1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Logo và sự tồn vong của doanh nghiệp pps

10 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 124,21 KB

Nội dung

Logo và sự tồn vong của doanh nghiệp Các tổ chức của thế kỉ 21 cần không chỉ một nửa mà toàn bộ bộ não với hai bán cầu cùng hoạt động hài hòa. Tác giả bài viết Umair Haque là giám đốc Phòng thí nghiệm Truyền thông Havas. Hãy bắt đầu bằng một ví dụ. Ví dụ này có thể làm nhức mắt bạn. Nó khiến cho các nhà thiết kế trên toàn thế giới sửng sốt và kinh hoàng. Đó là logo mới của hãng GAP. Hãy khoan bình luận về tính thẩm mỹ của nó. Điều đó đã quá rõ ràng và hiển nhiên (thành thật mà nói, logo mới này trông chẳng khác gì những thứ một con chuột máy tính bất kỳ có thể "bịa" ra trong PowerPoint). Và giờ, để sửa chữa sai sót của mình, Gap đã đưa ra quyết định hoàn toàn công khai: để cho tất cả mọi người cạnh tranh thiết kế logo cho họ thông qua mạng lưới và cộng đồng. Nhưng câu hỏi sâu xa hơn là: tại sao và làm thế nào thất bại này lại xảy ra với một hãng lớn như Gap? Giống như hầu hết các công ty, Gap chỉ đơn giản không hiểu sức mạnh có khả năng thay đổi thời đại của thiết kế. Logo mới cho thấy nó được thiết kế bởi một nhóm mang nặng tư duy suy luận, logic. Nhóm thiết kế không có một chút nào sự sáng tạo, trực giác, sự thấu hiểu và tinh tế của não phải. Vấn đề thực sự ở đây là, hầu hết các công ty đều nhìn nhận thiết kế một cách hời hợt và muộn màng, họ chỉ đầu tư vào thiết kế khi vẫn còn ngân sách như là một "sách lược" theo cách gọi của những người có tư duy não trái. Tất cả những điều đó lý giải tại sao Steve Jobs cuối cùng vẫn thành công. Giá trị sổ sách của Apple là khoảng 32 tỷ đô la nhưng giá trị thị trường đã lên tới hơn 262 tỷ. Một sự khác biệt tới hơn 200 tỷ đô. Có thể không phải bất cứ đồng nào trong giá trị tăng thêm đó đều là kết quả của sự coi trọng những đột phá trong thiết kế của Apple. Nhưng coi trọng thiết kế (như các công ty coi trọng "chiến lược") đã tạo ra nhiều giá trị cho Apple hơn hầu hết các doanh nghiệp khác. Vậy tại sao thiết kế lại mạng tới nhiều giá trị đến vậy cho Apple? Hãy nghĩ đến điều này: trải qua sự thiếu đầu tư cho thiết kế trong hàng thập kỉ, việc coi trọng thiết kế là một lợi thế hiếm có ngày nay. Apple đã chọn một ngành công nghiệp nhìn chung là thiếu thiết kế. Thăm Best Buy ngày nay, bạn sẽ thấy sự hoang tàn, khô cằn của thẩm mỹ, sự lạc lõng của tính vô thiết kế. Không có lấy một chút vui vẻ, háo hức, ngạc nhiên hay thậm chí không có gì khả dĩ lọt vào tầm mắt. Vào trang web Best Buy na ná giống cảm xúc của việc đi nghỉ ở Sparta (thành bang thời Hy Lạp cổ đại). Hãy tranh luận với tôi nếu bạn muốn, hãy đưa ra tràng giang đại hải những phân tích toán học thái quá của phố Wall để thảo luận nếu bạn muốn, nhưng tôi vẫn khẳng định: hầu hết các công ty không coi trọng thiết kế trong khi đáng ra họ vô cùng nên coi trọng điều đó. Vậy điều gì đã cản trở họ? Đó là các giả định cũ rích và ngày càng nhàm chán rằng điều thực sự quan trọng và khó khăn trong kinh doanh thuộc về sự điều kiển của não trái: đàm phán, tính toán, và một cách thẳng thắn là cả sự đe doạ lẫn nhau nữa. Do vậy, các thiết kế mang tính đột phá được coi là "tuyệt vời nếu có" hơn là "không thể thiếu được". Thiết kế bị "bỏ xó" trong các tổ chức hơn là được coi trọng. Đó là một sai lầm lớn trong thế giới đầy tính cạnh tranh này khi các nhà máy giá rẻ từ Madagascar tới Fujian có thể cho ra đời bất kỳ sản phẩm nào chỉ trong một chớp mắt vì vài đồng lợi nhuận. Hơn bao giờ hết, chính cái đẹp, sự hài lòng và ngạc nhiên tạo nên tính đặc trưng độc đáo của sản phẩm, quyết định liệu chúng được coi trọng, hâm mộ, yêu mến hay ghét bỏ. Trong hầu hết các phòng họp, những gì thuộc về thiết kế chưa bao giờ được tính đến ít hơn nhưng sự thật theo tôi là chúng chưa bao giờ được tính đến nhiều hơn. Dưới đây là 5 câu hỏi xem bạn có coi trọng thiết kế đủ mức không.  Liệu các nhà thiết kế có chỗ trong phòng họp không? CEO của công ty bạn có thường nói chuyện với một nhà thiết kế không?  Những nhà thiết kế này có đủ quyền để thắng thế những người có tư duy kế toán không hay ngược lại?  Các nhà thiết kế bị xếp ở "ngoại vi" của các quyết định kinh doanh thực sự hay họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chúng? Thiết kế được coi như một chức năng hay một tài năng?  Các nhà thiết kế được coi là những "người thợ" chuyên làm việc vặt vãnh hay họ có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp mới, thị trường mới và các loại hàng hóa mới. Thiết kế có giúp tạo ra các nhu cầu lâu dài, xây dựng niềm tin, mang tới sự cảm thông và nuôi dưỡng những ý tưởng lớn cho tương lai?  Các nhà quản lý cấp cao coi trọng các ý tưởng sáng tạo xuất phát từ não phải như thế nào? Ít, nhiều hay hầu như là không? Trong thế kỷ 21, việc tạo ra lợi thế lâu dài sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có toàn bộ bộ não chứ không chỉ nửa bộ não. Nếu bạn không làm được điều đó, các chuyên gia về não trái thân mến, hãy chuẩn bị để đón nhận thất bại. . Logo và sự tồn vong của doanh nghiệp Các tổ chức của thế kỉ 21 cần không chỉ một nửa mà toàn bộ bộ não với hai bán cầu. định cũ rích và ngày càng nhàm chán rằng điều thực sự quan trọng và khó khăn trong kinh doanh thuộc về sự điều kiển của não trái: đàm phán, tính toán, và một cách thẳng thắn là cả sự đe doạ lẫn. chút nào sự sáng tạo, trực giác, sự thấu hiểu và tinh tế của não phải. Vấn đề thực sự ở đây là, hầu hết các công ty đều nhìn nhận thiết kế một cách hời hợt và muộn màng, họ chỉ đầu tư vào thiết

Ngày đăng: 01/08/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w