1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa tiêu dùng ở Canada trong so sánh với Mỹ pot

23 586 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 172 KB

Nội dung

Luận văn Đề tài: Chủ nghĩa tiêu dùng ở Canada trong so sánh với Mỹ Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Đất nước và con người Canada 3 1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội Canada 3 2. Con người Canada 4 II – Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada …… ……… 6 III – Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ ……………………………………………………………………… 7 1. Tính cách của người Canada và người Mỹ 7 2. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada & người Mỹ 9 IV. Dự báo xu hướng tiêu dùng ở Canada trong thời gian tới 16 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 2 LỜI NÓI ĐẦU Canada là một quốc gia Bắc Mỹ có tiềm lực kinh tế lớn, thuộc nhóm tám quốc gia phát triển hàng đầu thế giới – G8, là thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD và khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) Sau 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (kể từ năm 1973), quan hệ hai nước Việt Nam và Canada đạt được những bước phát triển tôt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, giao lưu nhân dân đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại và đầu tư với các doanh nghiệp, chính phủ Canada. Để quan hệ thương mại và đầu tư phát triển tốt đẹp, các doanh nghiệp Việt Nam cần có hiểu biết không chỉ về luật pháp mà còn phải hiểu biết về tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada. Nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của người Canada, sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada còn là một phương pháp tiếp cận tốt để tìm hiểu văn hóa của người dân nước này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên nhiều mặt của người dân và chính phủ hai nước. Trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ tập trung tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada dựa trên những điểm chính sau:  Phần I: những nét khái quát về đất nước và con người Canada  Phần II: Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada  Phần III: Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ  Phần IV: Dự báo một số xu hướng tiêu dùng của người Canada trong thời gian tới Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 3 I. Đất nước và con người Canada 1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của Canada Canada là một quốc gia ở Bắc Mỹ nổi tiếng với biểu tượng lá phong, sự giàu có, thân thiện và phong cảnh thiên nhiên thơ mộng Có thể nói, đất nước này là một điểm đến lý tưởng không chỉ đối với những khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới mà còn với cả những người muốn tìm kiếm một cuộc sống thư thái, yên bình và lành mạnh. Canada có lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía Đông sang Thái Bình Dương ở phía Tây và giáp với Bắc Băc Dương ở phía Bắc. Phía Nam Canada có một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới với Hoa Kỳ. Nhờ đặc điểm diện tích rộng lớn (thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Liên Bang Nga) nên Canada có sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như sự đa dạng về sinh học. Có thể kể đến những kiểu địa hình như: núi cao, tiêu biểu là dãy núi Appalachian (kéo dài từ bang Alabama ở phía Nam Hoa Kỳ, qua bán đảo Gaspé và tỉnh Atlantic); vùng hồ lớn (Great Lakes) và vùng đất trũng St.Lawrence (ở phía Nam của tỉnh Quebec và Ontario), vùng lá chắn Canada (phần phía Bắc của Saskatchewan, Manitoba, Ontario và Quebec, hầu hết tỉnh Labrador), vùng đồng bằng nội hạt (bao phủ hầu hết tỉnh Alberta, phía nam Saskatchewan và tây nam Manitoba cũng như