Nghiên cứu thực hành giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Trang 1TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
Bối cảnh
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau,
nhiều nhóm dân tộc có ngôn ngữ riêng và sống ở các vùng xa
xôi, kinh tế chậm phát triển Tổng số người dân tộc thiểu số
(DTTS) khoảng 11 triệu, chiếm 13% trong tổng số 85,8 triệu
dân số cả nước Ngôn ngữ giảng dạy chính trong nhà trường
là tiếng Việt và tất cả trẻ em DTTS đều được dạy bằng tiếng
Việt Điều này đã tạo nên một “rào cản về ngôn ngữ” đối với
nhiều học sinh DTTS, nhiều em có khả năng tiếng Việt hạn
chế hoặc một số em không biết một chút tiếng Việt nào
Vì rất ít giáo viên có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ DTTS, nên
học sinh gặp nhiều khó khăn để hiểu được bài giảng và hệ quả
là các em không tự tin tham gia học một cách tích cực Đây
cũng là một trong những lý do tại sao tỉ lệ hoàn thành tiểu học
của trẻ em DTTS 1 (61%) thấp hơn nhiều so với của các em
người Kinh (86%).2
Để giúp Việt Nam đạt được Mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ về Phổ cập giáo dục Tiểu học, cũng như các
mục tiêu đề ra trong Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học
năm 1991 và để duy trì Phổ cập Giáo dục Tiểu học
theo Luật Giáo dục năm 2005, Chính phủ đã phát
động một số sáng kiến nhằm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ
em bị thiệt thòi Một trong những sáng kiến đã tỏ ra rất hiệu quả sau chỉ một năm thực hiện chính là Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ
sở tiếng mẹ đẻ3 (GDSNTCSTMĐ) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện trên cơ sở hợp tác với UNICEF Việt Nam
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ
Cô Lý Mùi Xuân người dân tộc
H’mông ở Lào Cai nói “Nếu
học sinh chỉ học bằng tiếng Việt thì trường học sẽ trở nên
xa lạ đối với các em và các em
sẽ thường xuyên nghỉ học
Nhưng các em được học bằng tiếng mẹ đẻ ngay từ bậc mầm non, các em sẽ có một nền tảng tốt.” Cô Xuân, 24 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, rạng rỡ tự hào khi nói về Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ
đẻ, đó cũng chính là công việc đầu tiên của cô trong cuộc đời nhà giáo
1 Tỉ lệ hoàn thành tiểu học tính bằng (phần trăm) số học sinh (thuộc mọi lứa tuổi) đi học năm cuối cấp tiểu học (không kể các em lưu ban) chia cho tổng số học sinh tiểu học ở độ tuổi hoàn thành tiểu học (phù hợp với độ tuổi khi các em học năm cuối tiểu học) được điều tra x
100 (Nguồn: 2006 MICS)
2 Nguồn: Tổng cục Thống kê và UNICEF (2006) Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2006.
3 Nghiên cứu thực hành là một can thiệp quy mô nhỏ dựa trên động cơ “thế giới thực” và có sự giám sát chặt chẽ tác động của những can thiệp đó Mục tiêu cuối cùng của Nghiên cứu thực hành là cải thiện các thực tiễn.
