1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN ppsx

15 787 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 744,87 KB

Nội dung

NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sỏi thận được biết đến cách nay 7.000 năm.. Phương pháp nghiên cứu: Định tính thành phần hóa học Kết

Trang 1

NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sỏi thận được biết đến cách nay 7.000 năm Người ta chia sỏi thận ra làm 4 nhóm (calci, struvit, acid uric, cystin)

Phương pháp nghiên cứu: Định tính thành phần hóa học

Kết quả: Phân tích định tính thành phần hóa học sỏi thận của 353

trường hợp, chúng tôi nhận thấy sỏi acid uric chiếm 5.38%, sỏi calci oxalat chiếm 30.59%, sỏi calci oxalat và phosphat chiếm 33.71%, sỏi struvite chiếm 30.31% Nhóm sỏi calci (calci oxalat đơn thuần, hỗn hợp calci oxalat

và phosphat) gặp nhiều ở nhóm cán bộ nhân viên (44.44%), lứa tuổi 40-49 (28.05%) và nam chiếm đa số (52.12%); Trong khi đó sỏi struvit gặp nhiều ở nhóm nông dân (34.58%), tuổi ≥ 50, trong đó phái nữ chiếm đa số (69.01%)

Kết luận: Sỏi calci chiếm đa số trong các loại sỏi Không có sự khác

biệt về thành phần hóa học của các lớp sỏi từ nhân ra ngoài

ABSTRACT

Trang 2

Introduction: Scientists have found evidence of renal stones in a

7.000-year-old Egyptian mummy Renal stones have 4 groups (calcium, struvite, acid uric, cystine)

Method: Qualitative of the chemical component

Results: Qualitative analysis the chemical component of 353 cases of

renal stones, We noticed Uric acid: 5.38%, Pure calcium oxalate: 30.59%, Mixed calcium oxalate and Phosphate: 33.71%, Struvite: 30.31% Calcium group (calcium oxalate, calcium oxalate and phosphate) appeared in employee or officer group (44.44%), age 40-49 (28.05%) Appeared in male:52.12%; Struvite group appeared in farmer group (34.58%), age ≥ 50 Appeared in female: 69.01%

Conclusion: Calcium group gets the majority of renal stones

(64.30%) There isn’t any difference about chemical component from nucleus to outside stone

1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Sỏi thận nói riêng và sỏi niệu nói chung là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, ước tính có hơn 1% dân số đang điều trị sỏi niệu(2,5,6)

Nguyên nhân gây sỏi thận được biết đến rất nhiều nhưng tìm giải pháp phòng ngừa hãy còn là vấn đề phức tạp, khó khăn

Trang 3

* Bộ môn Hóa Sinh – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Tại Việt Nam, một số tác giả nghiên cứu về sỏi thận và sỏi niệu như:

Xác định thành phần hóa học sỏi niệu (Đặng Hanh Phức, Đỗ Đình Hồ)(3);

Sỏi niệu ở trẻ em (Dương Mỹ Trinh)(1); Sỏi san hô (Trần Ngọc Sinh)(7);

Nghiên cứu thành phần hóa học và các yếu tố có liên quan đến sỏi mật, sỏi

niệu tại Việt Nam (Lê Văn Cường)(4)

Để góp phần nghiên cứu về sỏi thận tại Việt Nam, chúng tôi định tính

thành phần hóa học của sỏi và xác đinh các yếu tố liên quan đến sỏi như:

phái, tuổi, nghề nghiệp

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Là người Việt Nam, có tuổi từ 17 đến 70 Gồm những người có sỏi

thận đang điều trị tại một số bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh như Chợ

Rẫy, Bình Dân, Trưng Vương Chẩn đoán xác định dựa trên xét nghiện siêu

âm và X-quang Thời gian nghiên cứu: từ name 2002-2006 Số lượng n =

353 trường hợp (TH)

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang,

Trang 4

Vật liệu dùng để định tính thành phần hóa học

Pipet, ong nghiệm 10 ml, bộ chày cối, cốc có mỏ (Erlen), kính lúp, dao nhọn, cưa, thước đo, cân phân tích