khu vực giữa Núi Rocky, hồ Great Slave, Great Bear ở lãnh thổ phía Tây Bắc) Ngoài ra, nhiều nơi ở Canada có các núi lửa thuộc hệ thống núi lửa bao quanh bờ Thái Bình Dương mà có thể hoạt động. Đây là một mối lo ngại của người dân Canada, tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích về nông nghiệp, du lịch mà hệ thống núi lửa này mang lại. Bên cạnh đó, khí hậu Canada cũng rất đa dạng, có bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ mùa hè ban ngày có thể lên tới trên 35˚C và có thể giảm xuống -25˚C vào mùa đông. Vào mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ tương đối ôn hòa. Giữa các vùng, khí hậu cũng có sự khác biệt, vùng thảo nguyên Canada vào mùa hè thường khô và nóng, vùng trung nguyên có khí hậu ẩm hơn, trong khi đó vùng duyên hải có khí Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 4 hậu đặc biệt ôn hòa Hệ động thực vật phong phú với nhiều tài nguyên khoáng sản. Về kinh tế, Canada là một quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, thuộc nhóm tám quốc gia phát triển hàng đầu thế giới – G8, là thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD và khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) Canada có một thị trường thương mại tương đối tự do và rộng mở với các đối tác thương mại hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU GDP bình quân đầu người cao. Mức tăng GDP thực tế của cả nước trong những năm gần đây khá đồng đều trong khoảng từ 2,5% - 3%. Năm 2004 nền kinh tế Canađa tăng ở mức 2,7%, năm 2005 tăng 2,9%, năm 2006 tăng 2,8%, 2007 tăng 2,7%. Năm 2007, GDP của Canađa đạt 1.432 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là khoảng 43.000 USD. Năm 2007, Canađa đã duy trì được mức lạm phát ở tốc độ vừa phải là 2,1%. 1 Năm 2009, do sự ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Canada bị chững lại, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng. Tuy nhiên, sang năm 2010, kinh tế Canada có nhiều dấu hiệu phục hồi lạc quan. Hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia phát triển khác, nền kinh tế Canada bị chi phối bởi các ngành dịch vụ, chiếm ba phần tư dân số Canada. Về tình hình xã hội, Canada là một quốc gia của những người nhập cư, được coi là một đất nước thanh bình bậc nhất trên thế giới. Theo khảo sát của Liên Hiêp Quốc nhằm đánh giá về chất lượng cuộc sống ở hơn 174 quốc gia với trên 200 chỉ số thực hiện, Canada là nơi có điều kiện sống tốt nhất thế giới 2 với mức sống của người dân cao, môi trường sạch đẹp (có khoảng 40 công viên và khu bảo tồn quốc gia tọa lạc tại khắp các tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada nhằm bảo vệ hơn 300,000 km vuông đất hoang), hệ thống an sinh xã hội tốt, tỷ lệ tội phạm thấp, bình đẳng giới, cộng đồng dân cư thân thiện 2. Con người Canada 1 http://www.vietrade.gov.vn/abc/200-canada/686-tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-thuong-mai-va-dau-tu.html 2 http://immica.org/index.php/t-nc-canada/1190-why-canada Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 5 Dân số Canada hiện nay là gần 34 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng hơn 39.000 USD một năm (ở Mỹ, khoảng 47.000 USD/người/năm). Người dân Canada nổi tiếng vì sự thân thiện, nhiệt tình, cởi mở, luôn lấy sự hài hòa làm gốc. Họ thường biết cách và có thời gian chăm sóc cho cá nhân và gia đình của mình. Điều này một phần là nhờ sự phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội đã khiến cho người dân Canada không phải trăn trở, suy nghĩ nhiều về cuộc sống. Họ có một phong cách sống đa dạng và chi tiêu khá thoải mái. Một bộ phận vào khoảng 13,5% các gia đình và 40,6% cá nhân không có gia đình có thu nhập thấp 3 , sống ở mức nghèo, còn lại người dân Canada có cuộc sống khá thịnh vượng. Phần lớn người Canada có nhà cửa tiện nghi (63% dân có nhà riêng), tiêu dùng cho việc ăn mặc, đi lại, chữa bệnh hầu như không đặt ra vấn đề gì lớn đối với người dân Canada. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada khá đặc biệt, không chỉ thể hiện được những đặc trưng tiêu dùng của một quốc gia công nghiệp phát triển, mà còn thể hiện được văn hóa, tính cách của người dân Tìm hiểu về tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada, ta còn thấy thấp thoáng hình bóng của những người tiêu dùng Mỹ - quốc gia láng giềng phía Nam Canada. Chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ khá nổi tiếng trên thế giới và có tầm ảnh hưởng đối với nhiều nước trong đó có Canada. Trên thực tế, tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người dân Canada và Mỹ có khá nhiều điểm chung do đặc điểm giống nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, do sự gần gũi về địa lý và một phần do tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ, hàng hóa Mỹ trên toàn thế giới. So sánh tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của Mỹ với Canada, ta sẽ rút ra được những nét tương đồng trong phong cách, thói quen mua sắm của đại bộ phận người dân khu vực Bắc Mỹ, của những người dân ở các nước công nghiệp phát triển, đồng thời, những điểm khác nhau sẽ làm nổi bật những đặc trưng riêng về tính cách cũng như văn hóa tiêu dùng của người dân hai nước. Qua đó, chúng ta thấy được một Canada hoàn toàn khác biệt với Mỹ chứ không phải là 3 http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=2355&id=539 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 6 một hình bóng của nước Mỹ - một quốc gia luôn có chủ trương bành trướng, tăng cường, phổ biến sự ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới. II. Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada 4 Với dân số trên 30 triệu người, khách tiêu dùng Canada có thể được phân chia thành các nhóm sau đây:  Trẻ sơ sinh, dưới 7 tuổi (babies and infants)  Trẻ nhỏ, từ 7 đến 9 tuổi (young children)  Trẻ từ 10 đến tầm 13 tuổi (tweenagers)  Thanh thiếu niên từ 13 đến 19 tuổi (teens)  Những người ở độ tuổi 20 (people in their 20s)  Những người ở độ tuổi 30 (people in their 30s)  Những người ở tuổi trung niên (middle-aged adults)  Những người đã về hưu – 65 tuổi trở lên (pensioners) Sự phân loại này dựa trên độ tuổi của người tiêu dùng ứng với đặc thù sản phẩm và dịch vụ cho từng độ tuổi khách tiêu dùng. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ tìm hiểu tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của nhóm khách tiêu dùng 20 tuổi trở lên, vì nhóm khách tiêu dùng này đã có nhận thức, trưởng thành, tâm lý mua sắm khá độc lập, rõ ràng, có thu nhập, thường xuyên mua sắm và sử dụng dịch vụ. Theo các nhà phân tích và tư vấn thị trường, hiện nay những người ở tuổi trên 30 chính là những người tham gia vào thị trường tiêu dùng nhiều nhất. Cũng theo các nhà phân tích thị trường, 35 tuổi là tuổi vàng tiêu thụ 5 . Điều này là đúng với hầu hết các nước trên thế giới và Canada cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh đó ở Canada, do sự già hóa dân số, tỷ lệ người già chiếm tỷ lệ lớn nên những 4 http://www.euromonitor.com/Consumer_Lifestyles_in_Canada 5 http://www.bacninh.gov.vn/Story/KinhTeKinhDoanh/KinhNghiemDoanhNghiep/2005/10/2130.html Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 7 người này cũng đang là những người đóng góp và tham gia khá tích cực vào thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước này. Với nước Mỹ, thị trường khách tiêu thụ của nước này về cơ bản cũng có thể phân chia như trên. III. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ Trước hết, để nắm bắt được tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và so sánh được với tâm lý, thị hiếu của người Mỹ ta phải hiểu được đặc trưng về tính cách của cả người Canada và người Mỹ. Những đặc trưng về tính cách này có thể được coi là những nhân tố then chốt giúp hình thành lên tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người dân hai nước. 1. Tính cách của người Canada và người Mỹ Hầu hết người Canada cho rằng họ khiêm tốt hơn, thân thiện hơn, vui vẻ hơn, bao dung và ít hung hăng hơn người Mỹ. Trong thực tế, điều này tương đối chính xác. Có lẽ vì đặc điểm điều kiện sống tốt, không phải lo nghĩ gì đã góp phần làm nên phong cách sống phóng khoáng, cởi mở, thân thiện, quan tâm tới những người xung quanh của người dân Canada. Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Di Dân Quốc Tế gần đây cho thấy người Canada rất thân thiện và nhiệt tình trong việc giúp đỡ người nhập cư và tạm cư. Người nước ngoài khi đến Canada sẽ dễ dàng làm quen với người Canada và được họ nhiệt tình giúp đỡ tham gia các nhóm cộng đồng cũng như học ngôn ngữ (ngôn ngữ phổ biến ở Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp). Trên thực tế, theo báo cáo có 95% số người nói rằng họ đã thiết lập các mối quan hệ bạn bè với người bản xứ 6 (Báo cáo của cuộc điều tra toàn cầu hàng năm do ngân hàng HSBC thực hiện cũng cho kết quả tương tự) 7 . Do đó, khi mua sắm hàng hóa, người Canada thường ít có sự kỳ thị hàng hóa nước này hay nước khác, của cộng đồng người này hay cộng đồng người khác. Ngoài ra, người Canada còn là những người rất thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ môi 6 http://www.immica.org/index.php/t-nc-canada/1188-gt-canada-dnrm 7 http://www.immica.org/index.php/gioi-thieu/dat-nuoc-canada/1192?task=view Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 8 trường. Mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada đều có những công viên, khu bảo tồn thiên nhiên. Trong số đó, có nhiều khu bảo tồn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Điều này cũng được thể hiện qua sự ưa chuộng trong tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường ở Canada. Thân thiện, cởi mở và nhiệt tình, nhưng người Canada cũng không quá khó khăn khi nói “không”. Khi đi mua hàng, nếu không thích họ sẽ không miễn cưỡng để mua dù người bán mời chào và dù món hàng đó hạ giá rất nhiều. Họ cũng rất thẳng thắn bày tỏ thái độ của mình miễn là tôn trọng những người khác. Điều này có nghĩa là họ không lặng im và lờ đi những vấn đề họ cho là cần phải nói ra. Họ cũng không muốn giả bộ hoặc giữ gìn thể diện với những người mà họ không có thiện cảm hoặc không có điều kiện tiếp chuyện, nhất là với những người không thân quen. Tuy vậy, người Canada cũng rất ngại va chạm, tránh các xung đột hay mâu thuẫn, đặc biệt ở những nơi công cộng 8 . Do đó, thật khó có thể thấy những người Canada cãi nhau trên phố hoặc lớn tiếng với người bán hàng nếu có vấn đề với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ vừa trả tiền mua hoặc sử dụng. Họ có thể sẽ đưa ý kiến về sản phẩm hoặc dịch vụ họ dùng, nhưng nếu có mâu thuẫn xảy ra, họ sẽ tìm đến và phản ánh với những người chủ hàng, những người quản lý. Có thể nói, người Canada luôn muốn lấy sự hài hòa làm gốc. Trong khi đó, người Mỹ được biết đến với những đức tính như đề cao chủ nghĩa cá nhân, ưa mạo hiểm, tìm tòi khám phá, thực dụng Chủ nghĩa cá nhân được thể hiện khi người Mỹ chọn lựa sản phẩm, họ thường không thích sự đồng nhất, họ thích hàng độc, không giống ai, mang dấu ấn cá nhân của riêng mình. Một dẫn chứng điển hình là theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, trong khi doanh số quần áo may sẵn nói chung năm 2004 chỉ đạt 166 tỉ USD, giảm 5,1% tại Mỹ thì doanh số các loại áo pull với khẩu hiệu “chỉ có mình tôi