100
80
60
40
20
0
Kinh Other (ethnic
minorities) Total
86.4
60.6
81.7
Hình 1 Tỉ lệ hoàn thành tiểu học tinh (%)
Nguồn: 2006 MICS
THÁNG SÁu 2010
Trang 2TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Phương pháp tiếp cận GDSNTCSTMĐ sử dụng tiếng
DTTS (tiếng mẹ đẻ của học sinh) là ngôn ngữ chính
trong giảng dạy và tiếng Việt sẽ được dạy như ngôn
ngữ thứ hai ở mầm non, lớp 1 và lớp 2 tiểu học Từ lớp
3, tiếng Việt sẽ được đưa vào cùng với tiếng mẹ đẻ làm
ngôn ngữ giảng dạy Ba năm từ lớp 3 đến lớp 5 sẽ là
giai đọan chuyển tiếp Cuối lớp 5, học sinh sẽ có khả
năng sử dụng hai thứ tiếng và đọc/viết được cả hai thứ
tiếng, đồng thời sẽ đạt chuẩn chương trình quốc gia
Phương pháp tiếp cận này nhằm giúp học sinh DTTS
vượt qua rào cản ngôn ngữ vì với phương pháp này học
sinh học đọc và viết bằng tiếng mẹ đẻ trước rồi chuyển
những kỹ năng này sang việc học tiếng Việt
Dựa trên những kinh nghiệm và nghiên cứu quốc tế, GDSNTCSTMĐ là một trong những mô hình học tập hiệu quả cho trẻ DTTS Smalley (1994)4 đã lập luận rằng khi trẻ học bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình, các em thường “…mất khoảng 2 năm mới có thể theo kịp những bài giảng trên lớp.”
Sau khi ký Biên bản ghi nhớ vào tháng 8 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo5, UNICEF đã triển khai việc thực hiện Nghiên cứu thực hành GDSNTCSTMĐ ở ba tỉnh: Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh với 3 ngôn ngữ thiểu số là H’Mông, Jrai và Khơ me Nghiên cứu thực hành được thiết kế để đến cuối năm
2015, kết quả của dự án sẽ là tiền đề xây dựng một chính sách về giáo dục song ngữ phù hợp và bền vững kèm theo những hướng dẫn thực tế để triển khai thành công
Nghiên cứu thực hành GDSNTCSTMĐ hướng tới đạt những kết quả sau:
▪ Xây dựng thiết kế nghiên cứu chi tiết bao gồm phương pháp và đánh giá kết quả học tập của học sinh DTTS;
▪ Các nhà hoạch định chính sách, quản lý giáo dục ở tất cả các cấp, hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và cộng đồng hiểu và hỗ trợ giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ;
▪ Xây dựng được tài liệu dạy và học, tài liệu tham khảo, tài liệu truyền thông bằng tiếng dân tộc; ▪ Thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua bồi dưỡng thường xuyên và định hướng đào tạo chính quy;
▪ Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, trợ giảng và thực tập sinh tại địa bàn Nghiên cứu sẽ hiểu và biết cách áp dụng phương pháp GDSNTCSTMĐ vào việc quản lý nhà trường và giảng dạy trên lớp;
4 Smalley, W.A (1994) Sự đa dạng ngôn ngữ và sự hòa hợp quốc gia: Linguistic Diversity and National Unity: Sinh thái học ngôn ngữ ở Thái Lan: Trường Đại học Chicago Press.
5 Trong nội bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Điều hành dự án quốc gia do Thứ trưởng làm Trưởng ban đã được thành lập với sự tham gia của các Vụ khác nhau bao gồm Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Dân tộc và Viện Khoa học Giáo dục, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát tổng thể Nghiên cứu này Ban
Trang 3TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
▪ Thực hiện thành công mô hình
GDSNTCSTMĐ tại các trường
mầm non và tiểu học đã được lựa
chọn và đánh giá được kết quả học
tập của học sinh; và
▪ Xây dựng một chính sách bền
vững và phù hợp về giáo dục song
ngữ và tiếng DTTS
Nghiên cứu thực hành về
GDSNTCSTMĐ bao gồm 3 giai đoạn từ
2006 6 -2015:
i Thiết kế và chuẩn bị (2006-2007);
ii Thực hiện (2008-2015); và
iii Kết quả và xây dựng chính sách (2015-)
Hiện nay, Nghiên cứu đang trong giai đoạn thực hiện
Kết quả bước đầu
Hai nhóm học sinh từ bậc mầm non tới lớp 5 tiểu học ở mỗi tỉnh sẽ hoàn thành Chương trình thực nghiệm về GDSNTCSTMĐ vào năm 2015 Nhóm thứ nhất, bắt đầu Chương trình từ năm học
2008-2009 sẽ hoàn thành lớp 5 vào năm 2014 Nhóm thứ hai, bắt đầu vào năm học 2008-2009-2010 sẽ hoàn thành lớp 5 vào năm 2015
Tháng 6 năm 2009 có 267 học sinh đã hoàn
thành năm đầu tiên của Chương trình mẫu
giáo 5 tuổi GDSNTCSTMĐ ở 7 trường mầm
non thuộc 3 tỉnh và những học sinh này hiện
đang tiếp tục Chương trình tiểu học Nhóm
thứ 2 cũng gồm khoảng chừng đó học sinh
và đã học mầm non từ tháng 9 năm 2009 để
bắt đầu Chương trình GDSNTCSTMĐ trong
năm học 2009-2010
Tiến độ
Trong năm đầu tiên thực hiện, Chương trình
đã đạt được những kết quả như sau:
6 Thiết kết bắt đầu được tiến hành từ năm 2006 trên cơ sở thống nhất giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNICEF, thậm chí cả trước khi ký Biên bản ghi nhớ năm 2007.
