1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” pot

96 308 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

TÀI ĐỀ “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” Giáo viên th c hi nự ệ : Sinh viên th c hi nự ệ : Hoàng Tu n Khanhấ Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3 I- Đầu tư và đầu tư phát triển 3 II- Phân loại và tác động của các hoạt động đầu tư phát triển trong sản xuất kinh doanh 5 1. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt đầu tư thành các dạng sau 5 2. Theo thời hạn đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được phân thành các loại sau 6 III- Vai trò của hoạt động đầu tư 8 1. Tác động của đầu tư phát triển trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 8 2. Đầu tư tác động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh 12 3. Đối với các cơ sở vô vị lợi ( hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình) : 12 IV- Vốn đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư: 12 1. Vốn đầu tư: 12 2. Nguồn vốn đầu tư : 13 3. Các nguồn huy động vốn 13 4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư: 16 V- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: 20 1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 20 2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong: 22 Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 25 I- Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà: 25 1.Tên giao dịch trụ sở, nghành nghề kinh doanh chủ yếu: 25 2. Quá trình hình thành và phát triển: 26 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và cơ cấu tổ chức của công ty 27 II- Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh tư vấn ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà: 35 1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của công ty: 35 2. Tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc: 42 3. Đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên của công ty: 53 4. Đầu tư mở rộng thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh: 58 III- Đánh giá chung về tình hình đầu tư của công ty : 59 1. Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục: 59 2. Thuận lợi và khó khăn của công ty: 63 CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 68 I. Mục tiêu trong giai đoạn tới: 68 1. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005-2009: 68 2. Mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới:………………………………68 II. Các giải pháp: 75 Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A 1. Giải pháp về thị trường: 75 2. Giải pháp về quản lí kĩ thuật, kinh tế tài chính: 76 3. Giải pháp về lao động, tiền lương: 77 4. Giải pháp về đời sống, văn hoá xã hội : 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 79 I- Kết luận: 79 II- Kiến nghị: 80 1. Nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách: 80 2. Nhóm kiến nghị với công ty: 82 Tài liệu tham khảo 86 Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A LỜI MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quẩn lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều được tự do phát triển, tự mình tìm thị trường kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh, mở rộng thị trường của mình. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, có chỗ đứng trên thị trường thì sẽ tồn tại, nếu doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kĩ thuật thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự đổi mới, hoàn thiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hoá công nghệ. Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp đã trở thành mối ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám sát, khảo sát thiết kế xây dựng, phục vụ thi công những công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và các công trình xây dựng công cộng. Sản phẩm của công ty là các bản vẽ thiết kế kĩ thuật của các công trình, các hạng mục công trình và các con số khảo sát, đặc điểm về chất đất, các kết luận thí nghiệm…. Đây là những sản phẩm chứa hàm lượng chất xám lớn, sản phẩm có chính xác, có phù hợp với thiết kế kĩ thuật hiện đại hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên làm công tác khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, tư vấn của công ty cùng với độ chính xác , hiện đại của trang thiết bị máy móc thí nghiệm khảo sát. Do đó, đầu tư nâng cao Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ ở công ty có vai trò quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà, được sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thêu-GVC bộ môn Kinh tế đầu tư cùng sự giúp đỡ của các cô, các anh, chị trong phòng Dự án và tư vấn đấu thầu, đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và lựa chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” Trên cơ sở nghiên cứu của chuyên nghành Kinh tế đầu tư và các tài liệu tham khảo khác. Chuyên đề của em đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư của công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết câu chuyên đề gồm 3 chương: *ChươngI: Lí luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển và sự cần thiết phải đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. *ChươngII: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà. *ChươngIII: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà. Do trình độ nhận thức còn có hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong chuyên đề này là điều không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cùng các cô, chú và các anh, chị trong công ty để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2005. Sinh viên thực hiện Hoàng Tuấn Khanh Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH I- Đầu tư và đầu tư phát triển : 1. Đầu tư: Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Các nguồn lực phải hy sinh cho hoạt động đầu tư có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ của con người. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất( nhà xưởng, đường xá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ( trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lí, khoa học kĩ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm. Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho người đầu tư là lợi nhuận còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách , giải quyết việc làm cho lao động Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (trong việc có thu nhập cao và địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kĩ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ và kĩ thuật của nền sản xuất quốc gia. Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ cho người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được hưởng thụ trên đây, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế xã hội chính là đầu tư phát triển. Ngoài ra, còn có các loại hình đầu tư khác mà chỉ làm tăng tài sản, lợi ích của cá nhân người đầu tư và không làm tăng tài sản và lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, đó chính là đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Tuy nhiên, do đặc điểm của đầu tư phát triển nên đây cũng là loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 2. Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển chính là một phạm trù hẹp của đầu tư chỉ những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Nghĩa là, người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Xét trong phạm vi quốc gia thì đó là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có. Trên giác độ tài chính thì đầu tư phát triển chính là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển xã hội trong dài hạn. II- Phân loại và tác động của các hoạt động đầu tư phát triển trong sản xuất kinh doanh: Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư tuỳ theo bản chất , phạm vi lợi ích do hoạt động đầu tư đem lại, tuỳ theo thời hạn đầu tư, phương thức đầu tư. 1. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt đầu tư thành các dạng sau: 1.1. Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành( mua cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân( nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (đánh bạc, đánh đề cũng là một hình thức đầu tư tài chính nhưng không được pháp luật cho phép do gây nên các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, Chuyên đề thực tập Hoàng Tuấn Khanh- ĐT43A cổ phiếu cho người khác). Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. 1.2. Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại hình đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung( Chúng ta cần lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương mại xét về bản chất, nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo, gây khó khăn cho việc quản lí lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi phí của người tiêu dùng). 1.3. Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo ra việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó là việc bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển. [...]... kế xây dựng là những sản phẩm mang hàm lượng chất xám và độ chính xác cao Do vậy, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở các công ty tư vấn thiết kế xây dựng chủ yếu tập trung vào việc nâng cao trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tư vấn thiết kế, khảo sát thí nghiệm, cũng như độ chính xác và hiện đại của máy móc thiết bị phục vụ các công tác đó Ngoài ra, các công ty tư vấn. .. ra, các công ty tư vấn thiết kế xây dựng cũng là nhưng doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường vì vậy việc đầu tư nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bao gồm cả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực quản lí trong doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị trường, đầu tư nâng cao đời sống văn hoá, xã hội của cán bộ công nhân viên của công ty Sản phẩm khảo sát thiết kế có những... cho doanh nghiệp trong từng thời kì khác nhau, do vậy phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản trị doanh nghiệp của các nhà quản trị Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG... TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I- Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà: 1.Tên giao dịch trụ sở, nghành nghề kinh doanh chủ yếu: 1.1 Tên công ty cổ phần: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 1.2 Tên giao dịch quốc tế: SONG DA CONSTRUCTION CONSULTING JOINT STOCKS COMPANY Chuyên đề thực tập ĐT43A 1.3 Tên viết tắt: Hoàng Tuấn Khanh- SDCCC 1.4 Trụ sở chính: Nhà G9- Phường Thanh Xuân Nam- Quận... cố các công trình xây dựng, khoan phun và xử lý nền móng các công trình xây dựng - Kinh doanh bất động sản, kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp và các dịch vụ khác - Các nghành nghề kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật 2 Quá trình hình thành và phát triển: Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước-đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông. .. nghề kinh doanh chủ yếu: Công ty Tư vấn Xât dựng Sông Đà hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 111517 do Sở kế hoạch và đàu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 12 năm 1996 với những nghành nghề kinh doanh chính như sau: - Khảo sát thiết kế công trình công nghiệp công cộng - Tư vấn dịch vụ xây dựng, trang trí nội thất - Khảo sát địa hình địa chất công trình và địa chất thuỷ văn các công trình xây dựng. .. sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư xây dựng và các công ty xây dựng nói riêng 1.2 Môi trường kinh tế: Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanhvà ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng Môi trường kinh tế vừa... về chất đất làm nền tảng thiết kế ra những công trình có giá trị mang những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các nghành khác Vì vậy, mà hoạt động đầu tư nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh ở công ty tư vấn xây dựng Sông Đà có những nét đặc trưng cơ bản sau đây: - Sản phẩm Tư vấn thiết kế là những bản vẽ thiết kế kĩ thuật của các công trình, hạng mục công trình, kiến trúc có quy mô lớn, kết... của công ty gồm có năm phòng chức năng và 9 đơn vị trực thuộc 3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và cơ cấu tổ chức của công ty: 3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tư vấn xây dựng : Sau những năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế mới, cúng như tất cả các nghành khác trong cả nước, nghành tư vấn xây dựng ngày một thích nghi phát triển Với mục tiêu hiện đại hoá, cơ khí hoá, ngành tư vấn, ... chính của hoạt động đầu tư: Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kì khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư Etc= . của việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và lựa chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” Trên cơ sở nghiên. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 25 I- Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà: 25 1.Tên giao dịch trụ sở, nghành nghề kinh. doanh tư vấn ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà: 35 1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của công ty: 35 2. Tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc: 42 3. Đầu tư nâng cao năng lực

Ngày đăng: 01/08/2014, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM THIẾT BỊ VĂN PHềNG - Đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” pot
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM THIẾT BỊ VĂN PHềNG (Trang 52)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC PHẦN MỀM ĐƯỢC ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2004. - Đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” pot
2004. (Trang 53)
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM - Đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà” pot
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w