Các bước tiến hành xác định phần hóa học sỏi thận

tách từng lớp của viên sỏi từ ngoại vi vào trong nhân với dao nhọn Sau đó xác định thành phần hóa học của từng lớp trên một viên sỏi Do điều kiện phòng thí nghiệm của bộ môn còn hạn chế về trang thiết bị nên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn phương pháp hóa học Phương pháp này dựa trên nguyên tắc đổi màu hay tạo kết tủa chuyên biệt của các ion hay nhóm chức với thuốc thử

Kỹ thuật xét nghiệm: dựa vào quyển kỹ thuật Y Sinh hóa(8)

KẾT QUẢ

Một số dữ liệu chung liên quan đến bệnh nhân sỏi thận

Về tuổi và giới

- Tuổi: Tuổi nhỏ nhất là 17, tuổi lớn nhất là 70, tuổi trung bình là 47

- Giới: Nữ có 169 TH, nam có 184 TH, tỉ lệ nữ/nam: 0.92

Bảng 3.1 Phân bố sỏi thận theo tuổi và giới

Trang 5

Lớp

tuổi

Số lượng nữ

Số lượng nam

Tổng cộng

(17-19)

3 (0.75%)

3 (0.75%)

6 (1.70%)

(20-29)

14 (3.92%)

18 (5.04%)

32 (9.07%)

(30-39)

35 (9.80%)

33 (9.25%)

68 (19.26%)

(40-49)

46 (13.03%)

53 (15.02%)

99 (28.05%)

(50-59)

40 (11.20%)

46 (12.89%)

86 (24.36%)

(60-70)

31 (8.78%)

31 (8.78%)

62 (17.56%)

Trang 6

cộng (47.88%) (52.12%) (100%)

c2 = 0.84; P = 0.974

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 3.1 phân bố sỏi thận theo tuổi và giới

Về nghề nghiệp

Bảng 3.2 Phân bố sỏi thận theo ngành nghề

Nhóm

Nghề nghiệp

Tổng cộng

N1

Cán

nhân viên,

bộ đội

83 (24%)

Trang 7

N2

Nông

ruộng, rẫy,

vườn)

93 (26%)

N3

Nghề

tự do (hớt

may )

61 (17%)

N4

Nội

nghiệp

65 (19%)

N5

Học

viên

4 (01%)

N6

Hưu trí, già

47 (13%)

Trang 8

cộng (100%)

c2 = 32.78; P < 0.001

Sự khác biệt giữa các nhóm ngành nghề có ý nghĩa thống kê với phép kiểm c2 (P < 0.001)

Liên quan đến vị trí và số lượng sỏi thận

Bảng 3.3 Vị trí và số lượng sỏi thận

Số lượng viên sỏi

trên thận bệnh nhân

Vị trí sỏi thận

1

viên

Tái phát sau

mổ

228

(64.58%)

125 (35.42%)

146 (41.35%)

134 (37.96%)

73 (20.67%)

24 (6.79%)

Liên quan đến hình dạng, kích thước và thành phần hóa học

Bảng 3.4 Tóm tắt tỉ lệ % và mật độ của 4 nhóm sỏi thận

N

hóm

H

óa học

A.

uric

O xalat

C alci

Pho sphat

A moni

Car bonat

Trang 9

ố TH

v

à tỉ lệ

%

I

1

9

(5.38%

)

+ ++

II

1

08

(30.59

%)

++

+

+ +

III

1

19

(33.71

%)

++

+

+ +

Trang 10

V 07

(30.31

%)

Nhận xét:

- Sỏi acid uric đa số trơn láng, có hình quả trứng thằn lằn (15/19 TH = 78.94%) Quan sát mặt cắt ngang thấy sỏi cấu tạo rắn chắc, phát triển ly tâm, gồm nhiều lớp Kích thước nhỏ (3 x 4 x 4,5mm, gặp 14/19 TH = 73.68%), cân nặng từ 2 5 g