Trang 4TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
i Năm thứ nhất của Nghiên cứu thực hành đã được triển khai theo đúng kế hoạch và một đợt
đo khả năng ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi bằng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt đã được tiến hành;
ii Xây dựng bộ công cụ đo khả năng ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi dựa trên chương trình song ngữ mẫu giáo 5 tuổi thử nghiệm7;
iii Xây dựng chương trình và tài liệu mẫu giáo 5 tuổi và học kỳ 1, lớp một tiểu học, bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập cho học sinh và sách hướng dẫn giáo viên;
iv Xây dựng bộ sách hướng dẫn tập huấn gồm 6 module về thông tin và kiến thức liên quan đến GDSNTCSTMĐ và Nghiên cứu thực hành và sử dụng bộ tài liệu này để tập huấn cho giáo viên, các nhà quản lý giáo dục và tuyên truyền cho cộng đồng địa phương và cha mẹ học sinh về Chương trình;
v Xây dựng sổ tay tập huấn truyền thông, tài liệu giáo dục cha mẹ để hỗ trợ việc thực hiện tại các trường thí điểm; và
vi Tập huấn về nghiên cứu thực hành cho cán bộ các cấp (cả cấp quốc gia, cấp tỉnh và các trường được lựa chọn) bao gồm 26 giảng viên, 106 giáo viên và 40 cán bộ quản lý giáo dục
Kết quả và thái độ học tập của học sinh sau một năm triển khai Chương trình
Tháng 9 năm 2008, trước khi thực hiện Chương trình Giáo dục Song ngữ, Chương trình đã tiến hành đánh giá khả năng ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi bằng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt
Trong tiếng mẹ đẻ, năm lĩnh vực được đánh giá là:
a) Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nói;
b) Hiểu khái niệm đơn giản;
c) Hiểu từ trái nghĩa;
d) Sắp xếp tranh, kể truyện theo tranh; và
e) Nhận biết chữ cái tiếng mẹ đẻ
Trong tiếng Việt, năm lĩnh vực được đánh giá là:
a) Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nói;
b) Biết và hiểu rõ vai trò của từng bộ phận cơ thể, đồ vật, cây cối và động vật;
c) Thực hiện mệnh lệnh;
d) Kể tên người/động vật và hoạt động; và
e) Sắp xếp tranh theo trình tự
7 Việc thiết kế bộ công cụ đo được dựa trên Chương trình mẫu giáo 5 tuổi GDSN, với sự hỗ trợ và tham gia của các tác giả trực tiếp viết
Trang 5TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
Tháng 5 năm 2009, Chương trình cũng triển khai một đánh giá tương tự để tìm hiểu tiến bộ của học sinh
Kết quả đánh giá này cho thấy học sinh đạt được tiến bộ đáng kể trong cả năm lĩnh vực của tiếng
mẹ đẻ và tiếng Việt Kết quả Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh tự tin hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi; Học sinh thể hiện tốt hơn trong khả năng giao tiếp để diễn tả tình cảm của mình; Học sinh có khả năng trả lời câu hỏi bằng câu trả lời hoàn chỉnh một cách tự tin hơn Các quan sát cũng cho thấy học sinh hiểu và trả lời nhanh nhẹn các câu hỏi về gọi tên các đồ vật, có khả năng
mô tả các hoạt động trong tranh và biết sắp xếp tranh theo hướng dẫn
Tháng 5 năm 2009, chính bộ công
cụ đánh giá này đã được dùng để
đánh giá các kỹ năng tương tự của
học sinh thuộc nhóm so sánh (nhóm
học sinh không tham gia Chương
trình GDSNTCTMĐ) loại trừ lĩnh
