VẺ ĐẸP NỤ CƯỜI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát sự phân bố theo giới tính của 5 yếu tố thẩm mỹ của nụ cười: đường cười, cung cười, đường cong môi trên
Trang 1VẺ ĐẸP NỤ CƯỜI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát sự phân bố theo giới tính của 5 yếu tố thẩm mỹ của nụ cười: đường cười, cung cười, đường cong môi trên, quan hệ giữa răng trước hàm trên vớí môi dưới và số răng lộ khi cười,
Phương pháp: Thực hiện trên 100 sinh viên Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh tuổi từ 18 đến 25, đồng thời tham khảo ý kiến của các BS Răng Hàm Mặt và các giảng viên Đại Học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh về vẻ đẹp
nụ cười
Kết quả nghiên cứu cho thấy đường cười loại 2, cung cười song song, đường cong môi trên hướng xuống, răng trước hàm trên không chạm môi dưới và mức độ cười lộ đến răng cối nhỏ thứ hai là những dạng yếu tố chiếm
tỉ lệ cao nhất Sự khác biệt giữa nam và nữ về phân bố cung cười và đường cong môi trên có ý nghĩa thống kê, khác với các yếu tố còn lại
Trang 2Kết luận: Giảng viên Đại Học Mỹ Thuật đánh giá vẻ đẹp nụ cười khắt khe hơn so với bác sĩ Răng Hàm Mặt Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra một
số đặc điểm của nụ cười được nhiều người ưa thích
ABSTRACT
Objectives: The aim of this study was to determine the parameter of the five esthetic factors of smile: smile line, smile arc, upper lip curvature, relationship between maxillary anterior teeth and lower lip, number of teeth displayed in the smile following sex and valuating the esthetic quality of the smile according to esthetic factors’type
Method: Photographs of a natural smile and a full smile of 100 students of Health Sciences University of HoChiMinh city (50 males and 50 females) aged from 18 to 25 year old were taken Five elements of the smile were classified Twenty dentists and twenty professors of Art University of HoChiMinh city estimated the esthetic quality of the subjects’full smile
In conclusion, high smile line, parallel smile arc, updown upper lip curvature, not-touching relationship of maxillary anterior teeth and lower lip and smile displayed to second premolar were the most common categories The sex had influence on distribution of smile arc and upper lip curvature,
Trang 3not on the other factors The art professors evaluated the beauty of smile more severely than dentists Otherwise, a popular smile had some special characteristics
MỞ ĐẦU
Nụ cười là hình thức giao tiếp không lời độc đáo của loài người (Matthews T.G.) Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của nụ cười Nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán và cải thiện thẩm
mỹ nụ cười, chúng tôi thực hiện đề tài “Vẻ đẹp nụ cười và một số yếu tố ảnh hưởng” trên mẫu nghiên cứu gồm 100 sinh viên Đại Học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh tuổi từ 18 đến 25
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định tần số và tỉ lệ các loại đường cười, cung cười, dạng đường cong môi trên, quan hệ giữa răng trước hàm trên và môi dưới, mức độ răng
lộ khi cười trên 100 sinh viên
- Khảo sát sự phân bố các yếu tố theo giới
- So sánh kết quả đánh giá về vẻ đẹp nụ cười giữa bác sĩ Răng Hàm Mặt và các nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
