1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phát hiện sớm và xử lý đúng khi trẻ bị sốt xuất huyết ppsx

6 633 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 125,05 KB

Nội dung

Vì thế, cần để ý những đặc trưng của SXH, tránh tình trạng nhầm SXH với cảm sốt thông thường mà tự điều trị sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.. Dấu hiệu điển hình Mới đây, b

Trang 1

Phát hiện sớm và xử lý đúng khi trẻ bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết không chỉ xảy ra vào mùa mưa

mà xảy ở mọi thời điểm trong năm Vì thế, cần để ý những đặc trưng của SXH, tránh tình trạng nhầm

SXH với cảm sốt thông thường mà tự điều trị sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong

Dấu hiệu điển hình

Mới đây, bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM vừa điều trị

ba trường hợp sốc sốt xuất huyết (SXH) nặng do

nhập viện trễ Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, cho

biết: Do mùa mưa đã dứt nên thấy các cháu sốt,

người nhà cho là viêm họng, cảm mạo thông thường,

tự mua thuốc cho uống khiến bệnh tình ngày một xấu

đi

Trong khi đó, tại bệnh viện Nhi TƯ, thời điểm này chưa tiếp nhận một ca SXH nào nhưng trước đó

Trang 2

nhiều trẻ đến viện khi đã uống các thuốc hạ sốt có tính axit như Aspirin vì cha mẹ nghĩ là sốt thông thường Trong khi đó, khi bị SXH tuyệt đối không được dùng Aspirin vì nó sẽ gây chảy máu đường tiêu hoá (chảy máu dạ dày, chảy máu ruột ), làm tăng nguy cơ tử vong

Vì thế, khi thấy trẻ sốt cao trên hai ngày, quấy khóc,

lơ mơ, chảy máu cam, đau bụng, tiêu phân đen, tay chân lạnh, bỏ ăn phải đưa ngay đến cơ sở y tế

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình, dễ nhận biết của bệnh SXH do bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cung cấp:

- Bệnh SXH thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với

3 đặc điểm: Bệnh nhân thường bị sốt dao động, có lúc sốt rất cao, rồi lại giảm xuống, toát mồ hôi và thấy rét run Biểu hiện thông thường là sốt cao đột ngột, liên tục trong 2 - 7 ngày

Trang 3

- Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cảm thấy mệt, đau khắp người, đau các cơ

- Bệnh nhân bị SXH có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dạ dày Bệnh diễn biến nặng dần (thường ở ngày thứ 4) với biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: Dưới da, niêm mạc, xuất

huyết nội tạng, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng Tuy nhiên, có những trẻ hoàn toàn không có xuất huyết

Dù có hay không có đầy đủ các dấu hiệu trên, nhưng bệnh có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm, đó là sốc Do vậy, cần theo dõi chặt chẽ trẻ để phát hiện ngay dấu hiệu bị sốc SXH để đưa đến viện điều trị kịp thời

Phân biệt giữa SXH thường và sốc SXH

Nếu trẻ chỉ có triệu chứng sốt mà không có các triệu chứng khác như xuất huyết, chân tay lạnh… thì có

Trang 4

thể trẻ bị SXH hoặc do nhiễm siêu vi khác Lúc này, chủ yếu là chăm sóc trẻ và hạ sốt bằng paracetamol Phải liên tục theo dõi trẻ, đánh giá lại mỗi ngày cho đến khi hết sốt liên tục 2 ngày Nếu sau 7 ngày trẻ vẫn còn sốt cao thường là do các nguyên nhân khác, trẻ phải được chuyển đến bệnh viện để được theo dõi

và điều trị thích hợp

Còn khi trẻ có dấu hiệu trở nặng, cần phải đưa trẻ nhập viện ngay Trẻ có thể sốc SXH, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh "Đây cũng

là thời điểm nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống,

bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, li bì, chân tay lạnh, mạch khó bắt, tụt huyết áp do mất dịch Do vậy,

người bệnh dễ bị sốc do mất máu và mất dịch, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong", BS Lộc cảnh báo

Không phải tất cả trẻ bị sốt xuất huyết đều bị sốc

nhưng do thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có

Trang 5

thể tử vong trong vòng 12 đến 24 giờ nên cần được theo dõi chặt chẽ

Còn khi bị SXH ở thể nặng, trẻ sẽ có một hoặc nhiều biểu hiện như: nôn nhiều, kích thích, bứt rứt, đau

bụng hoặc chảy máu mũi hoặc chân răng, ói ra máu liên tục, chấm xuất huyết dưới da

Chăm sóc khi bé bị SXH

Khi trẻ có triệu chứng SXH nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay Nếu nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà theo đơn Căn bản nhất là cho bé nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu như cháo, súp…và dùng

paracetamol khi bé sốt trên 38 độ 5

Để phòng mất nước do sốt cao, nên cho trẻ uống

oresol (cần pha đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, ít một, uống dải dác trong cả một ngày), uống nước

cam

“Cho trẻ nghỉ ngơi trong một phòng thoáng nhưng cần kín gió, vì khi bị sốt, các lỗ chân lông đều mở,

Trang 6

nếu bị gió lùa cơ thể sẽ có thể bị hạ nhiệt dẫn đến

cảm lạnh”, BS Lộc khuyên

Khi chăm sóc cho trẻ tại nhà, cần rất để ý tới những dấu hiệu của SXH ở thể nặng và sốc SXH để đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Để phòng bệnh, quan trọng nhất là người dân cần ngủ màn, dọn vệ sinh sạch sẽ những vùng nước đọng,

phát quang bụi rậm, thường xuyên cọ rửa dụng cụ chứa nước, đậy nắp kín hoặc thả cá để diệt ấu trùng, loăng quăng, phun thuốc trừ muỗi Với trẻ nhỏ hay chạy nhảy, chơi đùa nên bôi dầu chống muỗi cho trẻ

để tránh nguy cơ trẻ bị muỗi đốt truyền bệnh sốt xuất huyết

Ngày đăng: 01/08/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w