Huyền sâm trị sốt xuất huyết Gọi huyền sâm vì vị thuốc này giống sâm có màu đen (huyền là đen). Tên khoa học là Sorophularia buergeriana Miq, thuộc họ hoa mõm chó. Huyền sâm (Radix Sorophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm. Cây bắc huyền sâm là một loại thảo cao khoảng 1,50m, thân vuông màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra, lá hình trứng, mọc đối chữ thập, đầu lá nhọn, mép có răng cưa nhỏ và đều, cuống ngắn, phiến lá dài. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn, lá phía trên hơi nhỏ, cuống ngắn hơn Hoa tự mọc thành chùm, cuống ngắn trông như bông, nở ngọn hay đầu cành. Hoa hình ống, hơi phình ở giữa, thắt ở phía trên, mép có 5 cánh, với 1 cánh cao hơn, mọc thành tán, hoa màu tím hoặc màu vàng nhạt, quả màu xanh, khi chín màu đen, chứa nhiều hạt đen. Huyền sâm có vị đắng, ngọt hơi mặn, tính hơi lạnh, vào 2 kinh Phế và Thận. Theo tài liệu cổ: huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hỏa, giải độc hòa ban, thanh hầu chỉ thống, nhuyễn kiên tán kết, giải khát trừ phiền, nhuận táo hoạt trường. Dùng chữa các bệnh như: phiền khát, cuồng điên, yết hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón, mất ngủ, ôn dịch phát ban, bướu cổ, tăng thêm tinh dịch, hạ sốt, các bệnh thời khí ôn dịch, sưng viêm, các bệnh xuất huyết, mụn nhọt, sưng lở. Huyền sâm được dùng làm thuốc mạnh tim, giảm sốt, chống viêm cổ họng viêm amiđan, lở loét trong miệng. Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Người tỳ hư tiết tả không dùng được. Một số bài thuốc có huyền sâm: - Chữa viêm họng, viêm amiđan: Huyền sâm 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g; mạch môn 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày và làm nước súc miệng. - Trị phát ban, họng đau: Huyền sâm, thăng ma, cam thảo mỗi thứ đều 20g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, uống ấm sau khi ăn 30 phút. - Trị ban chẩn, sốt cao mê sảng: Nhiệt tà nhập huyết làm sốt cao mê sảng, ban chẩn nổi lờ mờ, lưỡi khô đỏ. Cần thanh dinh thấu nhiệt, giải độc dưỡng âm. Dùng “Thanh dinh thang”: Huyền sâm 12g, tê giác 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng liên 6g, sinh địa 20g, đan sâm 8g, đọt tre 8g, liên kiều 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. - Trị viêm hạch, lao hạch, lao màng bụng: Huyền sâm 20g, nghệ đen 10g, xạ can 10g, bồ công anh 8g, mộc thông 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia uống 2 lần. - Trị loa lịch: Huyền sâm 20g, bối mẫu 12g, liên kiều 12g, qua lâu căn 12g, bạc hà 10g, hạ khô thảo 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. - Trị tiểu tràng sán khí: Huyền sâm 100g, (sao) nghiền nhỏ hòa với nước cơm tán nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 6g lúc đói với rượu (hoặc nước nguội hòa rượu – dùng cho phụ nữ và trẻ em). - Trị kinh phong trẻ em: Huyền sâm 8g, mạch môn 4g, sinh địa 8g, câu đằng 6g, cúc hoa 6g, cam thảo bắc 4g. Nước sắc như trên uống 2 lần trong ngày. - Trị sốt xuất huyết có choáng: Huyền sâm 20g, cỏ nhọ nồi 10g, chi tử 10g, sinh địa 15g, kim ngân hoa 10g, hoàng đằng 15g, quy vĩ 10g. Nước sắc như trên, uống ngày 2 lần. - Trị nhọt độc có vết rò, hang hốc: Huyền sâm ngâm rượu uống mỗi ngày 1 ly nhỏ sau khi ăn. - Trị tam tiêu tích nhiệt: Huyền sâm 12g, hoàng liên 8g, đại hoàng 8g, nước 400ml, sắc còn 150ml, uống ngày 2 lần. Hoặc mỗi vị đều 40g, tán mịn luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước ấm. - Trị viêm tắc tĩnh mạch tay chân (chứng thoát thư): Huyền sâm 24g, đương quy 10g, cam thảo 10g, huyết giác 10g, ngưu tất 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml, uống ngày 2 lần. . Huyền sâm trị sốt xuất huyết Gọi huyền sâm vì vị thuốc này giống sâm có màu đen (huyền là đen). Tên khoa học là Sorophularia buergeriana Miq, thuộc họ hoa mõm chó. Huyền sâm (Radix. - Trị kinh phong trẻ em: Huyền sâm 8g, mạch môn 4g, sinh địa 8g, câu đằng 6g, cúc hoa 6g, cam thảo bắc 4g. Nước sắc như trên uống 2 lần trong ngày. - Trị sốt xuất huyết có choáng: Huyền sâm. ban, họng đau: Huyền sâm, thăng ma, cam thảo mỗi thứ đều 20g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, uống ấm sau khi ăn 30 phút. - Trị ban chẩn, sốt cao mê sảng: Nhiệt tà nhập huyết làm sốt cao mê sảng,