- Sỏi calci oxalat đa số có hình dạng bên ngoài sần sùi giống quả dâu (87/108 TH = 80.56%) Quan sát mặt cắt ngang thấy sỏi cấu tạo gồm 2 lớp, nhân sỏi gồm một khối nhuyễn, mịn (86/108 TH = 79.62%), lớp ngoài phủ bởi những tinh thể tương tự trứng cá hay hạt cát (22/108 TH = 20.38%), mỗi lớp có độ dày trung bình từ 1,0 2,5 mm Đa số sỏi có kích thước nhỏ (4 x 4 x 5 mm, 91/108

TH = 84.26%), nằm ở bể thận (82/108 TH = 75.93%) Cân nặng từ 3 7g

- Sỏi hỗn hợp calci oxalat và phosphat phần lớn có dạng hình tam giác của bể thận (78/119 TH = 65.55%) Quan sát mặt cắt ngang thấy sỏi cấu tạo gồm hai lớp, lớp trong mịn, nhuyễn (102/119 TH = 85.71%), nhưng cũng có một số trường hợp nhân sỏi xốp, nhiều ngóc ngách như tổ ong (17/119 TH =

Trang 11

14.29%) Lớp ngoài rắn chắc, cấu tạo thành nhiều múi (như múi vỏ mít) (98/119 TH = 82.35%) Loại sỏi này đa số có kích thước trung bình (8 x 10

x 12 mm) (95/119 TH = 79.83%), nằm ở bể thận (88/119 TH = 73.95%), cân nặng thay đổi từ 5 20g

- Sỏi struvit có hình dạng bán cành san hô (58/107 = 54.20%) hay cành san hô (49/107 = 45.80%) Sỏi nằm ở bể thận chiếm 54.20% (58/107 TH) Quan sát mặt cắt ngang thấy nhân sỏi xốp, nhiều ngóc ngách giống như

tổ ong (24/107 TH = 22.42%), đôi khi nhân sỏi là một ổ rỗng, bên trong có chứa dịch nhầy lẫn tổ chức hoại tử (6/107 TH = 5.61%), cũng có thể gặp nhân sỏi là một điểm (57/107 TH = 53.27%) hoặc khối nhuyễn mịn (20/107

TH = 18.69%) Các lớp ngoài của sỏi san hô thường phát triển ly tâm Sỏi loại này có kích thước trung bình hoặc to, có trường hợp kích thước lớn tới

30 x 70 x 90 mm, cân nặng 100g

BÀN LUẬN

- Sỏi calci oxalat chiếm 30.59%, đa số có dạng hình quả dâu (80.56%) Kích thước loại sỏi này rất nhỏ (4´4´5mm; 84.26%) Phần lớn nằm ở bể thận (75.93%) Lớp ngoài của sỏi sần sùi, nham nhở do phủ bỡi một lớp tinh thể như hạt cát, các tinh thể này rất nhọn và sắc bén Đối tượng hay gặp ở loại sỏi này thường là cán bộ công chức làm việc trong văn phòng (44.44%) Họ thường phát hiện sớm bệnh với triệu chứng như đau vùng thắt

Trang 12

lưng, tiểu máu khi tập luyện gắng sức hay vận động mạnh Đa số họ phát hiện sớm bệnh vì được khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ (do cơ quan tổ chức) cũng như có điều kiện tiếp cận với các cơ sở y tế để làm xét nghiệm (siêu âm hoặc chụp X-quang) khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý Đây là thuận lợi giúp họ phát hiện sớm bệnh khi sỏi còn nhỏ, chưa có biến chứng

- Sỏi hỗn hợp calci oxalat và phosphat chiếm 33.71%, thường có dạng hình tam giác của bể thận, so với sỏi calci oxalat thì loại sỏi này có hình dạng bên ngoài ít sần sùi và sắc bén hơn, có kích thước lớn hơn so với sỏi calci oxalat (8x10x12mm so với 4´4´5mm) Đa số sỏi nằm ở bể thận (88/119

