1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIẢI PHẪU BỆNH VÀ TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỊ docx

11 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 131,2 KB

Nội dung

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIẢI PHẪU BỆNH VÀ TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỊ TÓM TẮT Các nghiên cứu trước đây có những kết quả khác nhau về sự tương quan giải phẩu bệnh và trầm cảm sau đột quị (PSD: PostStrokeDepression). Có tác giả báo cáo rằng tổn thương những vùng não đặc biệt: bán cầu não trái, hạch nền, đồi thị làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm sau đột quị, một số tác giả khác cho rằng không có sự liên quan giữa vị trí tổn thương và trầm cảm sau đột quị. Mục tiêu:Tìm sự tương quan giữa các vị trí tổn thương ở não bộ và PSD. Phương pháp nghiên cứu:Tiền cứu, mô tả , cắt ngang. Nghiên thực hiện trên 182 bệnh nhân đột quị. Kết quả:Qua Nghiên cứu trên 182 bệnh nhân đột qụi chúng tôi chưa tìm thấy sự liên quan giữa vị trí tổn thương và PSD. SUMMARY Background: The previous reseaches had the differents results about the pathoanatomic correlations in PostStroke Depression. Some reseachers reported that injury to specific brain areas appears to increase the risk of developing PSD: left hemisphere, thalamus, left basal ganglia , the others reported that had no relationship between the position of injury of brain and PSD. Objective:W e studied a series of 182 patients with stroke to found the relationship between PSD and lesion of left or right hemisphere, and the lesion location. Methods: A desriptive,prospective and cross sectional study. Result: 182 patients with stroke we found there is no the relationship between PSD and lesion of left or right hemisphere, and the lesion location. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quị là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng thần kinh học, nó cũng là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba tại Hoa Kỳ. Trầm cảm là một trong những biến chứng của đột quị, và làm tăng tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân này. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tổn thương một số vị trí đặc biệt trong não bộ có thể làm tăng tần suất PSD. Nghiên cứu này của chúng tơi với mong muốn tìm sự tương quan giữa các vị trí tổn thương ở não bộ và PSD, để góp phần trong việc tìm hiểu về trầm cảm sau đột quị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh - Bệnh nhân thoả mãn các tiêu chuẩn lâm sàng về tai biến mạch máu não của Tổ Chức Y Tế Thế giới. - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định vị trí tổn thương bằng CT- Scan, hoặc MRI. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân trầm cảm do mắc các bệnh mạn tính khác như ung bướu, Parkinson, viêm gan mạn ,các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận. - Bệnh nhân sa sút trí tuệ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Mẫu Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả bệnh nhân đột quị nằm điều trị tại khoa đột quị BV Nhân Dân 115 từ tháng 11/ 2004 đến tháng 06/ 2005, thoả mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ. Tổng số bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu là 182 người. Phương pháp tiến hành + Các bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán đột quị theo WHO, đáp ứng với các tiêu chuẩn chọn bệnh, và tiêu chuẩn loại trừ được cho vào mẫu nghiên cứu. + Bệnh nhân được khám, theo dõi các xét nghiệm, thực hiện CT, hoặc MRI để xác định tổn thương. + Sau một tuần đến 10 ngày bệnh nhân được thực hiện test Beck rút gọn. Tổng kết điểm, đánh giá mức độ trầm cảm. Cách tính điểm - BECK rút gọn 0 – 4 : không trầm cảm. 5 – 7 : trầm cảm nhẹ. 8 – 15 : trầm cảm mức độ trung bình. >15 : trầm cảm nặng. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các dữ liệu được xử lý trên phần mềm thống kê Stata 8.0. Dùng phép kiểm chi bình phương để xét sự liên quan giữa các biến số, T test. KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU Bảng 1: Khảo sát sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương bán cầu não trái, khảo sát bằng thang điểm Beck. Tổn th ương BC não trái Không TC Trầm cảm T ổng N 53 23 76 Có T ỉ lệ % 69.74% 30.26% 100% N 65 41 106 Không T ỉ lệ % 62.32% 38.68% 100% N 118 64 182 Tổng T ỉ lệ % 64.84% 35.16% 100% Pearson chi bình phương (1) = 1.3751 P = 0.241 Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương Bán cầu não (T) (p > 0.05). Bảng 2: Khảo sát sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương cầu não (dựa theo thang điểm Beck). Tổn th ương cầu não Không TC Trầm cảm T ổng N 114 61 175 Không T ỉ lệ % 65.14% 34.86% 