ĐƯỜNG CƯỜI THỰC HIỆN QUA ẢNH CHỤP KỸ THUẬT SỐ TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu cắt ngang mô tả này là xác định tần số và tỉ lệ loại đường cười trên 90 sinh viên ở nụ cười tự nhiên và
Trang 1ĐƯỜNG CƯỜI
(THỰC HIỆN QUA ẢNH CHỤP KỸ THUẬT SỐ)
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu cắt ngang mô tả này là xác định tần số và tỉ
lệ loại đường cười trên 90 sinh viên ở nụ cười tự nhiên và nụ cười tối đa, so sánh giữa nam và nữ, đồng thời đánh giá cảm nhận về vẻ đẹp nụ cười đối với từng loại đường cười
Phương Pháp: 90 sinh viên (45 nam, 45 nữ) tuổi từ 18 đến 25 với
khớp cắn bình thường, được chụp ảnh bằng máy ảnh kĩ thuật số ở 2 kiểu cười: cười tự nhiên và cười tối đa Các tập tin ảnh được đánh giá và xếp loại đường cười theo phân loại đường cười của Liébart (2004) 50 sinh viên khác (25 nam, 25 nữ) cùng lứa tuổi với đối tượng nghiên cứu đánh giá vẻ đẹp nụ cười ở tất cả tập tin ảnh theo một thang điểm từ 0 đến 5
Kết quả: ở nụ cười tự nhiên, đường cười trung bình có tỉ lệ cao nhất; ở
nụ cười tối đa, đường cười cao có tỉ lệ cao nhất Mô nha chu lộ ra ở nụ cười tối
Trang 2đa nhiều hơn nụ cười tự nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Sự lộ
mô nha chu giữa nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Ở
nụ cười tự nhiên, nụ cười có đường cười trung bình được đánh giá là đẹp và rất đẹp có tỉ lệ cao nhất Ở cười tối đa, nụ cười có đường cười cao và đường cười trung bình được đánh giá là đẹp và rất đẹp có tỉ lệ cao nhất
Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp được một vài số liệu về đường
cười trên người Việt Nam tuổi từ 18 đến 25 đồng thời cho thấy vai trò quan trọng của mô nướu đối với vẻ thẩm mỹ của nụ cười
ABSTRACT:
Objectives: This cross-sectional study aimed to determine the
parameters of smile-line on 90 students in both their natural smiles and full smiles, and estimate the esthetic quality of the smile according to smile-line’ type
Method: 90 university students (45 male and 45 female) aged from
18 to 25 with normal occlusion were included in the study Photographs of each participant’s natural smile and full smile were taken with a digital camera Liebart’s smile-line classification was used in analysing the photographs 50 other students (25 men and 25 women) of the same age as
Trang 3the subjects evaluated the esthetic quality of the subjects’smile according to smile-line’ type, using a scoring system with six grades from 0 to 5
The results showed that in a natural smile, average smile-line was
the most common, while in a full smile, high smile-line was prevalent The gums were more visible in full smiles than in natural smiles, the difference is statistically significant (p<0.05) There was no statistically significant difference in gums visibility between men and women
Conclusion: In natural smiles, average smile-lines receive the highest
esthetic rankings Otherwise, in full smiles, respondents rank both high and average smile-lines as the most esthetic
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với chất lượng cuộc sống được nâng cao như hiện nay, yêu cầu thẩm
mỹ đã trở thành yêu cầu hàng đầu của bệnh nhân khi đến các phòng khám nha khoa Một nụ cười thu hút hay một nụ cười đẹp sẽ giúp bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp
Sự hài hòa của nụ cười được xác định không những bằng hình dáng, màu sắc và vị trí các răng, mà còn phải kể đến sự hiện diện của mô nha chu
có liên quan Ngày nay, cả bệnh nhân và bác sĩ nha khoa đều thấy rằng mô
Trang 4nướu có ảnh hưởng lên vẻ đẹp của nụ cười (Towsend, 1993) Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa nha chu có thể làm thay đổi nụ cười của bệnh nhân (Garber và Salama, 1996, Alain Borghetti và Virginie Monnet-Corti, 2000)
