Giao tiếp và sự khuyếch trương của doanh nghiệp Giao tiếp và khuyếch trương là để cho cung và cầu gặp nhau Nhu cầu của con người tiêu dùng trên thị trường rất phong phú và luôn luôn thay đổi, hàng hóa được sản xuất ra cũng phong phú và cũng biến động phức tạp. Song sự vận động của nhu cầu và sản xuất hàng hóa không phải bao giờ cũng nhất trí với nhau. Thị trường bao giờ cũng “động” hơn so với sản xuất. Do vậy giao tiếp và khuyếch trương là để cho cung và cầu gặp nhau, để người bán thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua và giảm được chi phí, giảm được rủi ro trong kinh doanh. Chính sách giao tiếp và khuyếch trương là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing trong công ty. Với các biện pháp giao tiếp và khuyếch trương, các nhà kinh doanh không chỉ bán được nhiều hàng hơn và qua đó để tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để tiêu dùng tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu. Giao tiếp và khuyếch trương tác động đến hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt, làm cho bán hàng dễ hơn, đưa hàng vào kênh phân phối hợp lý và các nhà kinh doanh tạo ra được những lợi thế về giá cả. Do vậy giao tiếp và khuyếch trương không chỉ là chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá cả phân phối mà còn tăng cường kết quả thực hiện của các chính sách đó. Giao tiếp ứng xử với khách hàng: Giao tiếp với khách hàng đã đem lại thành công trong kinh doanh, nó làm hiện thực hóa những nổ lực trên các phương diện kinh doanh khác của doanh nghiệp với ý nghĩa là để khách hàng chấp nhận tối đa những nỗ lực đó. Để làm tốt công việc này ta phải hiểu khách hàng của mình là ai bằng việc giải đáp một loạt các thông số định tính và định lượng về đối tượng khách hàng đó: họ là ai: một tổ chức hay một cá nhân, sở thích, nghề nghiệp, lứa tuổi, khuynh hướng tiêu dùng, đặc điểm tâm lí, thu nhập bình quân, họ muốn gì ở chúng ta… Tất cả những thông số đó đều ảnh hưởng tới thái độ của khách hàng trong giao tiếp với bạn, tiếp cận với bạn và những sản phẩm của doanh nghiệp bạn như thế nào. Bạn cần biết rõ doanh nghiệp của bạn với sản phẩm hiện hành đang nằm ở cung đoạn nào của thị trường sản phẩm đó (đang phục vụ ai, ở đâu và phục vụ như thế nào) Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa mà họ ưa thích phù hợp với khả năng tài chính của họ. Chính vì vậy, các công ty cùng loại luôn cạnh tranh trong ứng xử để giữ khách hàng. Chúng ta cần thể hiện trê những nguyên tắc sau: - Làm cho khách hàng vui sướng (khi đáp ứng vượt quá mong đợi hoặc ngoài mong đợi của họ bằng một vài biện pháp chiêu thị) - Khách hàng ai cũng quan trọng (chúng ta kinh doanh cũng chỉ nhằm cho họ mua nhiều hàng, thái độ ý kiến của khách hàng đương nhiên là quan trọng) - Vì khách hàng (cả hiện tại và tương lai của khách hàng khi họ chọn mua hàng của bạn) - Đồng thời với 3 nguyên tắc trên, cần nhận rõ 2 “nhược điểm” của khách hàng: - Khách hàng tham lam và hiếu kì (họ không bỏ qua một chỉ tiêu nào về bạn khi bạn đem lại cái lợi cho họ không dù chỉ là một xu, họ sẽ trầm trồ nếu sản phẩm của bạn có điểm mới mà chưa sản phẩm nào có, cho dù cái mới đó có rất ít giá trị) - Khách hàng cho rằng họ có thể nhầm lẫn trong việc lựa chọn chứ ít lầm lẫn trong việc từ bỏ (bằng quảng cáo bạn có thể hướng dẫn sự lựa chọn của họ, bằng chất lượng bạn giữ họ với mình) . Giao tiếp và sự khuyếch trương của doanh nghiệp Giao tiếp và khuyếch trương là để cho cung và cầu gặp nhau Nhu cầu của con người tiêu dùng trên thị trường rất phong phú và luôn. tiếp và khuyếch trương là để cho cung và cầu gặp nhau, để người bán thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua và giảm được chi phí, giảm được rủi ro trong kinh doanh. Chính sách giao tiếp và khuyếch. tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để tiêu dùng tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu. Giao tiếp và khuyếch trương tác động đến hiệu quả của quá