vực đánh giá khả năng nhận biết
chữ cái tiếng mẹ đẻ Hình 2 là kết
quả đánh giá về khả năng tiếng mẹ
đẻ của hai nhóm trẻ
Phát hiện chính bao gồm:
▪ Học sinh tham gia
vào chương trình
GDSNTCSTMĐ có điểm
số cao hơn nhóm so sánh
trong 4 lĩnh vực; và
▪ Có sự khác biệt rõ rệt giữa
hai nhóm trong việc sắp xếp
tranh
Hình 3 là kết quả đánh giá của
trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia vào
Chương trình GDSNTCSTMĐ và
nhóm không tham gia với năm
nhóm bài tập bằng tiếng Việt Một
lần nữa, nhóm học sinh tham gia
Chương trình GDSNTCSTMĐ có
điểm số cao hơn nhóm so sánh ở
cả năm lĩnh vực Điều này cho thấy
ưu điểm vượt trội của phương pháp
tiếp cận GDSNTCSTMĐ
Việc so sánh trên đây khẳng định
rằng GDSNDTTMĐ đã có hiệu quả
Nhóm song ngữ Nhóm so sánh
20 15 10 5 0 Khả năng nghe hiểu Hiểu khái niệmđơn giản Hiểu từ tráinghĩa Sắp xếp tranh
Hình 2 Kết quả học tập của học sinh – so sánh giữa nhóm học sinh tham gia GDSNTCSTMĐ và nhóm không tham gia
(tính bằng điểm số, tổi đa là 20 điểm)
Nhóm song ngữ Nhóm so sánh
20
Khả năng nghe hiểu Biết tên vàvai trò mệnh lệnhThực hiện người/độngKể tên
vật
Sắp xếp tranh
15 10 5 0
Hình 3 Kết quả học tập của học sinh về khả năng tiếng Việt
- so sánh giữa nhóm tham gia vào GDSNTCSTMĐ và nhóm không tham gia (tính bằng điểm số, tổi đa là 20 điểm)
Trang 6TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
trong việc dạy học sinh dân tộc thiểu số giúp các em tăng cường kỹ năng nhận thức và giao tiếp cũng như khả năng tiếng Việt
Hội thảo tổng kết một năm thực hiện cũng cho thấy bản thân giáo viên cũng tự tin hơn trong việc
áp dụng GDSNTCSTMĐ sau những nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn mà dự án đã thực hiện Thêm vào đó, nhận thức cũng như cam kết của đối tác cấp trung ương và địa phương về nguyên tắc của GDSNTCSTMĐ cũng tăng lên Do có sự cam kết từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo nghiên cứu thực hành sẽ thành công nên sự tham gia của các Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như sự phối hợp giữa các Vụ trong Bộ cũng đã được tăng cường
Bài học kinh nghiệm
Hội nghị tổng kết một năm thực hiện đã xác định được những bài học kinh nghiệm sau đây:
▪ Cam kết và sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở giúp cho việc thực hiện thành công Nghiên cứu thực hành về GDSNTCSTMĐ
▪ Sự hỗ trợ và tham gia của các cơ quan địa phương đóng góp đáng kể vào việc triển khai và thực hiện dự án thành công ở các tỉnh Tương tự như vậy, sự tham gia tích cực của học sinh, giáo viên và lãnh đạo nhà trường ở các trường tham gia dự án cũng là điều rất quan trọng ▪ Hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả của các chuyên gia quốc tế giúp Chương trình vượt qua một số thách thức trong quá trình triển khai
▪ Chương trình đang được thực hiện ở 3 tỉnh thuộc 3 vùng cách xa nhau Phạm vi địa lý như vậy cũng là một thách thức đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động giám sát và kịp thời hỗ trợ về mặt kỹ thuật Với những sáng kiến mới như thế này, việc đánh giá năng lực tổ chức của đối tác thực hiện cũng như của tổ chức hỗ trợ nên được thực hiện trong quá trình thiết kế và việc xây dựng một kế hoạch nâng cao năng lực phải là một phần của Chương trình