Trang 4- Đưa ra một số đặc điểm của nụ cười được nhiều người ưa thích
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả và phân tích
Đối tượng nghiên cứu
100 sinh viên Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (50 nam, 50 nữ) tuổi từ 18 đến 25, có khớp cắn bình thường
Đối tượng được chụp ảnh ở 2 kiểu cười: cười tự nhiên và cười tối đa
Cười tự nhiên
Cười tối đa
Phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười
Đường cười
Nghiên cứu này sử dụng hệ thống phân loại của Liébart (2004):
Loại 1 (Đường cười rất cao)
Trang 5Thấy hơn 2mm nướu viền hoặc hơn 2mm từ phía chóp đến đường nối men – xêmăng trong trường hợp bị trụt nướu nhưng mô nha chu khỏe mạnh Trường hợp này là “cười nướu”
- Loại 2 (Đường cười cao): thấy giữa 0 và 2mm nướu viền hoặc giữa 0
và 2mm từ phía chóp đến đường nối men-xêmăng trong trường hợp bị trụt nướu nhưng mô nha chu khỏe mạnh
- Loại 3 (Đường cười trung bình): chỉ thấy nướu ở khoang kẽ răng
- Loại 4 (Đường cười thấp): không thấy nướu ở khoang kẽ răng lẫn đường nối men- xêmăng
Đường cười rất cao (Loại 1)
Đường cười cao (Loại 2)
Đường cười trung bình (Loại 3)
Đường cười thấp (Loại 4)
Cung cười
Cung cười là mối liên hệ giữa đường bờ cắn các răng trước hàm trên với đường viền trên môi dưới khi cười (Sarver DM)(17)
Trang 6
Cung cười song song
Cung cười thẳng
Cung cười ngược hướng
Đường cong môi trên
Nghiên cứu này sử dụng cách phân loại của Yoon (1992):
- Hướng lên: góc miệng cao hơn điểm giữa đường viền dưới môi trên
- Thẳng: góc miệng và điểm giữa đường viền dưới môi trên thẳng hàng
- Hướng xuống: góc miệng thấp hơn điểm giữa đường viền dưới môi trên
Đường cong môi trên hướng lên
Trang 7Đường cong môi trên thẳng
Đường cong môi trên hướng xuống
Quan hệ giữa răng trước hàm trên và môi dưới:
Môi dưới phủ bờ cắn các răng trước hàm trên
Bờ cắn các răng trước hàm trên chạm môi dưới
Bờ cắn các răng trước hàm trên không chạm môi dưới
Mức độ răng lộ khi cười
Sự lộ răng được chia thành 4 mức độ: cười lộ đến răng cối nhỏ thứ nhất, cười lộ đến răng cối nhỏ thứ hai, cười lộ đến răng cối lớn thứ nhất, cười lộ đến răng cối lớn thứ hai
Đánh giá thẩm mỹ nụ cười
Trang 8- Chương trình đánh giá gồm 3 mục: thẩm mỹ của nụ cười nói chung, các yếu tố thẩm mỹ của nụ cười, ý kiến riêng về thẩm mỹ của nụ cười
- 3 mức độ đánh giá: đẹp, trung bình và không đẹp
- Người đánh giá gồm 20 BS Răng Hàm Mặt và 20 giảng viên Đại Học Mỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân bố các yếu tố thẩm mỹ của nụ cười trên 100 đối tượng
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ các dạng yếu tố thẩm mỹ của nụ cười: (n = 100)
Yếu tố
Phân loại
Tần số
Trang 9Tỉ lệ %
Đường cười
Loại 1 (Đường cười rất cao)
31
31%
Loại 2 (Đường cười cao)
35
35%
Loại 3 (Đường cười trung bình)
Trang 1032
32%
Loại 4 (Đường cười thấp)
2
2%
Cung cười
Song song
65
Trang 1165%
Thẳng
17
17%
Ngược hướng
18
18%
Đường cong môi trên
Trang 12Hướng lên
25
25%
Thẳng
32
32%
Hướng xuống
43
Trang 1343%
Quan hệ giữa răng trước hàm trên với môi dưới
Môi dưới phủ răng trước hàm trên
19
19%
Răng trước hàm trên chạm môi dưới
15
15%
Răng trước trên không chạm môi dưới
Trang 1466
66%
Mức độ răng lộ khi cười
Lộ đến răng cối nhỏ thứ nhất
9
9%
Lộ đến răng cối nhỏ thứ hai
50
Trang 1550%
Lộ đến răng cối lớn thứ nhất
38
38%
Lộ đến răng cối lớn thứ hai
3
3%
Phân bố các yếu tố thẩm mỹ của nụ cười theo giới tính: (nnam = 50, nnữ = 50)