thôi” tăng 2,2%, đạt 17 tỉ USD. 9 Việc thanh niên Mỹ thường xăm các hình xăm ở nhiều nơi trên cơ 8 http://www.llv.edu.vn/duhoc/du-hoc-cac-nuoc/du-hoc-canada/thong-tin-chung/552-meo-giao-tiep-khi- ban-den-canada.html 9 http://www.bacninh.gov.vn/Story/KinhTeKinhDoanh/KinhNghiemDoanhNghiep/2005/10/2130.html Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 9 thể, xỏ lỗ tai, lỗ mũi, ăn mặc theo phong cách rất khác lạ như kiểu ca sĩ Mỹ nổi tiếng Lady Gaga khoác trên mình bộ quần áo làm bằng thịt bò trong một buổi lễ trao giải nhiều người tham dự cũng là những ví dụ điển hình cho việc khẳng định cái tôi cá nhân phổ biến ở cộng đồng người Mỹ. Bên cạnh đó, người Mỹ rất ưa mạo hiểm, tìm tòi khám phá. Họ không quan tâm tới gửi tiền tiết kiệm, có tiền là tiêu ngay hoặc đầu tư kiếm lời không sợ rủi ro. Vòng đời sản phẩm ở Mỹ thường ngắn hơn so với các nước khác vì lí do người dân Mỹ thích tìm tòi và trải nghiệm cái mới. Họ dễ dàng bỏ sản phẩm cũ vẫn vận hành tốt để mua những sản phẩm mới ra với những tính năng và công dụng mới. Họ thậm chí mạo hiểm sẵn sàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ vượt quá khả năng chi trả của họ. Nợ trước và kiếm tiền trả nợ sau chính là tình trạng phổ biến ở cộng đồng người Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ cũng rất thực dụng. Cái gì có lợi người Mỹ mới làm. Trong kinh doanh mua bán, họ sẽ chẳng bỏ đi một sản phẩm cũ đang dùng tốt để mang về một sản phẩm mới, đẹp về hình thức nhưng không có công dụng. Nhìn chung, tính cách của người Canada và người Mỹ có nhiều điểm khác biệt. Dường như người Mỹ có tính cách trội hơn, mạnh mẽ hơn, trong khi đó, người Canada thân thiện, nhẹ nhàng và bình lặng hơn. Những đặc trưng tính cách này rất có ảnh hưởng tới tâm lý, thị hiếu, tạo nên sự khác biệt trong việc tiêu dùng của người dân hai nước. Tuy nhiên, vẫn có những điểm tương đồng trong cách tiêu dùng của người Canada và người Mỹ. Điều này có lẽ là do những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cũng như sự gần gũi về địa lý của Canada và Mỹ. 2. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và người Mỹ Theo dữ liệu mới đây nhất của Ngân hàng Thế giới và nghiên cứu đồ sộ của Chương trình so sánh Quốc tế 10 đã chia chi tiêu cá nhân trên toàn cầu theo các nhu cầu chi tiêu loại sản phẩm từ quần áo cho tới chăm sóc y tế và giải trí, ta có thể 10 http://www.tin247.com/xem_cach_chi_tieu_cua_nguoi_dan_cac_nuoc_va_viet_nam-3-51301.html Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 10 [...]... trình “Người tiêu thụ thuộc các chủng tộc ở Canada (the Ethnic Consumer in Canada) , thì trong vòng 10 năm sắp đến, 70% số hàng hóa bán lẻ ở Canada được tiêu thụ bởi những người di cư này 19 Vì vậy, sự quan tâm tới giá cả sẽ tiếp tục là thường trực trong tâm lý tiêu dùng của người dân Bên cạnh đó, yếu tố cội nguồn, bản sắc văn hóa cũng làm nên tâm lý tiêu dùng mới của người dân Canada Với sự gia tăng... Châu Mỹ học 16 Trên đây là những đặc điểm khái quát chung nhất về tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ Ngoài ra, trong từng lĩnh vực như ăn uống, thời trang, nhà ở và các dịch vụ gia đình, y tế, giáo dục…tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada cũng có những đặc điểm nổi bật khác, đặc trưng và phù hợp với tính cách và tình hình kinh tế, xã hội của người Canada. .. thì người Mỹ lại chủ yếu mua xe hơi và phụ tùng hoặc các thiết bị tự động15 Riêng đối với Mỹ, chỉ trong hai tháng cuối năm 2010, người Mỹ đã tiêu khoảng 29,1 tỷ USD mua hàng online – một con số chi tiêu rất lớn trong điều kiện nền kinh tế Mỹ chỉ vừa mới có những khởi sắc sau cuộc suy thoái kinh tế vừa qua Một đặc điểm nữa trong tâm lý tiêu dùng của người Canada đó là ngày càng có nhiều người Canada chuộng... người