▪ Biên soạn tài liệu dạy và học cũng là một thách thức quan trọng do thiếu nhân lực có thể xây dựng tài liệu GDSNTCSTMĐ Thêm vào đó, việc xây
dựng, in ấn tài liệu có chất lượng có thể minh họa
và phản ánh được đặc thù văn hóa của cả 3 dân tộc
mất rất nhiều thời gian Cần ưu tiên cho thời gian
cho biên soạn tài liệu, để đảm bảo chất lượng sản
phẩm
Những bước tiếp theo
Dựa trên những bài học kinh nghiệm đã xác định được
trong Hội nghị tổng kết một năm thực hiện, Chương trình
sẽ chú trọng tới những can thiệp chủ chốt sau trong giai
đoạn 2010-2011
Giáo viên ở một trường mầm non tham gia nghiên cứu thực hành ở huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai cho biết “Học sinh tham gia vào Nghiên cứu thực hành tự tin hơn so với các em ở nhóm so sánh Môi trường lớp học của Nghiên cứu thực hành cũng thân thiện hơn ở các lớp không tham gia nghiên cứu thực hành.”
Trang 7TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
a) Tiếp tục thực hiện Nghiên cứu với trọng tâm là:
▪ Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về GDSNTCSTMĐ;
▪ Biên soạn tài liệu dạy và học;
▪ Rà soát lại các tài liệu đã được biên soạn dựa trên kinh nghiệm đã triển khai và chỉnh sửa cho phù hợp;
▪ Tăng cường quản lý cấp Trung ương, tỉnh và trường; và
▪ Giám sát đánh giá một cách có hệ thống
b) Ghi chép lại những kinh nghiệm và bài học rút ra sau 2 năm thực hiện với nhóm thí điểm thứ nhất và 1 năm thực hiện với nhóm thứ 2;
c) Phối hợp với các tổ chức khác cùng hỗ trợ giáo dục song ngữ trong nước để chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực; và
d) Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban điều phối liên vụ trong nội bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện thành công Nghiên cứu thực hành
Thông tin và tư liệu được trích lược từ Báo cáo tổng kết một năm triển khai Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, được tổ
chức tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2009
Trang 8TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH
Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Tạo cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số
“Ở nhà và trong bản chúng tôi nói tiếng J’rai Vợ chồng tôi không biết đọc biết viết Chúng tôi rất mừng là bé H’Nga lại được học bằng tiếng dân tộc Nếu học bằng tiếng Việt, chắc là bé H’Nga
sẽ khó mà theo được”
Mẹ của bé H’Nga- 6 tuổi, học sinh gái, lớp 1 của Chương trình Nghiên cứu thực hành Giáo dục Song Ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại tỉnh Gia Lai Mặc dù, H’ Nga bị ốm nên phải nghỉ học một tháng, nhưng sau khi đi học lại em vẫn theo kịp các bạn
“Giáo viên có thể sử dụng nhiều phưong pháp dạy học hiệu quả và tích cực hơn khi học sinh được học bằng ngôn ngữ mà trẻ hiểu Hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ là tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ và điều đó cũng giúp trẻ học tốt hơn ngôn ngữ thứ hai.”
Ngân hàng Thế giới, (2005) Education Notes: Thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ
Giáo dục cho Mọi người