Trang 16- Ở nam, đường cười cao (loại 2) chiếm tỉ lệ cao nhất (46%), khác với
ở nữ, loại đường cười chiếm tỉ lệ cao nhất là đường cười trung bình (loại 3) (40%) Khác biệt giữa nam và nữ về phân bố các loại đường cười không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Ở cả nam và nữ, dạng cung cười song song chiếm tỉ lệ cao nhất (56% và 74%) Khác biệt giữa nam và nữ về phân bố các dạng cung cười có
ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Phân bố đường cong môi trên ở nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Ở cả hai giới, đường cong môi trên hướng xuống chiếm
đa số (46% và 40%)
- Nụ cười với răng trước hàm trên không chạm môi dưới chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả nam và nữ (74% và 58%) Khác biệt giữa nam và nữ về phân
bố quan hệ giữa răng trước hàm trên với môi dưới khi cười không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Khác biệt giữa nam và nữ về phân bố mức độ răng lộ khi cười không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Ở nam và nữ, nụ cười để lộ đến răng cối nhỏ thứ hai chiếm tỉ lệ cao nhất
Trang 17So sánh kết quả đánh giá của bác sĩ Răng Hàm Mặt và giảng viên Đại Học Mỹ Thuật:
Biểu đồ 1: Tỉ lệ % tổng số ý kiến đánh giá về thẩm mỹ nụ cười của bác sĩ Răng Hàm Mặt và giảng viên Đại Học Mỹ Thuật
Một số đặc điểm của nụ cười được nhiều người ưa thích
Nhận xét về kết quả đánh giá đối với từng loại yếu tố thẩm mỹ của nụ cười:
- Nụ cười với đường cười loại 3 (đường cười trung bình) và loại 2 (đường cười cao) có tỉ lệ đánh giá “đẹp” cao (lần lượt là 68,98%
và 53,93%)
- Nụ cười với cung cười thẳng và nụ cười với cung cười song song có
tỉ lệ ý kiến đánh giá “đẹp” gần bằng nhau (tỉ lệ lần lượt là 50,15% và 47,46%)
- Đa số ý kiến đánh giá “đẹp” rơi vào nụ cười với đường cong môi trên hướng lên (57,90%), kế đến là đường cong môi trên thẳng (44,69%)
Trang 18- Nụ cười với bờ cắn răng trước trên chạm môi dưới có tỉ lệ đánh giá
“đẹp” cao nhất (53,17%), tỉ lệ đánh giá “đẹp” của nụ cười với răng trên không chạm môi dưới là 41,10%
- Nụ cười để lộ đến răng cối lớn thứ nhất có tỉ lệ đánh giá “đẹp” cao nhất (51,84%)
KẾT LUẬN
Sự phân bố các yếu tố
Đường cười loại 2, cung cười song song, đường cong môi trên hướng xuống, răng trước hàm trên không chạm môi dưới và mức độ cười lộ đến răng cối nhỏ thứ hai là những dạng yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất
Sự phân bố các dạng yếu tố theo phái tính
Sự khác biệt giữa nam và nữ về phân bố các dạng cung cười và đường cong môi trên có ý nghĩa thống kê Ở yếu tố đường cười, quan hệ giữa răng trước hàm trên với môi dưới, và mức độ răng lộ khi cười, sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê
So sánh ý kiến đánh giá về thẩm mỹ nụ cười của bác sĩ Răng Hàm Mặt và giảng viên Đại Học Mỹ Thuật
Trang 19Kết quả đánh giá vẻ đẹp nụ cười theo các yếu tố thẩm mỹ của bác sĩ Răng Hàm Mặt và giảng viên Đại Học Mỹ Thuật khác biệt có ý nghĩa thống
kê Giảng viên Đại Học Mỹ Thuật đánh giá khắt khe hơn bác sĩ Răng Hàm Mặt
Một số đặc điểm của nụ cười được nhiều người ưa thích
- Đường cười trung bình hoặc cao
- Cung cười thẳng hoặc song song
- Đường cong môi trên hướng lên hoặc thẳng
- Răng trước hàm trên chạm môi dưới hoặc không chạm môi dưới
- Cười lộ đến răng cối lớn thứ nhất hàm trên