Tỷ lệ mô nha chu lộ ra khi cười phụ thuộc vào vị trí của đường cười Đường cười được xác định bởi mối liên hệ của môi trên, dáng vẻ của răng cửa, răng nanh hàm trên và mô nướu liên quan đến các răng này Đường cười là đường tưởng tượng theo bờ dưới môi trên giãn ra khi cười (Alain Borghetti và Virginie Monnet- Corti, 2000) Chính vì thế, nó là một trong những yếu tố xác định vẻ đẹp nụ cười hay là một tiêu chuẩn đối với thẩm mỹ vùng răng trước, và rất quan trọng trong phẫu thuật nha chu thẩm mỹ Ở các nước đã có một số nghiên cứu về đường cười như của Tjan và cộng sự (1984), Mikami I và cộng sự (1990), Zhang J và cộng sự (2002) và gần đây nhất là của Marie- Françoise Liébart và cộng sự (2004) Các tác giả đã đưa
ra những phân loại và tỷ lệ mỗi loại đường cười phân bố theo tuổi và giới tính trên những nhóm dân tộc khác nhau Người Việt Nam có những đặc điểm về hình thái riêng và đường cười cũng có những đặc điểm riêng Chúng ta không thể sử dụng những số liệu đã có của các tác giả trên để áp dụng cho người Việt Nam
Trang 5Để khảo sát đặc điểm hình thái của khuôn mặt, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: khảo sát trực tiếp trên người, khảo sát trên phim tia X, khảo sát trên ảnh chụp hoặc kết hợp trên phim tia X và ảnh chụp,
và gần đây nhất là phương pháp chụp ảnh điện toán ba chiều Đối với ảnh chụp
kỹ thuật số càng có nhiều ưu điểm hơn như tiết kiệm được thời gian, tiền bạc
mà dễ lưu trữ, vận chuyển dễ dàng hơn so với chụp ảnh thường
Chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá đường cười trên 90 sinh viên Đại
Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh” qua ảnh chụp kỹ thuật số với hy vọng
sẽ đóng góp số liệu về đường cười của người Việt Nam với các mục tiêu:
- Xác định tần số và tỷ lệ loại đường cười trên 90 sinh viên ở nụ cười
tự nhiên và nụ cười tối đa
- So sánh các số liệu giữa nam và nữ
- Đánh giá cảm nhận về vẻ đẹp nụ cười đối với từng loại đường cười
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Trang 6Dân số chọn mẫu
Sinh viên Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện không xác suất gồm 90 sinh viên (45 nam, 45 nữ) Tất cả các sinh viên đều được thông báo về mục tiêu của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tuổi từ 18 đến 25
- Không có chấn thương hàm mặt, các dị hình hàm mặt do bệnh lý hoặc do thói quen
- Không có chỉnh hình răng mặt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ trước đó
- Không mang phục hình
- Phải có đủ 8 răng trước hàm trên, từ 14 đến 24 và mất không quá 4 răng trên toàn bộ hàm trên và hàm dưới (không tính răng 8)
Phương pháp nghiên cứu
Trang 7Dụng cụ nghiên cứu
Máy ảnh kỹ thuật số: Nikon (Japan), 5.0 Mega pixels, 8X Zoom, ED 8,9-71,2mm, f 1/2.8-4.2 và hệ thống flash đi kèm
Phương pháp thực hiện
Trong nghiên cứu sử dụng phân loại đường cười của Marie- Françoise Liébart và cộng sự, đường cười được định nghĩa là đường tưởng tượng được xác định bởi bờ dưới của môi trên giãn ra khi cười
- Loại 1 (đường cười rất cao): thấy hơn 2 mm nướu viền hoặc hơn 2
mm từ phía chóp đến đường nối men- xêmăng trong trường hợp bị trụt nướu nhưng mô nha chu khỏe mạnh (hình 1a)
- Loại 2 (đường cười rất cao): thấy giữa 0 và 2 mm nướu viền hoặc giữa 0 và 2 mm từ phía chóp đến đường nối men-xêmăng trong trường hợp
bị trụt nướu nhưng mô nha chu khỏe mạnh (hình 1b)
- Loại 3 (đường cười trung bình): chỉ thấy nướu ở khoang kẽ răng (hình 1c)
- Loại 4 (đường cười thấp): không thấy nướu ở khoang kẽ răng lẫn đường nối men- xêmăng (hình 1d)
Trang 8Hình 1a
Hình 1b
Hình 1c
Hình 1d
Trang 9* Kỹ thuật chụp ảnh
- Toàn bộ qui trình chụp ảnh được chuẩn hóa và giống nhau cho tất cả các lần chụp
- Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số hiệu Nikon (Japan), 5.0 Mega pixels, 8X Zoom, ED 8,9-71,2mm, f 1/2.8-4.2 và hệ thống flash đi kèm Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong phòng
- Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng là 0,7 m
- Điểm ngắm lấy nét: trên ảnh thẳng là tiếp điểm của hai răng cửa giữa hàm trên
- Ảnh chụp được kiểm soát ngay trên màn hình máy ảnh, nếu không đạt yêu cầu, chúng tôi có thể xóa và chụp lại ngay, sau đó nối với máy vi tính để lưu thành tập tin ảnh
- Tất cả đối tượng do một người chụp
- Để tính độ phóng đại của ảnh, một cây thước đo thẳng đứng được đặt tại vị trí đặt đối tượng và được kiểm soát độ thăng bằng nhờ một cây thước thủy trục
* Tư thế của đối tượng:
Trang 10- Đầu đối tượng được điều chỉnh sao cho mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà
- Hai tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn thẳng về phía ống kính
- Mỗi đối tượng sẽ được chụp hai kiểu cười:
1) Cười tự nhiên
2) Cười tối đa
* Phương pháp đánh giá
- Mã hóa tất cả các tập tin ảnh sau khi lưu trên máy vi tính:
- Chép ra đĩa CD cho từng người đánh giá
- Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop 7.0 dán một phần của cây thước lên ảnh của đối tượng để đo chính xác độ lộ mô nướu Đây là cách đo trực tiếp không gây ảnh hưởng đến các phản xạ cơ hàm ảnh hưởng đến trị số
đo
* Phân loại đường cười
Trang 11- Ba quan sát viên đã được tập huấn trước, đánh giá tất cả các tập tin ảnh này và xếp loại đường cười như đã nêu ở trên Đánh giá độ thống nhất
và tính kiên định của các quan sát viên bằng chỉ số Kappa
- Người đánh giá không biết hình ảnh của đối tượng nào
- Những người đánh giá xếp loại đường cười độc lập, không tham khảo lẫn nhau
Đánh giá vẻ đẹp của nụ cười
Chọn ngẫu nhiên 50 sinh viên Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (25 nam, 25 nữ) tuổi từ 18 đến 25 (không phải là những đối tượng nghiên cứu, đồng thời không phải chuyên ngành nha khoa), đánh giá vẻ đẹp
nụ cười ở tất cả các tập tin ảnh theo một thang điểm như sau:
0: Không chấp nhận 1: Rất xấu
2: Xấu 3: Trung bình
4: Đẹp 5: Rất đẹp
Người đánh giá không biết hình ảnh của đối tượng nào Những người đánh giá đánh giá vẻ đẹp nụ cười một cách độc lập, không tham khảo lẫn nhau
Trang 12Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được phân tích thống kê theo chương trình Microsoft Excel
Sau đó so sánh các số giữa nam và nữ bằng kiểm định chi bình phương So sánh với các số liệu của các tác giả khác bằng kiểm định chi bình phương
Đánh giá tính kiên định của từng thành viên và độ thống nhất của các thành viên bằng test Kappa Kết quả chỉ công nhận khi K > 0,8
KẾT QUẢ
Mẫu gồm 90 người: 45 nam và 45 nữ, tuổi từ 18 đến 25 Kết quả của nghiên cứu như sau:
Phân loại đường cười
Ở nụ cười tự nhiên, đường cười trung bình có tỷ lệ cao nhất (55,56%), trong khi ở nụ cười tối đa, đường cười cao có tỷ lệ cao nhất (50%) Nụ cười
tự nhiên 3,33% đối tượng có đường cười rất cao và trong nụ cười tối đa có 27,78% đối tượng có đường cười rất cao
Trang 13Ở nụ cười tự nhiên 13.33% đối tượng có đường cười thấp, trong khi ở
nụ cười tối đa có 1,11% đối tượng có đường cười thấp
Mô nha chu lộ ra ở nụ cười tối đa (loại 1 + loại 2 + loại 3 = 98,89%) nhiều hơn ở nụ cười tự nhiên (loại 1 + loại 2 + loại 3 = 86,67%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Ở nụ cười tự nhiên, nữ lộ mô nha chu (loại 1 + loại 2 + loại 3) là 91,11%, trong khi nam lộ mô nha chu là 82,22% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Ở nụ cười tối đa không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nữ (100%) và nam (97,78%)
Đánh giá cảm nhận vẻ đẹp nụ cười đối với từng loại đường cười
* Khi cười tự nhiên, nụ cười với đường cười trung bình (loại 3), được
đánh giá là đẹp và rất đẹp chiếm tỷ lệ cao nhất (16,92% và 1,31%) Những ảnh được đánh giá là xấu và rất xấu là ảnh nụ cười với đường cười rất cao
(loại 1) chiếm tỷ lệ cao nhất (40,00% và 22,67%)
