Năm nay môn Hóa lại thi cùng môn Lịch sử, Địa lý nên các em không có nhiều thời gian nắm vững kiến thức môn Hóa học.. Qua kỳ thi thử tốt nghiệp mới đây của trường, các em có xu hướng giả
Trang 1Hệ thống kiến thức ôn thi THPT môn Hóa học
Từ khi bắt đầu thi trắc nghiệm đến nay, chỉ duy nhất có năm 2007 là có thi môn Hóa học Bởi vậy, việc đúc rút kinh nghiệm, trọng tâm cho các
em ôn thi trong năm nay là khá khó khăn
Năm nay môn Hóa lại thi cùng môn Lịch sử, Địa lý nên các em không
có nhiều thời gian nắm vững kiến thức môn Hóa học Qua kỳ thi thử tốt nghiệp mới đây của trường, các em có xu hướng giải đề mẫu thật nhiều với mục đích vào phòng thi, quen dạng nào làm dạng đó
Nhưng thi trắc nghiệm Hóa học có nhiều dạng bài tập, không cô đọng, những thí sinh có học lực trung bình, yếu thường rất khó nắm rõ các dạng riêng Thí sinh có xu hướng học ban C, D cũng thường làm bài tập rất chậm Để khắc phục cũng hơi khó khăn, bởi với môn Hóa học, muốn
có kỹ năng làm bài tập nhanh phải có cả một quá trình dài
Các em phải nắm vững được kiến thức trong Sách giáo khoa lớp 12, về khái niệm, tính chất, biết áp dụng định luật, có thế mới sử dụng để làm bài tập được Trong quá trình ôn thi những ngày cuối cùng này, các em nên xem lại bài tập từng chương, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải các đề thi mẫu có sẵn trên mạng và do giáo viên biên soạn, cung cấp
Phần bài tập cần nắm vững, biết vận dụng định luật bảo toàn khối lượng, nguyên tố, định luật bảo toàn e, phương pháp tăng giảm khối lượng, m trung bình, định luật bảo toàn điện tích…
Tuy vậy, trong cấu trúc đề thi thì lý thuyết lại nhiều hơn, chiếm nhiều điểm hơn phần toán nên ôn tập lý thuyết là rất quan trọng Những phần cần ôn tập kỹ bao gồm: hiện tượng phản ứng, công thức cấu tạo hợp chất, so sánh tính chất các chất, đồng phân, cấu hình e…
Cũng như các môn thi khác, với môn Hóa học, khi vào phòng thi, thí sinh cần đọc hết, lướt qua một lần sau đó chọn câu dễ làm trước, câu khó
Trang 2làm sau và với câu không biết, cũng cần làm luôn theo cảm tính Với các câu hỏi lý thuyết, các đáp án cũng sẽ là giả thuyết để chọn ra câu trả lời đúng nhất Thí sinh nên sử dụng phương pháp loại suy để tìm ra câu trả lời đúng cho mình
Lời khuyên của tôi ở những ngày cuối cùng này là các em không nên chăm chăm giải nhiều đề mẫu quá mà quan trọng là phải nắm vững được kiến thức thì khi vào phòng thi mới làm bài môn Hóa học tốt được
Theo: Môn Hóa học: Đừng chăm chăm giải nhiều đề mẫu (Cô Đoàn Thị Như Hương-Giáo viên môn Hóa học, trường THPT Trần Phú, Q Tân Phú, TPHCM)/(TPO)