Mỹ IV Dự báo xu hướng tiêu dùng của người Canada trong thời gian tới Với những sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội theo thời gian, tâm lý, thị hiếu, xu thế tiêu dùng của người Canada dần thay đổi Năm 2008, với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Canada cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, thâm hụt ngân sách lớn Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chi tiêu. .. nhiên, chắc chắn tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong các lĩnh vực trên ít nhiều có sự ảnh hưởng bởi trào lưu Mỹ hóa từ “ông hàng xóm khổng lồ” phía Nam của nước này khi mà vẫn nhiều sản phẩm của Mỹ tràn lan trong thị trường Canada, khi mà ti vi và các phương tiện thông tin đại chúng của Canada vẫn còn nhiều quảng bá về sản phẩm Mỹ, khi mà sản phẩm phong cách Mỹ thực sự chứng minh được tính... hiệu đó và tiếp tục nuôi dưỡng sở thích tiêu xài hoang phí của mình Như vậy, dựa trên tiêu chí về mẫu mã, chất lượng và giá cả khi mua hàng, ta đã thấy được sự khác biệt trong tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và người Mỹ Sự khác biệt còn tiếp tục được thể hiện trong tâm lý thích tìm hiểu xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm của người Canada, trong khi đó, người Mỹ thường chỉ quan tâm tới chất... vậy, về cơ bản sự chi tiêu cho các mặt hàng phục vụ đời sống người dân Canada và Mỹ là giống nhau Tuy nhiên, tiêu chí lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ giữa người Canada và người Mỹ có nhiều điểm khác biệt Điều này một phần dựa trên tính cách của cá nhân và đặc điểm của cộng đồng người Canada và người Mỹ Trước hết, tiêu chí lựa chọn sản phẩm hay tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada đó chính là chất... luôn được những đại gia Mỹ sẵn sàng bỏ tiền để có được 12 Chủ nghĩa tiêu dùng xa hoa, không thực tế như người Canada của Mỹ đã trở thành đề tài của rất nhiều bộ phim Mỹ, điển hình là “Confessions of a Shopaholic” Phim về một cô gái tên là Rebecca Bloomwood, cô thích hàng hiệu và có cả một bộ sưu tập quần áo, giày dép ở nhà nhưng vẫn không ngừng được khát khao mua sắm Tâm lý tiêu dùng của cô là thích thì... Á ở Canada như hiện nay, rất có thể trong tương lai người Canada sẽ chuộng hơn những sản phẩm Châu Á nhờ sự truyền bá, giao lưu và tiếp xúc văn hóa 19 http://www.thoibao.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1417:khuynh-hng-mua-smmi-ca-nhng-ngi-tieu-th -canada& catid=40:tin -canada& Itemid=57 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 18 KẾT LUẬN Mặc dù người Canada không có chủ nghĩa tiêu dùng. .. công mỹ nghệ gia tăng ở Canada có lẽ là cộng đồng người di dân sống ở nước này Theo những số liệu thống kê gần đây, Mỹ cũng ngày càng chuộng những hàng thủ công mỹ nghệ với nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm17, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự mới lạ và độc đáo của sản phẩm chứ không phải là sự hòa hợp, tương đồng về tính cách mà ưa chuộng như đối với người Canada Thường thì người Canada . tài: Chủ nghĩa tiêu dùng ở Canada trong so sánh với Mỹ Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Đất nước và con người Canada 3 1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội Canada. phần do tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ, hàng hóa Mỹ trên toàn thế giới. So sánh tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của Mỹ với Canada, ta sẽ rút ra được những nét tương đồng trong phong cách,. thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ Trước hết, để nắm bắt được tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và so sánh được với tâm lý, thị hiếu của người Mỹ ta phải

Ngày đăng: 01/08/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w