100% N 4 3 7 Có T ỉ lệ % 57.14% 42.86% 100% N 118 64 182 Tổng T ỉ lệ % 64.84% 35.16% 100% Pearson chi bình phương (1) = 0.1889 P = 0.664 Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương cầu não (p > 0.05) Bảng 3: Khảo sát sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương vùng hạch nền (dựa theo thang điểm Beck): Tổn th ương hạch nền Không TC Trầm cảm T ổng N 95 50 145 Không T ỉ lệ % 65.52% 34.48% 100% N 23 14 37 Có T ỉ lệ % 62.16% 37.84% 100% N 118 64 182 Tổng T ỉ lệ % 64.84% 35.16% 100% Pearson chi bình phương (1) = 0.1455 P = 0.703 Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương hạch nền (p >0.05). Bảng 4: Khảo sát sự liên hệ giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương đồi thị (dựa theo thang điểm Beck): Tổn th ương đồi thị Không TC Trầm cảm T ổng N 114 57 171 Không T ỉ lê % 66.67% 33.33% 100% N 4 7 11 Có T ỉ lệ % 36.36% 63.64% 100% N 118 64 182 Tổng T ỉ lệ % 64.84% 35.16% 100% Pearson chi bình phương (1) = 4.1627 P = 0.041 Nhận xét: Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương đồi thị (p > 0.05). BÀN LUẬN Sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương bán cầu não Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có sự liên quan trầm cảm sau đột quị và tổn thương bán cầu não phải hay bán cầu não trái, khi khảo sát bằng thang điểm Beck (bảng 1). Điều này cũng tương tự như nghiên cứu của Herrmann M, bộ môn Thần Kinh, Đại Học Freiburg, Đức (1), và nghiên cứu của Pohjasvaara, bộ môn Tâm Thần, Đại Học Helsinki, Phần Lan (4), đây là những nghiên cứu phân tích sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và giải phẫu bệnh học, trong những nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt về điểm trầm cảm giữa bệnh nhân tổn thương bán cầu não trái và tổn thương bán cầu não phải. Còn theo Robinson R G (5), House A, và cộng sư (2), Amstrom và cộng sự, thì những bệnh nhân đột quị thiếu máu não bán cầu não trái bị trầm cảm nhiều hơn so với những bệnh nhân thiếu máu bán cầu não phải. Như chúng tôi đã nêu trên, các tác giả có những kết quả khác nhau khi nói đến sự liên quan của trầm cảm sau đột quị và tổn thương bán cầu phải hay bán cầu trái. Theo chúng tôi nghĩ sở dĩ có sự khác nhau này là do cách chọn thời điểm thăm khám và thời điểm làm các test chẩn đoán trầm cảm. Sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và vị trí tổn thương, xác định bằng hình ảnh học: Kết quả nghiên cứu cho thấy hình như có sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương vùng đồi thị, trong 11 BN tổn thương đồi thị có 7 BN trầm cảm chiếm 63,64% ( bảng 4). Trong nghiên cứu của tác giả Pohjasvaara (4), và nghiên cứu của tác giả Mayberg H S (3) , thì trầm cảm sau đột quị không liên quan đến vị trí tổn thương của não bộ. Nhưng trong nghiên cứu của tác giả Herrmann M, thì “ tổn thương vùng cận hạch nền có vẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trầm cảm nặng sau giai đoạn cấp” (1) . Starkstein và cộng sư (6) , chỉ ra rằng những bệnh nhân đột quị với tổn thương ở vùng hạch nền bán cầu não trái có điểm trầm cảm cao hơn so với các vùng khác. [...]... có ý kiến cho rằng không có sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và vị trí tổn thương; còn ý kiến khác thì cho là tổn thương vùng hạch nền và vùng chất trắng xung quanh Điều này cần phải tiếp tục nghiên cứu KẾT LUẬN Qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu nước ngoài chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về sự liên quan giữa vị trí tổn thương và trầm cảm sau đột quị Từ đó chúng tôi đã thực hiện... nghiên cứu này trên 182 bệnh nhân tại khoa Thần kinh bệnh viện Nhân Dân 115 Nghiên cứu đã thu được những kết quả sau: Không tìm thấy sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và nhồi máu não hay xuất huyết não Không có sự liên quan giữa trầm cảm với tổn thương: vùng hạch nền, bao trong, cầu não, thuỳ não, dựa trên hình ảnh học Hình như có sự liên quan giữa tổn thương vùng đồi thị và PSD . KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIẢI PHẪU BỆNH VÀ TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỊ TÓM TẮT Các nghiên cứu trước đây có những kết quả khác nhau về sự tương quan giải phẩu bệnh và trầm cảm sau đột quị. đoán trầm cảm. Sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và vị trí tổn thương, xác định bằng hình ảnh học: Kết quả nghiên cứu cho thấy hình như có sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn. tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương Bán cầu não (T) (p > 0.05). Bảng 2: Khảo sát sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và tổn thương cầu

Ngày đăng: 01/08/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w