* Khác với nụ cười tự nhiên, ở nụ cười tối đa, nụ cười với đường cười
cao (loại 2) và đường cười trung bình (loại 3) được đánh giá là đẹp và rất
Trang 14đẹp có tỷ lệ tương đương nhau lần lượt là (16,13% và 0,67%) và (16,84% và
0,63%) Tỷ lệ này cao hơn 2 nhóm còn lại Nụ cười với đường cười thấp
(loại 4) có tỷ lệ đánh giá không chấp nhận và rất xấu là cao nhất
* Khi đánh giá vẻ đẹp nụ cười của nữ và vẻ đẹp nụ cười của nam, 25 đánh giá nữ cho ý kiến ở các mức trung bình, đẹp và rất đẹp đều cao hơn ý kiến của 25 nam Ngược lại, ở các mức không chấp nhận, rất xấu hay xấu thì tổng ý kiến của nam cao hơn tổng ý kiến của nữ đánh giá Nói cách khác, nam giới đánh giá vẻ đẹp nụ cười có phần khắt khe hơn nữ
BÀN LUẬN
Phân loại đường cười
Đánh giá đường cười cho cả hai loại cười tự nhiên và cười tối đa, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 98,89% đối tượng có lộ mô nha chu khi cười tối đa và 86,67% đối tượng có lộ mô nha chu khi cười tự nhiên Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 2tính = 49,05%; p < 0,005 Kết quả này giống như kết quả của Liébart và cộng sự (2004), sự lộ mô nha chu ở nụ cười tối
đa (90%) nhiều hơn nụ cười tự nhiên (60%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê Điều này nói lên rằng khi đánh giá tỷ lệ lộ mô nha chu phải nên đánh giá
ở nụ cười tối đa
Trang 15Trong nghiên cứu của Tjan không ghi nhận rõ đánh giá ở nụ cười nào Trong nghiên cứu của Jensen chỉ đánh giá ở nụ cười tự nhiên với răng tiếp xúc bình thường
Ở nụ cười tối đa, đường cười trung bình có tỷ lệ cao nhất (55,56%), trong khi ở nụ cười tối đa, đường cười cao có tỷ lệ cao nhất (50%) Kết quả này khác với Liébart và cộng sự (2004), ở nụ cười tự nhiên và nụ cười tối
đa, đường cười trung bình luôn có tần số cao nhất (44,79% đối với nụ cười
tự nhiên và 45,49% đối với nụ cười tối đa)
Trong nghiên cứu này, ở nụ cười tự
nhiên lẫn nụ cười tối đa cả nữ (91,11% và 100%) và nam (82,22% và 97,78%) đều lộ mô nha chu nhiều hơn so với nghiên cứu của Libébart và cộng sự (2004): nữ (74,10% và 93,37%), nam (52,71% và 93,20%) Sự khác biệt này có lẽ là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên người Việt Nam (Châu Á) còn nghiên cứu của Liébart và cộng sự thì thực hiện trên người Châu Âu Giữa người Châu Á nói chung (người Việt Nam nói riêng) và người Châu Âu có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau, do đó sự phân bố vị trí đường cười có lẽ cũng khác nhau
Trang 16Trong nghiên cứu của Jensen và cộng sự (1998), khi so sánh giữa ba nhóm chủng tộc: Germanic Caucasian, Roman Caucasian và Asian, các tác giả cho rằng tỷ lệ đường cười cao ở nhóm người nữ trẻ Asian có thể được giải thích trên lý thuyết cấu trúc sọ mặt với sự nhô ra của hai xương hàm thường xuyên gặp ở nhóm dân tộc này
Tjan và cộng sự (1984) ghi nhận rằng 79,50% đối tượng lộ mô nha chu nhưng không rõ loại nào Jensen và cộng sự (1998) ghi nhận khoảng 70% đối tượng lộ hơn 25% mô nha chu ở nụ cười tự nhiên với răng tiếp xúc bình thường Nghiên cứu này không thể so sánh với các số liệu của Tjan và Jensen bởi vì không biết từ phân loại của các tác giả trên có bao nhiêu đối tượng không lộ mô nha chu Jensen và cộng sự (1998)ghi nhận rằng vị trí của đường cười thì thấp dẫn theo độ tuổi Theo nghiên cứu của Liébart và cộng sự, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ có ở nụ cười tự nhiên
Về ảnh hưởng của giới tính trên đường cười, kết luận của Tjan và cộng sự là đường cười cao xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, đường cười thấp xuất hiện ở nam nhiều hơn ở nữ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, Jensen và cộng sự (1998) đưa đến kết luận đường cười cao xuất hiện ở nữ nhiều hơn ở nam Đối với nghiên cứu của Liébart và cộng sự (2004), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa nam và nữ chỉ xảy ra ở nụ cười tự nhiên Ở