp đạo lý
mà người có dũng là người tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh, có thể hành động một cách thanh tao khi vận nước loạn lạc, khi người đời gặp hoạn nạn
Người nhân có dũng mới tự chủ được mình, mới quả cảm xã thân vì nghĩa lớn Người có nhân, trí, dũng thì giàu sang không quyến rũ, nghèo không nao núng,
uy quyền không làm họ sợ sệt
Lễ: qui phạm chuẩn mực trong xã hội, là biểu hiện bên ngoài của nhân
Nghĩa: nói đến những hành động cao cả
Bước 3: Học thi- thư- lễ- nhạc
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo và đức, người quân tử còn phải biết thi- thư- lễ- nhạc Khổng tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhờ học Thi, lập nhân được là nhờ biết Lễ, thành công được là nhờ có Nhạc (Luận ngữ) Nói cách khác, ông đòi hỏi người quân tử không phải là võ biền mà phải có một vốn văn hóa toàn diện: thi – thư- lễ- nhạc
Hành động: Tu thân rồi, bổn phận người quân tử là phải hành động, phải tề gia trị quốc, bình thiên hạ Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị
là hành động theo hai nguyên tắc: nhân trị và chính danh
Nhân trị: nhân là tình người; nhân trị là cai trị bằng tình người, coi người
như bản thân mình Sách luật ngữ kể rằng khi học trò hỏi về Nhân, Khổng
tử đáp: “Yêu người”; còn khi hỏi thế nào là “Nhân”, ông trả lời: ‘Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “Mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì phải giúp người khác thành đạt”
Chính danh: Chính danh tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi người phải
làm đúng với chức phận của mình Chính danh trong cai trị là phải làm sao
để “Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” “Nếu danh không chính
Trang 7thì lời nói không thuận Lời nói không thuận tất việc chẳng thành” Do danh thực rối loạn và đạo lý bị thay đổi vì vậy cần phải giáo dục đạo đức và thực hiện chủ nghĩa chính danh định phận
Vua phải thực hiện chính sách “thượng hiền” để chọn người tài giỏi giúp nước, giúp vua
Vua phải tự mình làm điều thiện, làm gương cho dân, phải chịu khó, lo việc giúp dân, nghĩ việc cho dân làm
Vua phải thực hiện được 3 điều:
Bảo đảm lương thực cho dân ấm no (túc thực)
Xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh để bảo vệ đất nước (túc binh)
Tạo ra được lòng tin của nhân dân (Thành tín)
Những nội dung trên đã được những người sáng lập tóm gọn trong 9 chứ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Và 9 chữ ấy cũng chỉ nằm trong 2 chữ cai trị mà thôi
1.2.4 Quan điểm về giáo dục
Khổng tử là nhà giáo dục vĩ đại, tư tưởng giáo dục của ông không những đã có những tác dụng to lớn đối với lịch sử mà cho đến ngày nay vẫn còn tỏa sáng Ông quan niệm giáo dục không chỉ có tính chất mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà giáo dục mở mang cả trí, tình và ý hay trí, nhân, dũng để người ta đạt tới con người đạo lý Giáo dục có 3 mục đích:
Học để ứng dụng, giúp ích hoặc đời, cho xã hội chứ không phải học để làm quan sai bổng lộc
Học để có nhân cách, học để cho mình chứ không cho ai
Học để tìm tòi đạo lý
Khổng tử có phương pháp giáo dục hết sức đúng đắn mà người đời sau vẫn thực hiện một cách phổ biến Ông coi trọng giáo dục theo lịch trình, đúng điều kiện tâm sinh lý, nuôi cho tình cảm nảy nở rồi đưa vào khuôn phép, rồi điều hòa các mâu thuẫn đột ở tâm Bởi vậy Khổng tử cho rằng: " khởi hứng bằng kinh thi, uốn nắn bằng kỹ thuật phép tắc và hoàn thành ở nhân"
Sách Luận ngữ ghi lại các lời dạy của ông cho thấy ông khuyến khích theo sở trường, phê bình tùy sở đoản của từng người, học thì phải ôn tập "ôn cũ mà biết mới"
Ông cũng đặc biệt chú ý gợi mở trí phán đoán độc lập của học trò, không nhồi nhét áp đặt Ông nói: "Như vật có bốn góc, chỉ cho một góc mà không tìm được
ba góc kia thì ta không dạy nữa"
Ông nói với học trò là tự ông tuyệt đối không có 4 điều (Tứ vô)
Vô ý: là không có ý riêng, tức là không đoán mò theo chủ quan
Vô tất: là không khẳng định quá đáng
Trang 8 Vô cố: là không cố chấp, câu nệ
Vô ngã: là không tự cho mình là chân lý
Tứ vô thể hiện thái độ khách quan trong học tập
Tóm lại, tư tưởng giáo dục của nho giáo khá hoàn thiện, cho đến thời đại ngày nay vẫn còn nhiều giá trị có thể kế thừa và phát huy
Trang 9CHƯƠNG 2:
NHO GIÁO Ở VIỆT NAM – KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM
Xét về ngọn nguồn, có thể thấy Nho giáo chính là sự tổng hợp của hai truyền thống – văn hóa du mục phương bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam
Văn hóa du mục phương Bắc có đặc điểm:
Tham vọng bình thiên hạ, coi nhẹ Quốc gia, truyền thống trọng sức mạnh, thể hiện trong chữ “Dũng”
Quan niệm về một xã hội trật tự, ngăn nắp, trên dưới rõ ràng thể hiện qua thuyết “chính danh”
Chất nông nghiệp phương Nam được nho gia nguyên thủy tiếp thu:
Đề cao chữ nhân và nguyên lý nhân trị có nguồn gốc từ lối sống trọng tình của người phương nam
Việt Nam có truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam cho nên khi tiếp nhận Nho Giáo đã tiếp nhận chất nông nghiệp phương Nam của Nho gia nguyên thủy
Hán nho đã được các quan lại Trung hoa ra sức truyền bá vào Việt Nam những năm đầu công nguyên nhưng không được dân tộc Việt Nam đón nhận, vì đây là văn hóa của kẻ xâm lược áp đặt
Đến 1070 Lý Thái Tổ cho lập văn miếu thờ Chu Công và Khổng tử, việc này
đã xác nhận Nho giáo chính thức xâm nhập vào Việt Nam (Tống nho)
Đời nhà Trần có Chu Văn An đào tạo được khá đông các học trò và đề cao Nho giáo, bài xích Phật giáo Tuy nhiên đến cuối đời nhà Trần Nho giáo vẫn không được chấp nhận rộng rãi
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh có sự đóng góp to lớn của các nhà Nho cùng với nhu cầu cải cách quản lý đất nước, Triều Lê đã đưa Nho giáo thành quốc giáo, sự phát triển của Nho giáo chuyển sang giai đoạn độc tôn
Từ nhà Lê trở đi, Nho giáo thịnh suy theo các triều đại, đến đời nhà Nguyễn, địa vị của Nho giáo một lần nữa đã được khẳng định để rồi phải mất hẳn đi khi phải đối mặt với sự tấn công của văn hóa phương Tây
Trang 10Như vậy, nét độc đáo của văn hóa Việt Nam là khi tiếp thu cái ngoại lai nó tiếp thu từng yếu tố riêng lẻ và cấu tạo lại theo cách của mình Nho Giáo vào Việt Nam được cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của mình
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHO GIÁO VIỆT NAM
Thứ nhất, Nho giáo muốn tạo nên một xã hội ổn định đối với nền văn hóa
nông nghiệp Việt Nam, ước mong về một cuộc sống ổn định, không xáo trộn là một truyền thống lâu đời, không chỉ là nhu cầu của người dân mà còn là nhu cầu của giới cầm quyền, không chỉ trong đối nội mà còn trong đối ngoại
Để duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam đã tạo nên sự lệ thuộc của cá nhân vào gia đình, vào tập thể cộng đồng Nho giáo nhắm đến một xã hội có tôn ti trật tự được xây dựng từ dưới lên trên, kẻ dưới phải kính trọng và phục tùng người trên Gia đình theo ý thức hệ gia trưởng, quan niệm cha ra cha, con ra com, anh
ra anh, em ra em, vợ chồng ra vợ chồng gia đình phải hòa thuận, kính trên nhường dưới, giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ… ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Việt Nam, như tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay Tiêu chuẩn đạo đức đối với người phụ nữ Nho gia cũng ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, đó là "Tam tòng, Tứ đức"
Để duy trì sự ổn định Quốc Gia, nhà nước Nho giáo tạo ra sự phụ thuộc vào nhà cầm quyền bằng biện pháp kinh tế: nhẹ lượng, nặng bổng lộc; và biện pháp tinh thần: trọng đức, khinh tài
Thứ hai là trọng tình người, người Việt Nam rất tâm đắc chữ “nhân” của Nho
gia Tuy nhiên, chữ “nhân” trở thành nghĩa thương người và đồng nghĩa với
“nghĩa”, đối với giới bình dân “nghĩa” có ý nghĩa là “tình” Trong Nho Giáo Việt Nam, việc trọng tình được bổ sung thêm bằng truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp (vốn có trong Nho giáo nguyên thủy nhưng đến Hán Nho thì đã bị loại trừ Nhờ truyền thống dân chủ ấy mà Nho Giáo Việt Nam, dù có giữ vị trí độc tôn cũng không loại trừ Phật giáo và hủy bỏ cái gốc của Việt Nam
là đạo Mẫu Tiếp thu chữ hiếu của Nho giáo, người Việt Nam đặt nó trong quan
hệ bình đẳng với cả cha lẫn mẹ
Thứ ba là xu hướng trọng văn Ở Trung Quốc trọng văn ngang với võ Ở Việt
Nam yếu tố văn được coi trọng hơn cả và coi trọng văn hơn võ Tuy luôn phải đối phó với chiến tranh, nhưng người Việt Nam ít quan tâm đến các kì thi võ
mà chỉ ham học chữ, thi văn: "Một kho vàng không bằng một nang chữ" Người Việt Nam nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hóa, một con đường làm nên nghiệp lớn
Thứ tư là tư tưởng “Trung quân” Nho giáo Trung quốc rất coi trọng tư tưởng
trung quân, tư tưởng yêu nước dường như không đề cập tới Đối với người Việt, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc lại được đề cao Chính vì vậy việc đón nhận tư tưởng trung quân được biến đổi và gắn liền với “ái quốc”, ái quốc" được đặt trên tư tưởng trung quân