TH = 73.95%) Đối tượng hay gặp loại sỏi này thường là công nhân viên chức làm việc ở văn phòng (40/119 TH = 33.61%) nhưng các đối tượng khác cũng có thể thấy

- Sỏi struvit chiếm 30.31%, có hình dạng bán san hô hay san hô, đây

là loại sỏi có kích thước lớn nhất, có trường hợp kích thước sỏi lớn tới 30´70´90 mm Đối tượng hay gặp loại sỏi này thường là những người lao động bằng chân tay, trong đó nông dân chiếm nhiều nhất (34.58%), nữ gặp nhiều hơn nam (66.36%), nhất là phụ nữ lớn tuổi (tuổi ³ 50, 69.01%) Sở dĩ đối tượng trên bị sỏi san hô nhiều là vì họ ít có cơ hội tiếp cận với cơ sở y tế ngay từ đầu để khám và điều trị bệnh Mặc khác vì đời sống kinh tế khó khăn nên họ thường bỏ mặc khi bệnh mới khởi phát, khi bệnh trở nên nặng,

Trang 13

sức khỏe không còn đủ khả năng chống đỡ được với bệnh tật nữa thì đã muộn

- Sỏi acid uric chiếm 5.38%, có hình dạng tròn nhẵn, đại đa số sỏi có kích thước nhỏ (3´4´4.5 mm, 73.68%), vì sỏi có hình dạng tròn nhẵn và nhỏ nên dù nằm ở đâu trong thận (đài thận hay bể thận) đều hiếm khi gây đau và tiểu máu khi vận động mạnh hay lao động nặng Loại sỏi này thường phát hiện khi bệnh nhân đột ngột vô niệu hay đến khám với một bệnh cảnh khác như bệnh gout Đây là nhóm sỏi gặp ở mọi đối tượng, đa số gặp ở người lớn tuổi

- Sỏi một viên, thành phần hóa học thường thấy nhất là loại calci oxalat (35.96%) Ngược lại sỏi nhiều viên trên bệnh nhân hay gặp là loại sỏi struvit Thành phần hóa học loại sỏi này đa số là hỗn hợp struvit và carbonat apatit

So sánh với một số tác giả

Loại

sỏi

Tác

giả

Calci oxalat

Calci

phosphat

Struvi

t

Acid uric

Cysti

n

Trang 14

Xuân

Trường

30.59

%

33.71

%

30.31

%

5.38

%

0%

Dươn

Trinh(1)

Thom

as Lothar(6)

35%

-35%

20%

10%

3%

Prein(2

Keith

N.Van

Arsdalen,

Jay B levy

(2)

-35%

30 – 35%

15-20%

10%

2%

Kết luận

- Về thành phần hóa học, sỏi acid uric chiếm 5,38%, sỏi calci oxalat: 30.59%, calci oxalat và phosphat 33.71%, sỏi struvite: 30.31%

Trang 15

- Nhóm sỏi calci (calci oxalat đơn thuần, hỗn hợp calci oxalat và phosphat) chiếm đa số trong các loại sỏi thận (64.30%) Đối tượng hay gặp loại sỏi này là cán bộ nhân viên, ở nhóm tuổi 40-49, nam nhiều hơn nữ Trong khi đó sỏi struvit gặp nhiều ở đối tượng nông dân, phái nữ chiếm đa

số, tuổi ≥ 50

- Mặc dù có sự khác biệt về màu sắc giữa các lớp trong một hòn sỏi nhưng nhìn chung thành phần hóa học của các lớp sỏi không thay đổi từ nhân ra ngoài về thành phần hóa học

Ngày đăng: 01/08/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Vị trí và số lượng sỏi thận - NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN ppsx
Bảng 3.3. Vị trí và số lượng sỏi thận (Trang 8)
Bảng 3.4. Tóm tắt tỉ lệ % và mật độ của 4 nhóm sỏi thận - NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN ppsx
Bảng 3.4. Tóm tắt tỉ lệ % và mật độ của 4 nhóm sỏi thận (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w