1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Sự quyết đoán từ thái độ tích cực, tự tin docx

8 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 367,32 KB

Nội dung

Sự quyết đoán từ thái độ tích cực, tự tin Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng có thể học được: Sự quyết đoán được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản thân. - Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống. - Kỹ năng phán đoán nhanh. Quyết đoán dựa trên sự cân bằng. Nó đòi hỏi thẳng thắn về mong muốn và nhu cầu của bạn trong khi vẫn xem xét các quyền, nhu cầu, và mong muốn của người khác. Khi bạn quyết đoán, bạn yêu cầu cho những gì bạn muốn nhưng bạn không nhất thiết phải có được nó. Trong khi hành vi thô bạo dựa trên sự hiếu thắng, cứ làm những gì theo lợi ích riêng tốt nhất cho bạn mà không quan tâm về quyền, nhu cầu, cảm xúc hay ước muốn của người khác. Quyết đoán để đạt hiệu quả chứ không phải quyết đoán là nổ lực để chứng minh rằng mình luôn luôn đúng. Một người có thái độ tích cực khi gặp khó khăn đều tự hỏi mình: “Làm thế nào làm thế nào ” để tìm ra các cách giải quyết vấn đề, chứ không chỉ tìm ra những lí do đổ thừa để không phải giải quyết vấn đề. Quyết đoán khi đưa ra ý kiến. Sự quyết đoán có ý nghĩa gì với bạn? Liệu nó có phải là áp đặt quyền của bạn mọi lúc, mọi nơi? Ví dụ: Là ông chủ, đặt một đống công việc lên bàn nhân viên vào một buổi chiều trước khi nhân viên đó chuẩn bị vào kỳ nghỉ, như thế là quyết đoán? Hoặc, nếu là nhân viên, bạn sẽ nói với sếp rằng, công việc đó chỉ sẽ được thực hiện sau, vì bây giờ là kỳ nghỉ! Hãy xem xét ví dụ trên, ông chủ đã làm như vậy vì thấy công việc cần phải được thực hiện. Tuy nhiên, đổ công việc cho nhân viên của mình tại thời điểm như vậy là không phù hợp, ông đã thiếu cái nhìn tổng quan về nhu cầu và cảm giác của nhân viên mình. Mặt khác, người nhân viên phản hồi với ông chủ của mình rằng, công việc chỉ sẽ được thực hiện sau khi trở về từ kỳ nghỉ. Khẳng định quyền của mình, mặc dù thừa nhận "ông chủ cần mình để hoàn thành công việc”, hành động như vậy là chứng minh cho sự quà quyết? Quả thực, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được hành vi quyết đoán đúng. Bởi vì ranh giới giữa sự quyết đoán và khăng khăng cố chấp khá mong manh. Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng có thể học được. Hãy phát triển sự quyết đoán của bạn bắt đầu với: - Làm thế nào để nói chuyện quyết đoán Nếu bạn phải đối phó với các cuộc họp và thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, khách hàng… điều quan trọng đó là làm thế nào để nói chuyện quyết đoán mà không thô lỗ? Đây là chủ điểm quan trọng để giao tiếp hiệu quả - Hẳn nhiên, lịch sự là điều quan trọng để thành công trong nghề nghiệp. Vì thế, vấn đề là không để sự quyết đoán làm hỏng các mối quan hệ. Trong thực tế, không một ai có thiện cảm với một đồng nghiệp hách dịch và sự thô lỗ chắc chắn không phải là cách để giành chiến thắng, để thăng tiến hay để được tôn trọng. Hãy nhớ rằng, khi khẳng định chính mình hoặc ý tưởng của mình, sự quyết đoán của bạn nên được đề đạt, đưa ra trên tinh thần tôn trọng. Như thế nào? Đó là tập trung vào sự tự tin thay vì khăng khăng, quả quyết! Bạn sẽ thấy rằng tự tin trình bày một ý tưởng hay quan điểm sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng hơn, cả ở hiện tại và lâu dài về sau. - Thể hiện tự tin Giải pháp tốt nhất là đi thẳng vào vấn đề. Một cuộc thảo luận lành mạnh và thậm chí cả sự bất đồng cũng có thể rất có lợi, đặc biệt là ở nơi làm việc. Nó có nghĩa là cả hai bên thảo luận với mong muốn tốt nhất cho công ty. Nhưng để đạt hiệu quả, bạn phải tự tin vào bản thân, tự tin với những ý tưởng của bạn và tự tin thể hiện trước các đồng nghiệp khi nói. (Lưu ý ngôn ngữ cơ thể khi bạn đang nói và thậm chí còn quan trọng hơn là giữ liên hệ ánh mắt với mọi người trong khi bạn đang nghe). - Hãy cụ thể và rõ ràng Nói rõ ràng và tập trung vào chủ đề, khi phát biểu tại cuộc họp, bạn nên tập trung vào trọng tâm vấn đề, càng cô đọng, càng chính xác càng tốt. Điều này sẽ giúp thông điệp của bạn được truyền tải rõ ràng và sự quyết đoán của bạn dễ được chấp nhận. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần làm rõ về cái gì, chỉ cần hỏi. Nếu bạn đang cảm thấy thất vọng bởi giải pháp của một đồng nghiệp hoặc không cùng quan điểm hãy cố gắng nhìn vào toàn thể vấn đề vì lợi ích chung và làm chủ cảm xúc. Bởi cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng của mọi người trong công việc là để cho cảm xúc vượt trên tính chuyên nghiệp của bạn. Đừng cảm thấy tội lỗi khi quyết đoán Tự tin vào chính mình, những ý tưởng và ý kiến của mình. Sự quyết đoán là rất quan trọng khi giao tiếp với người khác, kể cả đồng nghiệp hoặc bè bạn. Hãy đánh giá tình hình, dùng sự tự tin để hồi đáp hơn là khiêu khích. Đừng cảm thấy tội lỗi khi nói “không”. Bởi cứ đồng ý, hứa hẹn quá nhiều có thể dẫn đến những cố gắng quá sức và bạn sẽ không có khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. (Ngoại trừ các chính trị gia, cứ hứa… rồi hẹn!). Vì thế, khi đưa ra những quyết định “không” lúc cần phải “không” là thực tế, là quyết đoán, nó chẳng phải “tội lỗi” ích kỷ gì! (Cuộc sống của bạn là của riêng bạn và bạn không phải làm bất cứ điều gì bạn không muốn, bạn sẽ có các quyết định mà bạn cảm thấy là tốt nhất, kể cả nói “không”) Sự quyết đoán: Phẩm chất của người lãnh đạo Quyết đoán không có nghĩa là cứng đầu cứng cổ, không thể linh hoạt khi hoàn cảnh thay đổi. Vì thế, những ông chủ độc đoán nên linh hoạt hơn và các nhà quản lý dễ dãi nên cứng rắn hơn. Nói một cách quả quyết là một phần thuộc về phẩm chất lãnh đạo. Nhưng không thể hiện sự quyết đoán một cách khăng khăng, cố chấp và cố gắng tránh làm cho đồng nghiệp cũng như cấp dưới cảm thấy “phòng thủ”. Các nhà nghiên cứu nhận thấy: Người lãnh đạo thường mất điểm khi cần tới sự quyết đoán, khi hoặc là quá cứng nhắc hoặc là quá dễ dãi. Những ông chủ kém quyết đoán sẽ không thể bảo vệ quan điểm của mình, dẫn tới thiếu hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng quá cứng rắn cũng gây tổn hại tới sự thành công của một nhà lãnh đạo, nếu không muốn nói là còn nặng nề hơn. Bởi những người bảo thủ cố chấp thường ít ai chịu đựng nổi. Vì vậy, mặc dù họ có thể đạt được ý muốn của họ nhưng làm tổn hại tới các mối quan hệ xung quanh. Cả hai thái cực nhu nhược và cứng rắn thô bạo đều làm hỏng một nhà lãnh đạo hiệu quả, các nhà quản lý không chỉ nên biết bảo vệ ý kiến của mình mà còn biết lắng nghe phản hồi của nhân viên. “Dù ai nói ngã nói nghiêng Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân” Sự quyết đoán khiến mọi người nể phục không phải là tỏ ra độc đoán, mà là khả năng trình bày ý tưởng tự tin cũng như cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác trong cuộc đối thoại. Vì thế, để thăng tiến và được tôn trọng, tính quyết đoán phải được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản thân. * * * Học cách quyết đoán Một số “mẹo” nhỏ sau đây có thể giúp bạn quyết đoán hơn: Không quá ủy mị Trước tiên, bạn không nên quá ủy mị, yếu đuối khi nói chuyện, khi yêu cầu người khác làm việc gì đó. Mọi người có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí coi thường nếu bạn nói chuyện vòng vo, giải thích dài dòng, luôn nói xin lỗi khi đề nghị một yêu cầu nào đó. Ví dụ, không phải lúc nào bạn cũng cần phải nói: “Tôi xin lỗi phải yêu cầu bạn làm việc này ”, “Tôi cảm thấy rất kinh khủng, nhưng ”, “Tôi không hỏi, chỉ là ” Tự tin đi thẳng vào vấn đề và trình bày một cách rõ ràng Hãy ghi ra những điều bạn muốn nói, sau đó trình bày điều đó một cách rõ ràng nhất, đi thẳng vào nội dung chính. Bạn cũng nên làm như vậy khi nhận được một yêu cầu nào đó hay khi cần phải nêu quan điểm của mình. Khi bạn làm được điều đó, người nghe sẽ cảm nhận được điều bạn muốn, điều bạn nghĩ, họ sẽ tin bạn và tìm được tiếng nói chung với bạn. Chú ý lắng nghe Bạn nói càng ít, hiệu quả càng cao. Những người quyết đoán, năng động luôn nói rất ngắn gọn và súc tích. Có một biện pháp rất hiệu quả để luyện tập kỹ năng này là chú ý lắng nghe người khác nói: - Nếu bạn thực sự chú ý và lắng nghe, người nói sẽ cảm thấy được tôn trọng và trình bày điều họ mong muốn một cách chân thành. Ngược lại, nếu bạn không chú ý, người nói cũng sẽ có suy nghĩ rằng bạn không thật lòng và họ không cần thiết phải lắng nghe bạn. Luôn lạc quan Hãy đảm bảo bạn thân thiện, ấm áp mà không cần cố gắng lấy lòng mọi người hay quá thân mật. Bạn không cần phải nịnh bợ. Chỉ đơn giản mỉm cười khi yêu cầu ai đó làm gì và luôn luôn cảm ơn họ sau đó. Một điều quan trọng là không nên cao giọng chỉ trích người khác, hãy cố gắng cổ vũ, động viên và tán thưởng mọi người. Tất cả mọi người đều thích được khen ngợi và ghi nhận. . Sự quyết đoán từ thái độ tích cực, tự tin Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng có thể học được: Sự quyết đoán được thể. được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản thân. - Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống. - Kỹ năng phán đoán nhanh. Quyết đoán dựa trên sự cân bằng. Nó đòi. tính quyết đoán phải được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản thân. * * * Học cách quyết đoán Một số “mẹo” nhỏ sau đây có thể giúp bạn quyết đoán hơn:

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w